Tạo cơ hội nghề nghiệp, việc làm cho lao động nông thôn

GD&TĐ - Đào tạo thường xuyên là hình thức vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với chương trình đào tạo nghề nghiệp ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và CĐ.

Phụ nữ đồng bào dân tộc học sử dụng máy may công nghiệp
Phụ nữ đồng bào dân tộc học sử dụng máy may công nghiệp

Phát triển đào tạo thường xuyên linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm phù hợp với yêu cầu người học được coi là một giải pháp hiệu quả trong việc tạo cơ hội học nghề, việc làm đối với lao động nông thôn.

Doanh nghiệp đào tạo 1 triệu lao động mỗi năm

Theo Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH), hầu hết các trường, trung tâm trong số gần 2.000 cơ sở GDNN tổ chức các chương trình đào tạo thường xuyên theo Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH cho khoảng 500.000 người mỗi năm. Trong đó, chủ yếu là chương trình đào tạo dưới 3 tháng, chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kỹ năng nghề.

Hằng năm, gần 200.000 doanh nghiệp (DN), tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu người. Các lao động được đào tạo chủ yếu là do DN tuyển dụng và học nghề, tập nghề để làm việc cho DN và bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng. Lĩnh vực có nhiều DN thực hiện đào tạo hiện nay là: Dệt may, giày da, chế biến thủy sản, ngành cơ khí chế tạo, luyện kim, khai khoáng…

Tại gần 4.000 làng nghề, trong đó có khoảng 1.500 làng nghề truyền thống với gần 1,4 triệu hộ, thu hút khoảng 13 - 14 triệu lao động; việc đào tạo nghề chủ yếu là truyền nghề, kèm cặp và mới phát triển việc triển khai các chương trình chuyển giao công nghệ, sử dụng thiết bị, máy CNC, xử lý nguyên liệu, bảo quản sản phẩm và phát triển làng nghề.

Khuyến nghị

Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo thường xuyên, qua đó tạo cơ hội việc làm cho người lao động, ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên (Tổng cục GDNN) - khuyến nghị: Rà roát, sửa đổi các quy định để phát triển hệ thống GDNN mở, đa dạng và linh hoạt theo nhu cầu của người học và doanh nghiệp. Quy định rõ điều kiện thủ tục để cơ sở đào tạo thực hiện; bỏ cơ chế cấp phép xin - cho, đẩy mạnh thực hiện công tác hậu kiểm.

Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về GDNN các cấp và cán bộ tại cơ sở GDNN để nâng cao năng lực quản lý, tổ chức triển khai đào tạo thường xuyên trong hệ thống GDNN. Làm tốt công tác truyền thông về đào tạo thường xuyên, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin vào đào tạo và quản lý, thống kê, thực hiện chế độ báo cáo về đào tạo thường xuyên.

Ông Đào Văn Tiến cho biết: Bên cạnh những kết quả tích cực, tồn tại, hạn chế lớn hiện nay là nhiều cơ sở GDNN chưa triển khai các chương trình đào tạo thường xuyên. Tỷ lệ DN có đào tạo nghề cho lao động còn thấp, trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động chưa được nghiêm túc thực hiện. Trách nhiệm báo cáo kết quả đào tạo nghề hàng năm cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cũng không được thực hiện đầy đủ…

Về chính sách hỗ trợ đào tạo thường xuyên, ông Đào Văn Tiến cho biết: Người lao động, nhất là lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác khi tham gia học nghề theo hình thức đào tạo thường xuyên trình độ CĐ, trung cấp được miễn, giảm học phí như hình thức đào tạo chính quy theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Người học chương trình đào tạo sơ cấp theo hình thức đào tạo chính quy và hình thức đào tạo thường xuyên được hỗ trợ đào tạo theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

“Thực tế là nhiều lao động đã được đào tạo tại DN nhưng không được cấp chứng chỉ đào tạo, nên vẫn bị xếp vào nhóm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và không được hưởng mức tiền lương 7% cao hơn người chưa qua đào tạo” - ông Đào Văn Tiến cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.