Thời sinh viên của Steve Jobs: Bỏ trường Stanford, chọn sống như dân hippie

Chống đối cha mẹ và nhà trường, sau đó trải nghiệm cuộc sống hippie bằng cách sử dụng thuốc gây ảo giác loại nhẹ, nhờ vậy có thể bóp méo sự thật để trở thành kỹ sư điện tử mặc dù không có bằng cấp...là chuyến phiêu lưu của cha đẻ Apple, Steve Jobs thời trẻ.

Thời sinh viên của Steve Jobs: Bỏ trường Stanford, chọn sống như dân hippie

Thời sinh viên

Mười bảy năm trước, khi nhận con nuôi, cha mẹ nuôi của Jobs đã cam kết sẽ cho ông học đại học. Vì vậy, họ đã làm việc thật chăm chỉ và có trách nhiệm để tiết kiệm số tiền không nhiều nhưng đủ để Jobs có thể theo học đại học sau khi tốt nghiệp.

Nhưng Jobs, với sự ngang ngạnh ngày càng tăng đã khiến mọi việc không hề suôn sẽ đến vậy. Đầu tiên, ông giỡn rằng mình sẽ không học đại học. “Lúc đó, tôi nghĩ nếu không học đại học, tôi sẽ đi New York”, trích trong cuốn tiểu sử của Jobs.

Khi cha mẹ Jobs ép phải đi học, ban đầu ông phản ứng lại một cách khá gay gắt nhưng rốt cục cũng chiều ý họ. Gần nhà ông là trường đại học Stanford và nơi đây sẵn sàng cho ông một suất học bổng nhưng ông không hề đếm xỉa. Jobs nói rằng, “những đứa chọn Stanford để theo học thì chúng đã biết được chúng muốn gì rồi. Chúng thật sự chẳng có tí máu nghệ sĩ nào cả. Tôi thì muốn cái gì đó vừa nghệ sĩ lại vừa thú vị”.

Do đó, Jobs đã chọn đại học Reed, một nơi được biết đến qua phong cách sống hippie theo xu hướng tự do của sinh viên. Đây là một trường tư thục thuộc nhóm các trường khoa học xã hội ở Portland, Oregon với mức học phí gần như đắt nhất nước Mỹ, vì thế ba mẹ không muốn Jobs học ở đây.

Nhưng mặc cho phụ huynh cố gắng thuyết phục ông chọn trường khác vì chi phí ở đây vượt quá khả năng tài chính của họ, nhưng Jobs đã đáp lại bằng một tối hậu thư, “nếu không học ở Reed thì sẽ chẳng học ở đâu nữa” và cha mẹ ông đành nhượng bộ.

Đòi cho bằng được nhưng Jobs nhanh chóng cảm thấy buồn chán với việc học đại học. Ông muốn học ở Reed nhưng không muốn phải theo học những môn bắt buộc. Khi Wozniak (đồng sáng lập Apple) đến thăm ông từ Berkeley, Jobs đã chỉ vào lịch học của mình và than phiền, “họ bắt tôi tham gia tất cả những môn học này”.

Như bản chất phóng khoáng và tự do (hippie) vốn có, Jobs từ chối tham gia các lớp học được nhà trường chỉ định mà ông không hề cảm thấy có hứng thú. Đáng chú ý là Reed lại đồng thuận về việc đó.

Người phụ trách quản lý sinh viên, Jack Dudman còn nói, “Jobs là một người rất ham học hỏi. Đây là điều lôi cuốn nhất ở cậu ấy. Cậu ấy từ chối việc thụ động chấp nhận những gì được dạy và muốn chính mình là người kiểm tra tính chính xác của chúng”.

Với quyền hành của mình, Dudman cho phép Jobs tham gia dự thính ở các lớp học và ở cùng với những người bạn trong ký túc xá ngay cả khi ông đã ngừng đóng học phí, điều này đồng nghĩa với việc ông bỏ học.

“Kể từ giây phút quyết định bỏ học, tôi không còn tham dự những môn học bắt buộc chẳng có hấp dẫn kia nữa mà chỉ học những môn mà tôi thích”, Jobs kể lại trong cuốn tiểu sử của mình. Trong số các môn học đó, ông thích nhất là lớp học nhảy, nơi ông có thể đắm chìm vào khoảng khắc nghệ sĩ lẫn việc có cơ hội gặp gỡ các cô gái.

Ngoài ra, cuộc sống tự do không ràng buộc tại đây thúc đẩy ông sử dụng chất gây nghiện loại nhẹ (LSD). “Tôi trưởng thành tại một thời điểm huyền diệu. Nhận thức của tôi được nuôi dưỡng bởi Thiền và cả trải nghiệm sử dụng LSD”.

