Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục năm 2024:

Thắm tình hữu nghị Việt Nam – Lào qua ngòi bút của báo chí

GD&TĐ - Loạt bài 5 kỳ của Báo Nghệ An phác thảo rõ nét quá trình đào tạo nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào.

Lưu học sinh Lào đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Lưu học sinh Lào đón Tết Nguyên đán tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Giáo dục gắn kết tình hữu nghị Việt – Lào

Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam lần thứ VII năm 2024 tôn vinh nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, trong đó có loạt bài 5 kỳ “Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tạo cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào” của nhóm tác giả Báo Nghệ An.

Nhóm tác giả gồm 3 nữ phóng viên Chu Thị Khánh Ly, Nguyễn Thanh Nga và Hoàng Mỹ Hà công tác tại Phòng Pháp luật – Bạn đọc và Phòng Văn hoá xã hội; phụ trách các mảng liên quan đến đối ngoại, biên giới và lĩnh vực giáo dục. Loạt bài 5 kỳ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với bạn đọc, trở thành một trong những tác phẩm đoạt giải năm nay.

Là thành viên của nhóm tác giả, chị Chu Thị Khánh Ly (SN 1981, Phó trưởng Phòng Pháp luật – Bạn đọc) cho biết, Nghệ An là tỉnh có đường biên giới dài với hơn 468km, tiếp giáp với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay (nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào).

07f729876393d8cd8182.jpg
Phóng viên Thanh Nga và Khánh Ly trong một chuyến tác nghiệp. (Ảnh: NVCC)

Những năm qua, giữa Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, đóng góp vào mối quan hệ quốc tế thủy chung, trong sáng, mẫu mực, hiếm có giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Trong đó, đào tạo nguồn nhân lực luôn là nội dung được ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh của nước bạn Lào.

Minh chứng là tỉnh Nghệ An ban hành nhiều chính sách và chỉ đạo triển khai nhiều chương trình, hoạt động giúp các tỉnh của nước bạn Lào xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tình hình mới.

“Các trường đại học, cao đẳng trên ở Nghệ An tiếp nhận, đào tạo hàng nghìn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các tỉnh của Lào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nước bạn. Số học sinh, sinh viên này trở thành cầu nối gắn kết, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Nghệ An và các tỉnh của Lào nói riêng, hai nước Việt - Lào nói chung”, chị Ly chia sẻ.

Đặc biệt, từ năm học 2023-2024, thực hiện các chủ trương triển khai mở rộng đào tạo đối với học sinh phổ thông, Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước tổ chức tiếp nhận 31 lưu học sinh Lào sang học dự bị Tiếng Việt và bổ trợ kiến thức THCS trước khi học Chương trình phổ thông 2018 cấp THPT.

bna-hoi-huu-nghi-viet-lao-tinh-nghe-an-phoi-hop-voi-truong-dai-hoc-kinh-te-nghe-an-to-chuc-hoat-dong-trai-nghiem-goi-banh-chung-cho-luu-hoc-sinh-lao-nhan-dip-tet-co-truyen-cua-viet-nam-5d289d5030dba74d22977c4c0b8cb.jpg
Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Nghệ An phối hợp với Trường Đại học kinh tế Nghệ An tổ chức hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng cho lưu học sinh Lào nhân dịp Tết cổ truyền của Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Nhận thấy, chương trình hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Lào là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, đặc biệt việc mở rộng cấp học đào tạo là một “điểm sáng” trong mối quan hệ hợp tác trên lĩnh vực giáo dục giữa hai bên. Bởi vậy, nhóm phóng viên Báo Nghệ An quyết định thực hiện chuyên đề sâu, dài kỳ “Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tạo cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt – Lào” gồm 5 bài, thể hiện theo hình thức emagazine.

Giải báo chí uy tín, chất lượng về ngành Giáo dục.

