Những hình thức thảo luận trong lớp nhàm chán nhất thường là cuộc đối thoại giữa giáo viên và một học sinh, trong khi đó các học sinh còn lại của lớp không được tham gia. Điều này khiến nhiều học sinh ngừng lắng nghe, bắt đầu chán nản và tách khỏi cuộc thảo luận nhàm chán này.
Trong khi đó, các cuộc thảo luận hiệu quả nhất là để mọi học sinh được hoạt động hoặc có điều kiện để chia sẻ hay suy nghĩ, cho dù những học sinh hiếm khi tham gia, vẫn có thể đóng góp ý kiến theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những phương pháp để xây dựng một cuộc thảo luận năng động và thú vị.
1. Phương pháp tận dụng thời gian. Giáo viên cần tăng sự ấn tượng bằng cách nhấn mạnh về tốc độ, sự vui vẻ và hứng thú của cuộc thảo luận. Đồng thời, chuẩn bị trước các câu hỏi để có thể hỏi học sinh nhanh hơn.
Các câu hỏi đưa ra cần ngắn gọn và đáp ứng tốt nhất trong phương pháp thảo luận này. Học sinh cần có 30 giây (hoặc thời gian thích hợp hơn đối với đặc thù của lớp) để trả lời câu hỏi, và có thể trả lời hay bỏ qua câu hỏi, mà không làm phát sinh bất cứ tiêu cực nào khi bỏ qua câu hỏi.
Nên đặt câu hỏi một cách nhanh chóng trong lúc tìm cách tăng thêm số học sinh tham gia cho mỗi câu hỏi tiếp theo bằng cách hỏi: “Em đã sẵn sàng cho câu hỏi tiếp theo chưa? Đây là câu hỏi tiếp theo”. Hãy đặt câu hỏi trước khi gọi một học sinh để tất cả các học sinh phải chuẩn bị câu trả lời. Cách thảo luận này không nên dài quá mười phút, vì nếu quá dài sẽ giảm bớt sự hứng thú của học sinh.
2. Phương pháp ném bóng. Khi giáo viên đặt một câu hỏi thảo luận, hãy gọi các học sinh bằng cách để chúng bắt một quả bóng. Với học sinh nhỏ, bạn có thể dùng một quả bóng đi biển và lăn nó đến cho học sinh theo một vòng hình tròn. Học sinh lớn hơn có thể bắt quả bóng đi biển hay bóng đá banh bằng cao su.
Phương pháp này tuy đem lại sự hào hứng nhưng cũng có thể gây bất lợi, vì thế cần giữ khoảng cách ngắn khi ném bóng đủ để ngăn ngừa tình trạng mất trật tự.
Đồng thời, giáo viên cần đưa ra các nguyên tắc rõ ràng và dừng lại nếu nguyên tắc bị phá vỡ, như: không được chặn bóng, không được ném bóng vào học sinh khác, không để bóng làm hư hỏng bất cứ vật dụng nào trong lớp.
3. Phương pháp trả lời theo nhóm. Giáo viên có thể thực hiện cùng lúc hai cách để liên kết với từng học sinh. Trước tiên là chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng ba học sinh.
Khi giáo viên đặt một câu hỏi thảo luận, mỗi nhóm có một cuộc thảo luận nhỏ riêng để đưa ra một câu trả lời. Với phương pháp này, giáo viên nên chọn các câu hỏi phức tạp và cho mỗi nhóm dùng những tấm thẻ nhỏ để xác định từng nhóm.
Sau khi có đủ thời gian để có câu trả lời, mỗi nhóm hãy chọn ngẫu nhiên một tấm thẻ và đưa ra câu trả lời. Giáo viên có thể chọn nhiều hơn, thay vì một tấm thẻ cho mỗi câu hỏi.
Khi câu trả lời đã xong, hãy đặt thẻ trở lại chỗ cũ, để không nhóm nào có thời gian thư giãn và nghĩ rằng lượt của nhóm mình đã kết thúc.
4. Phương pháp thỏa thuận. Trong phương pháp này, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi dài hơn để thu hút nhiều học sinh tham gia hơn. Khi học sinh đầu tiên trả lời một câu hỏi, giáo viên sẽ hỏi một học sinh khác nếu học sinh đó có đồng ý hay không đồng ý với câu trả lời. Sau đó, giáo viên hãy hỏi một học sinh khác, và tiếp tục cho đến khi có ít nhất năm học sinh tham gia trong mỗi câu hỏi.
5. Phương pháp bản câu hỏi. Một cách thú vị để thảo luận về những người nổi tiếng hay nhân vật tưởng tượng là chọn một học sinh nào đó trong lớp. Trước tiên, giáo viên phải phân chia lớp thành hai hay ba nhóm, và mỗi nhóm đưa ra từ ba đến năm câu muốn hỏi cho người đó, giống như một cuộc phỏng vấn.
Tất cả thành viên của nhóm phải đồng ý với các câu hỏi, sau đó mỗi nhóm chuyển các câu hỏi của nhóm cho một nhóm khác. Tiếp theo, mỗi nhóm có nhiệm vụ trả lời một câu hỏi bằng cách viết, với sự đồng ý của cả nhóm, và theo cách tưởng tượng ra người đó có thể trả lời.
Các tờ giấy sẽ được thay đổi cho đến khi tất cả câu hỏi được trả lời xong. Sau đó, mỗi nhóm sẽ phân chia các câu hỏi và câu trả lời mà nhóm nhận được.