Cách mạng 4.0... thay đổi quá trình giáo dục

GD&TĐ - Cuộc cách mạng 4.0 đã làm nâng cao vai trò của đội ngũ CBQL bộ môn, đồng thời cũng đặt họ truớc nhiều khó khăn và thách thức. Hai trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt lên vai họ là công tác phát triển chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cạnh tranh với trường học ảo, lớp học ảo

Theo giảng viên Trương Thị Thu Hương – Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi rất lớn các lĩnh vực, đặc biệt là quá trình giáo dục trong tương lai.

Nhờ công nghệ thực tế ảo, kiểu dạy học đang tồn tại chủ yếu trong các nhà trường hiện nay là thầy truyền thụ, trò lĩnh hội trực tiếp trên lớp học sẽ phải cạnh tranh với kiểu trường học ảo, lớp học ảo,...

Cùng với đó, những yếu tố hiện vẫn đang được coi là thế mạnh thu hút và cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam gồm lực lượng lao động thủ công trẻ tuổi, sức khỏe tốt, số lượng dồi dào, chí phí tiền lương và phúc lợi thấp... có thể lại trở thành một thế yếu. Lực lượng lao động trình độ thấp này sẽ được thay thế dần bởi máy móc, do đó họ phải đối mặt với nguy cơ bị đào thải, bị thất nghiệp cao.

Thực tế trên cô Trương Thị Thu Hương cho rằng, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện. Cùng với đó, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý (CBQL) bộ môn được quy định trong điều lệ trường đại học cũng cần có nhìn sự nhận một cách cụ thể hơn trong bối cảnh mới.

Hai trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt lên vai họ là công tác phát triển chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Ảnh minh họa/internet
Hai trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt lên vai họ là công tác phát triển chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Ảnh minh họa/internet

Nhiệm vụ trọng tâm của CBQL

Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của người CBQL bộ môn trong bối cảnh mới đó là phát triển chương trình đào tạo.

Cô Trương Thị Thu Hương phân tích, CBQL bộ môn phải tổ chức, điều hành và quản lý việc phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) cấp độ ngành đào tạo, cấp độ môn học và cấp độ bài giảng.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học cần dịch chuyển từ việc đào tạo những “cái mình có” sang đào tạo những “cái thị trường cần và sẽ cần”, trong đó đặc biệt chú trọng tới năng lực làm việc độc lập, năng lực hợp tác và năng lực sáng tạo của người học.

CTĐT phải hiện đại, tiếp cận thực tiễn, được bổ sung các kiến thức và kỹ năng mới xất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và từ các yêu cầu nhân lực có trình độ cao, có khả năng chuyển đổi và liên thông dọc, liên thông ngang linh hoạt, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

“Do đó, việc xây dựng CTĐT cần có sự tham gia của các thành phần xã hội (các chuyên gia, các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động,... trong và ngoài nước), được xem xét trên quan điểm hệ thống và có tầm chiến lược cao” – cô Trương Thị Thu Hương trao đổi.

Cũng theo cô Trương Thị Thu Hương, cán bộ quản lý cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Cụ thể phải tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động NCKH và phát triển công nghệ theo hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu trong nước gắn với khu vực và thế giới.

Chính vì vậy để thực hiện được hai nhiệm vụ trọng tâm trên, ngoài những kiến thức và kỹ năng vê chuyên môn chung thì cán bộ quan lý bộ môn còn cần phải trang tị ho mình kỹ năng phát triển chương trình kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng sử dụng công nhgeje thông tin và ngoại ngữ trogn học thuật và trong quản lý.

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, vai trò và yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý bộ môn càng được nâng cao. Họ cần được xác định đúng vai trò, nhiệm vụ và được đào tạo, bồi dưỡng năng lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục, đào tạo của trường đại học trong bối cảnh mới này.

Trên cơ sở đó, cô Trương Thị Thu Hương đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trong trường đại học. Cụ thể:

Các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý cần được tổ chức phù hợp hơn về số lượng học viên, cơ cấu lớp, thời gian học, phương pháp và hình thức học tập; số lượng học viên không nên quá đông, ngoài nhưng giờ học tậ trung thì cá học viên có thẻ được chia theo một số nhóm ngành, chuyên ngành; tăng cường các phương pháp dạy học tích cực như: Thảo luận, đàm thoại, nghiên cứu tình huống hoặc dạy học theo dự án... để tăng sự tương tác, trao đổi kinh nghiệm giữa chuyên gia quản lý với học viên, giữa học viên với học viên về kinh nghiêm quản lý trong công tác đào tạo, NCKH và phát triển CTĐT;

Cùng với đó cần, tăng cường tổ chức các chuyên đề về phát triển CTĐT để các CBQL bộ môn có đủ kiến thức và được rèn luyện các kỹ năng cơ bản như: tìm hiểu nhu cầu người học yêu cầu của thị trường lao động, cơ quan tuyển dụng về phẩm chất, năng lực của người tuyển dụng; xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, chuẩn đầu ra của CTĐT;

Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của CTĐT, xây dựng CTĐT đảm bảo mục tiêu đào và chuẩn đầu ra; đối chiếu, so sánh với CTĐT cùng trình độ, cùng ngành của các CTĐT khác ở trong và ngoài nước để điều chỉnh và hoàn thiện chương trình; thiết kế đề cương chi tiết môn học;

Lấy ý kiến chuyên gia, cán bộ quản lý, cơ sở đào tạo khác, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên về CTĐT; hoàn thiện CTĐT; và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình môn học, PPDH dựa trên sự tiến bộ mới của các chuyên ngành đào tạo và yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động;

Ngoài ra, nhà trường, khoa và CBQL bộ môn cần chủ động đào tạo, bồi dưỡng kỳ năng nghiên cứu khoa học: phát hiện vấn đề nghiên cứu từ thực tiễn, thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng, phát triển công nghệ; viết báo xuất bản trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với các truờng đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cùng với đó tiếp tục ổi mới nội dung và phương pháp đánh giá, phân loại cán bộ quản lý bộ môn theo hướng định lượng cụ thể. Trong đó, không chỉ khối lượng công việc, phẩm chất đạo đức mà hiệu quả công tác, năng lực tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng của CBQL bộ môn... đều được đưa vào tiêu chí đánh giá.

Công tác dự báo, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý cấp bộ môn cần được xây dựng một cách nghiêm túc, thường xuyên, liên tục để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thực tiễn quản lý.

Mỗi cán bộ quản lý bộ môn phải là một cầu nối quan trọng giữa chiến lược đào tạo chung của nhà trường với chiến lược phát triển đặc trưng riêng của từng ngành, chuyên ngành, là cầu nối để tăng cường sự hợp tác, gắn kết với các chuyên gai, các cơ sở giáo dục và các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài nước để chia sẻ các nguồn lực chung, để đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ và tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