TPHCM: Khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên

GD&TĐ - Ngày 28/8, tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, TPHCM), Công ty cổ phần Vietstar đã chính thức khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên theo công nghệ châu Âu.

Sơ đồ công nghệ nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ Phần Lan
Sơ đồ công nghệ nhà máy đốt rác phát điện theo công nghệ Phần Lan

Đốt rác sẽ không còn mùi hôi

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết: Trải qua 15 năm, các nhà máy xử lý rác tại TPHCM đã giúp TP xử lý hơn 20 triệu tấn rác bằng phương pháp chôn lấp, tái chế làm phân… Tuy nhiên với mức độ đô thị hóa nhanh, hiện nay mỗi ngày đêm thành phố thải ra 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.

Phương pháp chôn lấp tồn tại các khuyết điểm như gây mùi hôi, ô nhiễm, do đó TP đã chấp thuận chủ trương cho các đơn vị chuyển đổi công nghệ qua đốt rác phát điện. TP đặt chỉ tiêu đến năm 2020, tỉ lệ chôn lấp giảm còn 50%.Đến năm 2025 tỉ lệ này giảm còn 20%.

Giám đốc Công ty Vietstar Ngô Như Hùng Việt cho biết, nhà máy xử lý rác tại Củ Chi với diện tích 30ha, được khởi công xây dựng theo công nghệ tiên tiến của Đức với chi phí đầu tư khoảng 400 triệuUSD.

Ông Việt cho biết, công nghệ này đã được sử dụng ở hàng trăm nhà máy trên thế giới và đã được kiểm chứng về tính hiệu quả. Dự kiến, công nghệ mới này sẽ xử lý khoảng 2.000 tấn rác/ngày (có thể tăng công suất lên 4.000 tấn) và nhà máy sẽ được khởi công ngay trong tháng 8 này. Dự kiến, đến năm 2020, nhà máy sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.

“Đặc điểm của rác tại TPHCM là rác ướt, ẩm cao, nhiệt lượng thấp, nhiều tạp chất nên cần phân loại, tái chế sau đó mới đốt. Công nghệ này sẽ không phát tán mùi hôi, không tạo khói. Các chất thải sau quá trình đốt đều được xử lý. Chúng tôi đầu tư công nghệ từ nguồn vốn của công ty và hoàn toàn làm chủ công nghệ” - ông Việt nói.

Quá trình đốt sẽ tạo nhiệt làm tua bin phát điện và đấu nối vào hệ thống điện Nhà nước. Vị đại diện Công ty Vietstar bày tỏ quyết tâm là sẽ sớm đưa nhà máy hoạt động trong thời gian sớm nhất.

Không cần phân loại rác

Ông Ngô Xuân Tiệc, Giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa chia sẻ, đơn vị cũng sử dụng công nghệ Martin của Đức trong việc xử lý rác để tạo ra điện. Trong quý 4 năm 2019, công ty sẽ khởi công xây dựng nhà máy ứng dụng công nghệ mới trong khuôn viên nhà máy hiện hữu với thời gian xây dựng là 18 tháng.

Công nghệ đốt rác phát điện mới của Đức có thể đạt công suất xử lý 2.000 tấn/ngày. Công nghệ đốt rác này sẽ cháy rất triệt để, giảm phát thải khí CO và NO lên tới 35%, không tạo mùi. Điểm ưu việt của công nghệ này là rác đầu vào không cần phân loại. Với 2.000 tấn rác có thể đốt để tạo ra khoảng 400MW điện. Tro xỉ từ quá trình xử lý rác có thể được làm gạch không nung.

Còn ông Châu Phước Minh, Giám đốc Công ty Tasco cho biết, đơn vị sử dụng công nghệ của Phần Lan trong việc đốt rác phát điện và sẽ xây dựng nhà máy trong năm 2019, đi vào hoạt động trong quý 4 năm 2020. Theo ông Minh, công nghệ này chia thành 2 giai đoạn là phân loại rác và đốt rác. Hầu hết tất cả công đoạn đều thực hiện tự động hóa bằng máy móc, ít có sự tham gia của người lao động. Công đoạn đầu, các thiết bị sẽ phân loại và xử lý rác thành các sợi RDF và sau đó đưa sợi này đốt tại lò đốt tầng sôi tuần hoàn. Sợi RDF được cho là có có thể cháy triệt để hơn, tăng hiệu năng phát điện, ít khí thải, tro bay hơn.

Ông Phạm Anh Cường, đại diện Công ty Valmet, Phần Lan cho biết, lò đốt có thể tạo nhiệt, phục vụ cho chạy tua bin hơi và chạy máy phát điện với công suất nhà máy dự tính là 8MWcho 500 tấn rác sinh hoạt đầu vào.

“Khói thải xử lý bằng than hoạt tính và chất hấp thu. Tro xỉ được thu hồi làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng. Tro bay xử lý tại chỗ. Gần như toàn bộ quy trình xử lý rác không phát thải thêm một chất thải nguy hại nào” - ông Cường chia sẻ.

Trong quý IV năm nay, TP sẽ khởi công thêm 2 nhà máy đốt rác phát điện nữa tại Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa và Tasco (Nhà máy xử lý tái chế chất thải rắn Củ Chi).

Theo Sở TN&MT TPHCM, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã thu gom, vận chuyển năm 2018 là hơn 3 triệu tấn, trung bình hơn 9.213 tấn/ngày (tăng 4,19% so với năm 2017). Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý dưới dạng chôn lấp là: Hơn 2 triệu tấn chiếm 72,52% trên tổng khối lượng chất thải năm 2018. Trong đó, chôn lấp khu Đa Phước hơn 2 triệu tấn, trung bình hơn 6.060 tấn/ngày, tăng 6,25% so với năm 2017. Chôn lấp tại Khu Tây Bắc là hơn 207 nghìn tấn, trung bình hơn 621 tấn/ngày, tăng 49,9% so với năm 2017. Tái chế tại Công ty CP Vietstar là hơn 444 nghìn tấn, trung bình hơn 1.330 tấn/ngày, giảm 1,44% so với năm 2017. Tái chế tại Công ty ĐTPT Tâm Sinh Nghĩa là hơn 401 nghìn tấn, trung bình hơn 1.203 tấn/ngày, giảm 6,01% so với năm 2017.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.