Nữ nhà báo cho biết, quá trình thực hiện loạt bài, nhóm tác giả phải đi đến nhiều cơ sở giáo dục, phỏng vấn nhiều người, nhiều thành phần nên phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức.

“Vất vả nhất là việc tìm hiểu, kết nối, liên hệ phỏng vấn các cựu lưu học sinh Lào từng du học ở Nghệ An. Có những người hiện đang làm ở các cơ quan bộ, ngành, văn phòng quốc hội hay các doanh nghiệp lớn của Lào”, chị Ly tâm sự.

4eae6ea32cb797e9cea6.jpg
Phóng viên Khánh Ly cùng các em học sinh miền Tây xứ Nghệ. (Ảnh: NVCC)

Ngoài ra, trong tác phẩm có đề cập chương trình nhận con nuôi là các lưu học sinh Lào học tập tại Việt Nam được Hội Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Nghệ An, Hội Hữu nghị Việt - Lào và Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ An thực hiện từ hơn 10 năm nay.

Đây là một trong những hoạt động đối ngoại nhân dân mang ý nghĩa nhân văn, tạo cơ hội để lưu học sinh Lào rèn luyện tiếng Việt, góp phần nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt.

Để tìm hiểu thông tin, nhóm tác giả phải tìm kiếm, liên hệ với các cựu lãnh đạo các hội và Ban Liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ An qua nhiều thời kỳ; các khối phố… để lựa chọn những nhân vật tiêu biểu, gia đình tiêu biểu.

Đồng thời, tìm cách kết nối với các lưu học sinh đang được nhận con nuôi và cựu lưu học sinh từng được các gia đình người Nghệ An nhận làm con nuôi để tìm hiểu thông tin, nhằm xây dựng nội dung một cách khách quan, toàn diện.

bb8b501b560fed51b41e.jpg
Phóng viên Mỹ Hà chụp ảnh với các em học sinh ở vùng cao Nghệ An. (Ảnh: NVCC)

Chị Khánh Ly nhận xét, Giải báo chí "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, trong đó, Báo GD&TĐ là đơn vị thường trực tổ chức, là một giải báo chí có bề dày, uy tín và chất lượng.

Bởi vậy, hàng năm giải đều thu hút đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí trong cả nước tham gia; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Đối với Báo Nghệ An, giáo dục là một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong công tác tuyên truyền. Trên nhật báo hàng tháng đều có chuyên trang giáo dục và có hẳn một chuyên mục giáo dục đứng độc lập trên Báo Nghệ An điện tử.

Chính bởi vậy, việc tham gia hưởng ứng Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam hàng năm luôn được Ban biên tập Báo Nghệ An quan tâm và chỉ đạo các phòng chuyên môn, nhất là đội ngũ phóng viên phụ trách mảng giáo dục đầu tư tác phẩm có chất lượng. Trong đó, chú trọng cả nội dung hình thức thể hiện, ứng dụng công nghệ số để tham dự giải.

bna-em-soukthida-sn-2008-o-tinh-sa-van-na-khet-1-trong-31-hoc-sinhlao-duoc-chon-sang-hoc-chuong-trinh-thpt-tai-nghe-an-tra-loi-phong-van-bao-nghe-an1.jpg
Phóng viên Thanh Nga phỏng vấn lưu học sinh Lào. (Ảnh: NVCC)

“Việc tổ chức trao giải trong tháng 11 cũng mang ý nghĩa như một thông điệp để tôn vinh ngành giáo dục, tôn vinh các thế hệ thầy cô giáo, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Và thông qua việc tham dự giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam chúng tôi cũng muốn được bày tỏ sự tri ân đó”, nữ nhà báo Khánh Ly bày tỏ.

Chị Ly cho biết, trong những năm tới, chị và đồng nghiệp tại Báo Nghệ An sẽ tiếp tục tìm tòi, thực hiện các đề tài hay, ý nghĩa để gửi bài dự thi Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.