Theo đó, mục đích của chương trình nhằm giúp trẻ biết bảo vệ bản thân trước nguy cơ xâm hại, ngay cả khi không có cha mẹ và người chăm sóc trẻ bên cạnh; Giúp trẻ hiểu về cơ thể mình, qua đó biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác.
Đồng thời, qua chương trình giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng và phương pháp về GD giới tính cho trẻ một cách khoa học; Có kiến thức và kỹ năng để trao đổi với phụ huynh, người chăm sóc trẻ và tổ chức các hoạt động GD giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi;
Đối với cha mẹ và người chăm sóc trẻ sẽ có kiến thức và hiểu biết về GD giới tính cho trẻ; Quan tâm và thường xuyên trao đổi với trẻ về vấn đề sinh lý, giới tính; Thay đổi quan điểm, phối hợp tốt hơn với nhà trường trong việc GD giới tính cho trẻ.
Về nội dung chương trình gồm: Nhận biết giới tính bản thân, hiểu biết về các bộ phận trên cơ thể, cách thức bảo vệ, có kỹ năng xử lý tình huống và cách phòng tránh nguy hiểm;
Nhận biết giới tính cho trẻ, cách thức chăm sóc vệ sinh, bảo vệ cơ thể và xử lí tình huống; Kiến thức minh họa về vùng kín và phương thức bảo vệ;
Những nguyên tắc và giới hạn trong việc bảo vệ thân thể; Xử lý mối quan hệ chung trong khuôn khổ giới tính; Kỹ năng tự chăm sóc vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể và cách phòng tránh nguy hiểm;
Hướng dẫn trẻ thực hiện “5 không”, “4 xin phép”; quy tắc 5 ngón tay; cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể, cách bảo vệ chăm sóc và vệ sinh.
Văn bản cũng nhấn mạnh, đề nghị thủ trưởng các đơn vị quan tâm và triển khai thực hiện chương trình theo nhu cầu của cha mẹ trẻ và điều kiện thực tế.