Thậm chí mãi sau này, Jobs vẫn phụ thuộc vào những viên thuốc gây ảo giác này để có cảm giác sảng khoái và cho rằng sử dụng LSD là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mình.

“LSD sẽ cho bạn thấy mặt khuất của một đồng xu…Chính điều này đã củng cố niềm tin cho tôi, giúp tôi nhận thức được cái gì là quan trọng, đó là việc tạo ra những sản phẩm tuyệt hảo đến tay người dùng, thứ sản phẩm khiến mọi người nhớ mãi, chứ không phải làm để kiếm tiền”, Jobs chia sẽ trong cuốn tiểu sử.

Atari

Tháng hai năm 1974, sau 18 tháng rong ruổi ở Reed, Jobs quyết định quay trở về nhà cha mẹ ở Los Altos và kiếm việc làm. Trong số công ty mà ông tìm kiếm, Jobs ấn tượng bởi khẩu hiệu mời gọi “Vừa vui, vừa kiếm được tiền” của Atari, một nhà sản xuất các trò chơi điện tử.

Ngay sau đó, Jobs bước vào sảnh đón tiếp của Atari và nói với nhân viên – người vừa bị ông làm giật mình bởi mái tóc rậm rạp và quần áo lôi thôi bốc mùi – rằng ông sẽ không rời khỏi đây cho đến khi họ bố trí cho ông một công việc. Đây không phải chuyện khó bắt gặp cho phong cách đặc trưng của dân hippie đi dép lê mà Jobs là một hình mẫu trong những năm 1950.

Khi đến Atari lần đầu, Jobs đi sandal thay vì giầy và thể hiện mong muốn được làm việc. Alcorn (kỹ sư trưởng của Atari) là người đầu tiên được thông báo khẩn cấp bởi lời “đe dọa” từ Jobs. “Tôi được thông báo rằng có một anh chàng lập dị đang chờ ở sảnh. Anh ta nói sẽ không rời đi cho đến khi được tuyển dụng. Chúng tôi nên gọi cảnh sát hay cho anh ta vào? Tôi nói cử để cho cậu ta vào”.

Jobs sau đó trở thành một trong số năm mươi nhân viên đầu tiên tại Atari làm việc ở vị trí nhân viên kỹ thuật với mức lương 5 đô la một giờ. Việc thuê một sinh viên bỏ học từ Reed là một điều trái với tiêu chí tuyển dụng và gần như chưa có trong tiền lệ công ty, nhưng Alcorn thấy điều gì đó khác biệt trong người thanh niên trẻ tuổi lúc ấy. “Anh ta thông minh, nhiệt huyết và đam mê công nghệ”, Alcorn nhận xét.

Đáng nói đây là lần thứ hai thành công của Jobs khi ông áp dụng “tài ăn nói” và một chút liều lĩnh để thuyết phục người khác cho ông một cơ hội làm việc. Trước đó, Jobs đã có quãng thời gian làm việc tại HP nhờ gọi điện trực tiếp đến vị CEO bấy giờ là Bill Hewlett thông qua quyển danh bạ người nổi tiếng mà ông tra cứu được.

Lý do khiến Jobs háo hức kiếm tiền là muốn tìm kiếm đấng tối cao, người có thể truyền lại cho ông sự khôn ngoan, tại Ấn Độ (theo lời khuyên từ người bạn Friedland - người đã thực hiện một chuyến hành hương đến đây).

Bỏ việc sau khi làm được vài tháng ở Atari, Jobs đã đến Ấn Độ và du ngoạn 7 tháng tại đây. Mặc dù chuyến đi không như kỳ vọng ban đầu nhưng Jobs đã khám phá và học được sức mạnh của trực giác. Sau này, khi nhìn lại, Jobs cho rằng đây thật sự là bài học sâu sắc đã ảnh hưởng đến cuộc sống và sự nghiệp của ông.

Trở về sau hành trình tìm kiếm, Jobs về nhà và tiếp tục cố gắng tìm kiếm bản ngã của mình. Đó là cuộc hành trình với rất nhiều ngã đường tìm đến sự giác ngộ. Các buổi sáng và buổi tối, Jobs ngồi thiền và nghiên cứu về thế giới thiền định. Thời gian còn lại trong ngày, ông dự thính “trộm” những lớp học về vật lý và kỹ thuật tại ngồi trường gần nhà, đại học Stanford.

Jobs quay trở lại Atari làm việc vào đầu năm 1975. Nhưng cũng chỉ được vài tháng, Jobs thôi việc và bắt đầu theo đuổi hoài bão “thành lập một công ty trong đời” - Apple - cùng với người bạn thân Wozniak.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.