Thế hệ Z-cơ hội để trở thành công dân toàn cầu

Thế hệ Z-cơ hội để trở thành công dân toàn cầu
  • Theo ông, “công dân toàn cầu” là gì? Ông có thể chia sẻ những xu hướng nổi bật hiện nay về vấn đề này?
  • -“Công dân toàn cầu” hiểu đơn giản là những người có thể học tập tại bất cứ đâu, sống ở bất cứ đâu và làm việc tại bất kỳ quốc gia nào. Có thể mô tả bằng cụm từ tiếng Anh: “Study anywhere-Live anywhere-Work anywhere”. Những người có các tố chất của “công dân toàn cầu” thường có việc làm tốt, thu nhập cao và có một đời sống phong phú, do được trải nghiệm các giá trị văn hoá, xã hội toàn cầu.
  • Thế thệ Z là thế hệ ngay từ nhỏ đã tiếp xúc Internet và có tiếng Anh tốt, bởi vậy thế giới trong góc nhìn họ thực sự “phẳng” hơn. Với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thế hệ Z theo tôi thực sự có cơ hội để trở thành “công dân toàn cầu” nếu được khai sáng bởi một chất lượng đào tạo tốt.
  • TS Hoàng Việt Hà trao đổi với sinh viên quốc tế.
    TS Hoàng Việt Hà trao đổi với sinh viên quốc tế.
    Vậy thực tế “Cung”- “Cầu” trong đào tạo “công dân toàn cầu” có thể nhìn nhận như thế nào, thưa ông?
  • -Nhu cầu về “công dân toàn cầu” hiện rất lớn. Tôi cũng từng là Giám đốc điều hành của Tập đoàn FPT, tôi thấy vấn đề thách thức lớn nhất để FPT tăng trưởng và đạt vị thế quốc tế cao chính là đội ngũ nhân lực có khả năng làm việc toàn cầu. Ví dụ, FPT software phải lập ra Fresher Academy để đào tại lại từ 3 tháng tới 1 năm để  nhân lực được tuyển dụng có thể làm việc theo các tiêu chuẩn quốc tế ở mức độ tối thiểu. Tôi nghĩ nhiều doanh nghiệp khác cũng có khó khăn như vậy. Tiền lương cho các “công dân toàn cầu” cũng tăng nhanh do thiếu nguồn cung.
  • Theo khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum-2019), xếp hạng về các kỹ năng của sinh viên đại học và người đi làm đáp ứng yêu cầu công việc tại Việt Nam đang thuộc TOP thấp nhất thế giới. Xếp hạng của Việt Nam ở mức trên 110 và còn thấp hơn chỉ số này của cả Lào và Campuchia. Điều này cho thấy kỹ năng cần thiết để làm việc hiện nay có một khoảng cách xa như thế nào. 
  • Về đào tạo, hiện nay rất ít trường đại học ở Việt Nam định vị đào tạo “công dân toàn cầu”. Ví dụ, đào tạo đại học chủ yếu bằng tiếng Việt, như vậy cản trở tiếp cận kiến thức toàn cầu. Để đào tạo “công dân toàn cầu”, Trường ĐH Swinburne (Úc) định vị 3G cho công dân toàn cầu gồm: Global Knowledge-học kiến thức cập nhật nhất trên thế giới; Global Skills- học các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để học và làm theo các tiêu chuẩn quốc tế; Global Employment-Làm việc liên quan tới quốc tế. Hiện nay, khó có thể nói một công việc gì có thu nhập cao mà không liên quan tới “Global employment”.
  • Sinh viên thuyết trình thể hiện năng lực trở thành “công dân toàn cầu”.
     Sinh viên thuyết trình thể hiện năng lực trở thành “công dân toàn cầu”.
    Cơ hội sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ĐH có thể làm việc đa quốc gia như thế nào?
  • -Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sinh viên Việt Nam có cơ hội làm việc đa quốc gia, đây là cơ hội tạo ra cho Việt Nam trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Lý do tại sao?
  • Thứ nhất, về năng lực, khả năng nắm bắt về khoa học của sinh viên Việt Nam hiện thuộc TOP thế giới. Kết quả khảo sát PISA do OECD thực hiện trong nhiều năm đều công bố năng lực về khoa học, toán học của học sinh phổ thông ở Việt Nam ở mức TOP 10 tới 20 trên thế giới, cao hơn của Anh, Mỹ, Úc. Con em chúng ta đang được học quá nhiều, điều đó cũng có mặt tốt là để rèn luyện tư duy. Tuy nhiên, đây là nền tảng rất tốt để tiếp cận tri thức và kỹ năng liên quan tới cuộc Cách mạnh công nghiệp 4.0.
    • Một kỹ năng nữa chính là “chìa khóa” tiếng Anh. Mặc dù khoảng 20% học sinh có tiếng Anh đã tốt hơn nhưng còn tới 80% học sinh ra trường không sự dụng được tiếng Anh. Ngoài ra,học sinh, sinh viên đạt một điểm số IELTS, B2, PTE…rất cao không có nghĩa sử dụng được tiếng Anh. Vì tiếng Anh còn cần môi trường và nội dung thể hiện từ kiến thức và kỹ năng toàn cầu có được.
     
