Tháo gỡ vướng mắc nhà ở xã hội từ địa phương

GD&TĐ -Nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung kế hoạch triển khai nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thu nhập thấp. Tuy nhiên, còn nhiều vướng mắc khi thực hiện.

Khu nhà ở xã hội ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội).
Khu nhà ở xã hội ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Việc vay vốn mua nhà gặp nhiều khó khăn về thủ tục

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đã chọn công nghiệp là khâu đột phá, thực hiện thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, các cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị. Việc thành lập các khu, cụm công nghiệp đã góp phần phát triển nhanh kinh tế - xã hội tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Bình Dương trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao so với cả nước. Quy hoạch được Thủ tướng chấp thuận tổng cộng 34 khu công nghiệp với tổng diện tích đất là 14.790 ha.

Đến nay đã thành lập 29 khu công nghiệp với diện tích đất 12.662,81 ha. Trong đó, đã có 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích đất là 10.900 ha. Các khu nghiệp công đã cho thuê tổng diện tích đất là 6.700 ha, tỉ lệ lấp đầy đạt 89%. Tổng số lao động tại các khu công nghiệp này là 480.000 người trên tổng số lao động toàn tỉnh là 1.700.000 người.

Sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp kéo theo sự tập trung cư dân từ khắp mọi miền đất nước chuyển về sinh sống và làm việc tại Bình Dương ngày càng tăng (tính đến thời điểm này khoảng 53%).

Chính vì vậy, nhu cầu về nhà ở tại Bình Dương rất lớn. Tuy nhiên, thực tế khả năng mua được căn nhà đối với nhiều người lao động còn khó khăn do nguồn thu nhập còn hạn chế.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 600.000 phòng trọ cho thuê, đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho 1.500.000 người. Tuy nhiên, các khu nhà ở cho thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư từ những năm 2000 không bảo đảm vệ sinh, môi trường, rất chật hẹp. Cùng với đó là chất lượng chưa cao, không hỗ trợ công tác phòng chống cháy, nổ khi có sự cố xảy ra...

UBND tỉnh đã ban hành chỉ thị nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia phát triển phân khúc nhà ở cho thuê theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội, nhằm từng bước nâng cao chất lượng nhà ở cho người lao động.

Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2021, ước tính khoảng 2,7 triệu người. Trong đó, tổng số người đang trong độ tuổi lao động là khoảng 1,7 triệu với khoảng 1,5 triệu người đang ở thuê do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng.

Việc bố trí được quỹ đất nhà ở xã hội là một trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu theo hướng công nghiệp - dịch vụ đô thị từ khi tái lập tỉnh đến nay. Đây là một trong những nội dung mà tỉnh quan tâm.

Tuy nhiên, việc đáp ứng xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân chưa đáp ứng được. Đây là áp lực rất lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Ngoài ra, tỉnh cũng khuyến khích các nhà đầu tư, trong đó có gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kinh doanh bất động sản… phát triển loại hình nhà ở xã hội cho thuê thông qua các chính sách hỗ trợ theo quy định.

Trong quá trình triển khai, bên cạnh những kết quả đạt được cũng có một số tồn tại, hạn chế.

Một số chủ đầu tư khi thực hiện dự án nhà ở thương mại, khu công nghiệp mới có dành quỹ đất đã được đầu tư hạ tầng để xây dựng nhà ở xã hội nhưng chậm triển khai thực hiện. Một số vị trí bố trí xa với điều kiện sinh sống của công nhân lao động, thiếu cơ sở hạ tầng.

Có rất nhiều người lao động, công nhân các khu công nghiệp, người có thu nhập thấp chưa có khả năng mua nhà. Việc vay vốn mua nhà gặp nhiều khó khăn về thủ tục cũng như nguồn vốn ngân sách bố trí ngân sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh.

Nhu cầu chỗ ở của công nhân rất lớn nhưng các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến việc phát triển loại hình nhà ở này. Hoặc nếu có thì những khu nhà đã xây xong vẫn không thu hút được công nhân trong khu công nghiệp đến thuê ở.

Lưu ý đến đối tượng là sinh viên

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Văn Tuấn thông tin, thành phố Hà Nội đã hoàn thành 25 dự án với khoảng 1,25 triệu m2 sàn và 52 dự án đang triển khai với khoảng 4,14 triệu m2 sàn.

Nhà ở xã hội của thành phố được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch, gắn với phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị. Ngoài ra, thành phố Hà Nội đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội độc lập hiện đại với quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ.

Về định hướng phát triển nhà ở giai đoạn 2021 - 2030, theo quy định của Luật Nhà ở, TP Hà Nội đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch Phát triển nhà ở 5 năm 2021 - 2025 đã được được HĐND thành phố Hà Nội thông qua.

Trên cơ sở đó xác định nhu cầu và tổng nhu cầu sàn nhà ở xã hội đến 2030 trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội là khoảng 6,8 triệu m2 sàn nhà ở. Tương đương 113.000 căn hộ và vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng.

Để đáp ứng nhu cầu rất lớn về nhà ở xã hội, UBND thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo hoàn thành 19 dự án với khoảng 1,2 triệu m2 sàn giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục triển khai 38 dự án còn lại dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025. Tổng thể, thành phố đã triển khai 52 dự án, cộng 5 khu nhà ở xã hội tập trung là 57 dự án trên toàn địa bàn.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM đã tập trung triển khai chương trình nhà ở xã hội, để làm sao có điều chỉnh phù hợp với quy hoạch và thủ tục. TPHCM đã chủ động rút ngắn thủ tục ngắn nhất, trong đó ngắn nhất 137 ngày, dài nhất 217 ngày.

Thành phố tập trung triển khai các chương trình nhà ở xã hội, nhà cho thuê, đặc biệt là nhà cho công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp chưa đủ điều kiện để mua. Bên cạnh đó còn tập trung xây dựng nhà ở xã hội và có kế hoạch xây dựng 70.000 căn trong thời gian tới.

“Thành phố mong muốn phấn đấu đến năm 2025, đúng dịp kỷ niệm 55 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ thực hiện được các dự án này”, ông Phan Văn Mãi thông tin.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.