EU tiếp tục đổ tiền vào năng lượng Nga: Kịch bản 2027 đổ vỡ?

GD&TĐ - Bất chấp các mục tiêu cắt giảm phụ thuộc, Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục nhập khẩu đáng kể năng lượng từ Nga.

EU tiếp tục đổ tiền vào năng lượng Nga: Kịch bản 2027 đổ vỡ?

Nga vẫn là nhà cung cấp lớn, EU khó đạt mục tiêu năm 2027

EU đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc loại bỏ hoàn toàn nguồn năng lượng từ Nga trước năm 2027, theo trang tin Euractiv, và lưu ý rằng nguồn cung năng lượng Nga vẫn tiếp tục chảy vào thị trường châu Âu.

Theo dữ liệu của Euractiv, một số quốc gia thành viên EU, gồm Phần Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Bulgaria, vẫn đang nhập khẩu uranium từ Nga cho các nhà máy điện hạt nhân của họ.

Sự phụ thuộc này không chỉ bắt nguồn từ cơ sở hạ tầng hiện có mà còn từ các yếu tố chính trị, khi Slovakia và Hungary đang chặn việc thông qua gói trừng phạt mới, Euractiv cho biết.

Cũng theo Euractiv, trong năm 2024, EU đã chi gần 22 tỷ euro để nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga, chỉ giảm 1% so với năm trước đó. Con số này cao hơn khoản viện trợ tài chính 18,7 tỷ euro mà EU dành cho Ukraine trong cùng kỳ.

Chi tiêu cho LNG tăng mạnh, thị phần khí Nga hồi phục

Tháng 5/2022, EU đã khởi động chương trình REPowerEU nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào khí đốt Nga trước năm 2027. Tuy nhiên, chi phí mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của EU từ Nga đã tăng gần 4,6 lần trong ba năm qua do giá tăng.

Trước năm 2022, khí đốt Nga chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của EU. Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 15% vào năm 2023, nhưng lại tăng lên gần 19% năm 2024, gây lo ngại tại Brussels.

Trong 4 tháng đầu năm 2025, EU đã chi khoảng 5,4 tỷ euro để mua khí đốt từ Nga, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị LNG nhập khẩu từ Nga là 3,3 tỷ euro, so với 2,5 tỷ euro một năm trước.

Lượng khí đốt đường ống từ Nga đạt 2,1 tỷ euro, giảm nhẹ so với 2,2 tỷ euro cùng kỳ năm 2024.

Tính tổng thể trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4/2025, Nga chiếm 16,5% tổng lượng khí đốt nhập khẩu vào EU, trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai của khối sau Hoa Kỳ.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Khu hội trường B.

Cơ sở vật chất khang trang của trường đại học Luật Huế

GD&TĐ -  Là cơ sở đào tạo pháp luật hàng đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bên cạnh tiên phong phát triển chương trình đào tạo, Trường ĐH Luật, ĐH Huế cũng trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.