  • Thứ hai, về tiếng Anh, việc đào tạo tiếng Anh tại các trường phổ thông nhiều năm qua, cộng với điều kiện tiếp cận phim ảnh, các kênh truyền hình, báo chí quốc tế nhiều như Việt Nam đã giúp trình độ tiếng Anh hoàn toàn thay đổi. Khoảng 20%-30% số học sinh có tiếng Anh rất tốt có thể tiếp cận kiến thức toàn cầu.
  • Thứ ba, thế giới ngày càng “phẳng” nên học sinh có thể học các chương trình tiêu chuẩn quốc tế ngay từ Việt Nam và cập nhật kiến thức mới trên toàn cầu với chi phí hợp lý. Việc đi học ĐH không phải còn là cách duy nhất để có kiến thức ĐH. Rất nhiều các trang như Coursera, Udemy…cung cấp kiến thức cập nhật nhất trên thế giới một cách dễ dàng và thuận tiện cho người học
  • Còn về việc làm, có những công ty ngay trong nước như FPT chẳng hạn cũng đangcần tuyển 18.000 việc làm toàn cầu và con số này đang tăng ở mức 30% năm. Tôi tin rằng ở nhiều ngành nghề khác cũng có nhu cầu tương tự.
  • Theo ông, đâu là khó khăn và thuận lợi trong đào tạo theo hướng “công dân toàn cầu”?
  • -Thế hệ Z có quyền đòi hỏi được học tập các kiến thức cập nhật nhất trên thế giới. Tuy nhiên, một thiệt thòi cho sinh viên và học sinh của Việt Nam là những kiến thức đang được truyền tải tại các trường đại học chưa có tính toàn cầu, chưa được cập nhật.
  • Điều này thể hiện ở xếp hạng quốc tế về chương trình học ở các trường đại học Việt Nam còn chưa cao và nhiều trường rất thấp. Thuận lợi là hiện đã có thêm sự tham gia của các chương trình đào tạo quốc tế, nhằm đem lại các kiến thức quốc tế cho người học với chi phí hợp lý hơn so với đi du học.
  • Một vấn đề nữa đáng lo ngại trong thực tế hiện nay là sự “biết” về khoa học của học sinh phổ thông được đánh giá cao bao nhiêu trên thế giới thì các kỹ năng về cách thức sống, làm việc và học tập trong môi trường toàn cầu của sinh viên mình lại bị đánh giá kém bấy nhiêu.
  • Theo đánh giá The Economist, các kỹ năng mềm liên quan tới cách thức học tập và làm việc được đánh giá là ngày càng quan trọng đặc biệt trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Các kỹ năng học tập và làm việc mà các nhà tuyển dụng cần sẽ liên quan tới thái độ tích tực, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo, phát triển trí tuệ cảm xúc là các kỹ năng chưa được chú ý đào tạo.
  • Xin cảm ơn trao đổi của ông!

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