Tên lửa tiền thân BrahMos xuyên thủng phòng không Ukraine tốt hơn nhiều vũ khí khác

GD&TĐ - Một số tờ báo lớn của Ấn Độ nhận xét "tổ tiên" tên lửa BrahMos đã được công nhận về đặc tính ấn tượng của nó trong cuộc chiến Ukraine.

Tên lửa tiền thân BrahMos xuyên thủng phòng không Ukraine tốt hơn nhiều vũ khí khác

Chúng ta đang nói về tên lửa chống hạm siêu âm có độ chính xác cao P-800 Onyx, vũ khí trên đã được Nga sử dụng để tấn công nhiều mục tiêu trên đất Ukraine trong thời gian gần đây.

"Hiệu quả của phòng không Ukraine trước Onyx chỉ là 5,7%. Hiện tại chỉ có 2 loại tên lửa ít bị bắn hạ hơn Onyx đó là Kh-22 (0,55%) và Iskander-M (4,31%)", tờ Navbharat Times dẫn lời ông Vijaynder K. Thakur - cựu phi công tiêm kích và hiện là nhà phân tích quân sự rất được kính trọng ở Ấn Độ.

Cần lưu ý rằng ông Thakur đã trích dẫn số liệu thống kê do Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine công bố gần đây. Tức là nguồn này khá đáng ngờ về mặt “độ tin cậy”.

Ví dụ, báo cáo từ Ukraine liệt kê các tên lửa khác của Nga đã bị hệ thống phòng không nước này “bắn hạ thành công”, chẳng hạn như tên lửa hành trình Iskander-K (hơn 1/3, hay 37,62%) và tên lửa hành trình Kalibr (khoảng 1/2, hoặc 49,55 %), thậm chí cả tên lửa đạn đạo siêu thanh Kinzhal (gần 1/4, hay 25,23%).

Tuy nhiên ngay cả thống kê từ Ukraine cũng không dám bác bỏ một điều hiển nhiên: Không còn nghi ngờ gì nữa về hiệu quả cao của tên lửa P-800 Onyx.

Hơn nữa trên thực tế, đây là một sự phát triển có từ thời Liên Xô, mặc dù nó đã chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2002. Tên lửa Onyx ban đầu được phát triển như một loại vũ khí chống hạm, nhưng gần đây đã được sử dụng rộng rãi để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất.

Đơn vị tạo ra và sản xuất - NPO Mashinostroeniya (một phần của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật), đã bắt đầu cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Nga phiên bản sửa đổi Oniks-M từ hơn một năm trước, nâng cao khả năng bắn trúng mục tiêu trong điều kiện hỏa lực mạnh và biện pháp đối phó điện tử dày đặc.

cafeca65654708f390c0c65d3cb953a6.jpg
Tên lửa Onyx chính là nguyên mẫu để Ấn Độ tạo ra phiên bản BrahMos.

"Hai năm trước, vào ngày 23 tháng 3, một tháng sau khi bắt đầu chiến tranh, Nga đã phóng P-800 Onyx từ hệ thống tên lửa ven biển Bastion vào một nhà kho của Ukraine, gần cảng Odessa ở Biển Đen. Theo Bộ Quốc phòng Nga, vũ khí và đạn dược được cất giữ trong tòa nhà đã bị phá hủy".

"Tuy nhiên không giống như các tên lửa khác mà Nga sử dụng để tấn công Ukraine, Onyx được phóng không thường xuyên", tờ báo khác của Ấn Độ là EurAsian Times cho biết.

Ấn phẩm này cũng nhắc lại rằng một năm trước, người phát ngôn Không quân Ukraine - Đại tá Yury Ignat nói rằng chính tên lửa Onyx đã “gây ra một số vấn đề về công nghệ” cho phòng không Ukraine.

Ông Ignat giải thích sự thất bại đối với các nỗ lực đánh chặn là do “tên lửa bay với tốc độ 3.000 km/giờ, tức là rất nhanh”, và thực tế là nó có khả năng “bay ở độ cao chỉ 10 - 15 mét khi tiếp cận mục tiêu”.

Tên lửa BrahMos của Ấn Độ (trên thực tế là sản phẩm do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển) là một sản phẩm phái sinh từ Onyx, phiên bản mới nhất với tầm bắn mở rộng (LACM) có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách lên tới 450 km (so với phạm vi cơ bản trước đó là 290 km).

BrahMos đang được trang bị cho cả ba nhánh của Lực lượng Vũ trang Ấn Độ. Năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ký một hợp đồng bổ sung với BrahMos Aerospace để cung cấp những tên lửa siêu thanh này cho Hải quân với số tiền đáng kể là 2,5 tỷ USD.

Ngoài ra Ấn Độ đang tích cực thúc đẩy xuất khẩu tên lửa BrahMos. Mặc dù thỏa thuận đầu tiên (với Philippines) chỉ được ký kết gần đây, nhưng khả năng cao vũ khí trên sẽ có Brazil là khách hàng thứ hai. Bên cạnh đó, Malaysia, Indonesia, Cuba và Việt Nam cũng đang cân nhắc mua loại tên lửa này.

Philippines nhận tổ hợp tên lửa BrahMos đầu tiên từ Ấn Độ.
Theo Navbharat Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.