Thay đổi phương thức GD thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0

GD&TĐ - Cách mạng 4.0 sẽ tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, sự liên kết của các lĩnh vực nói chung, giữa người dạy và người học, hay giữa các môn học nói riêng không chỉ là sự tương tác giữa người với người mà còn là giữa người với robot.

Cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo cần thay đổi để thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh minh họa/internet
Cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo cần thay đổi để thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh minh họa/internet

Phân công đúng người, đúng việc

Thực tiễn đang đòi hỏi giáo dục chúng ta phải xây dựng và phát triển đáp ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế chung của nhân loại, chúng ta không thể đứng ngoài, cũng không thể cưỡng lại.

Đó là chia sẻ của 2 giảng viên Lê Thị Mai Phương và Lê Vũ Hà - Khoa Quản lý (Học viện Quản lý Giáo dục). Theo 2 giảng viên, để học sinh đạt được điều đó thì đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) và nhà giáo càng cần phải cố gắng gấp bội lần. Muốn đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo trong thế giới thay đổi từng giây về công nghệ, đội ngũ CBQLGD và nhà giáo cần phải bổ sung thêm những phẩm chất mới, những năng lực mới.

Cụ thể, trên cơ sở pháp lý về mặt tiêu chuẩn (chuẩn hoá), nhà quản lý cần trau dồi đạo đức, tư tưởng, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, chịu được áp lực công việc, tư duy sáng tạo, học hỏi cầu thị thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo.

Ngoài ra, cần giỏi kiến thức, giỏi kỹ năng tương tác, kỹ năng sư phạm, giỏi về khoa học công nghệ, có khả năng sử dụng thiết bị khoa học hiện đại... Có tầm nhìn, định hướng đúng, liên kết mọi người cùng đồng thuận, đoàn kết nhất trí thực hiện nhiệm vụ. Có khả năng truyền cảm hứng cho người khác và có khả năng tự chủ trong công việc và tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục nói chung, nhiệm vụ cụ thể nói riêng,...

Cùng với đó cần biết phân công công việc đúng người, người đúng việc nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân. Vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng quản lý vào quá trình quản lý nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất, tránh làm theo kinh nghiệm, duy ý chí...

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế chung của nhân loại, chúng ta không thể đứng ngoài, cũng không thể cưỡng lại. Ảnh minh họa/internet
 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế chung của nhân loại, chúng ta không thể đứng ngoài, cũng không thể cưỡng lại. Ảnh minh họa/internet

Thay đổi về phương thức đào tạo, bồi dưỡng

 Chúng ta phải thay đổi để phát triển, nhưng sự thay đổi ấy then chốt vẫn phải là đội ngũ CBQLGD và các nhà giáo. Sự thay đổi ấy phải thực chất nhằm thích ứng tốt nhất khi CN 4.0 đang hiện hữu.

Bên cạnh đó là sự thay đổi về phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và nhà giáo. Theo đó, cần chú trọng tuyên truyền sâu rộng dưới mọi hình thức để đội ngũ CBQL và nhà giáo từ cấp trung ương tới cấp cơ sở, ở mọi cơ sở giáo dục, người học đều có hiểu biết đúng đắn sâu sắc về cuộc CMCN 4.0. Từ đó, xác định: mình biết phải học gì? phải làm gì? phải tư duy thế nào, phải quản lý ra sao,... để có khả năng thích ứng với thời đại CN 4.0.

Mặt khác, cần đổi mới tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo về nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề trên cơ sở chuẩn hoá nhưng lại phải cập nhật phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật công nghệ.

Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ sư phạm, chuẩn hoá, trên cơ sở chức danh nghề nghiệp, gắn với vị trí việc làm cho đội ngũ CBQL và nhà giáo.

Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến; xây dựng phòng học bộ môn, phòng học đa phương tiện, đặc biệt là tăng cường trang bị hệ thống thiết bị ảo mô phỏng. Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhưng phải có sự liên thông hệ thông từ trung ương tới địa phương, từ cấp Bộ tới cấp trường.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và chuẩn bị cho cuộc cách mạng CN 4.0, các trường sư phạm cần đổi mới mục tiêu, nội dung, hình thức dạy-học, chuẩn đầu ra cho sinh viên, bồi dưỡng giáo viên theo hướng: học kết hợp hành, thành thạo nghiệp vụ sư phạm, có khả năng dạy tích hợp và phải hiểu rõ và vận dụng thành thạo các phương pháp dạy học để dạy học tiếp cận năng lực và định hướng vào ứng dụng công nghệ.

Bài viết được lược ghi, biên tập từ tham luận của giảng viên Lê Thị Mai Phương và Lê Vũ Hà - Khoa Quản lý (Học viện Quản lý Giáo dục) - tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.