Sẽ có quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

Sẽ có quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

GD&TĐ)-Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, quy định nội dung, hình thức tổ chức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

Sẽ có quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên ảnh 1

Chương trình bồi dưỡng gồm bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh giảng viên và bồi dưỡng thường xuyên. Hàng năm, cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng có thể tổ chức nhiều khóa bồi dưỡng đối với một chương trình bồi dưỡng để thuận lợi cho học viên đăng kí.

Căn cứ điều kiện, yêu cầu của nội dung bồi dưỡng có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung (dài hạn, ngắn hạn) tại cơ sở được giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng. Với một số nội dung, có thể hướng dẫn để học viên tự nghiên cứu, bồi dưỡng tại cơ sở.

Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng phải là đơn vị có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo từ trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực được giao tổ chức bồi dưỡng và phải được Bộ GD&ĐT ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng.

Chứng chỉ công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng do cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ bồi dưỡng cấp. 

Chứng chỉ bồi dưỡng được sử dụng để đánh giá viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng năm hoặc được sử dụng làm điều kiện xét nâng hạng hoặc thi nâng hạng viên chức và các chế độ, chính sách khác có liên quan.

Các đối tượng thuộc cơ sở giáo dục đại học công lập được cử đi bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc thay đổi công tác được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Các đối tượng học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn hạng viên chức và giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải đóng học phí theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.

Việc tổ chức ban hành nội dung chương trình bồi dưỡng; tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giảng viên và ban hành sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ; hướng dẫn thực hiện chương trình bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm; chỉ đạo, quản lí, kiểm tra việc cấp chứng chỉ hoàn thành khóa bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ thuộc về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT.  

Lập Phương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.