Tiêu diệt muỗi bằng biến đổi di truyền

GD&TĐ - Các nhà khoa học gần đây cho biết, lần đầu tiên họ đã thành công trong việc tiêu diệt toàn bộ quần thể muỗi truyền bệnh sốt rét trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gien để lập trình sự tuyệt chủng cho chúng.  

Sử dụng công cụ chỉnh sửa gien có lẽ là công cụ hữu hiệu đẩy lùi bệnh sốt rét
Sử dụng công cụ chỉnh sửa gien có lẽ là công cụ hữu hiệu đẩy lùi bệnh sốt rét

Công nghệ chỉnh sửa gien ép buộc sự tiến hóa diễn ra, đảm bảo các đặc tính được lựa chọn có tỷ lệ di truyền sang thế hệ sau cao hơn nhiều so với tiến hóa tự nhiên.

Trong các thí nghiệm với loài muỗi Anopheles gambiae, những nhà khoa học đến từ ĐH Hoàng gia London đã điều chỉnh gien doublesex để số lượng con cái ở các thế hệ sau mất đi khả năng đốt và sinh sản. Chỉ sau 8 thế hệ, quần thể không còn một con cái nào nữa và bắt đầu giảm sút tới khi tuyệt chủng.

Tác giả chính của nghiên cứu Andrea Crisanti, Giáo sư chuyên ngành Khoa học Đời sống ở ĐH Hoàng gia London cho biết: “Đột phá này chứng minh rằng công nghệ chỉnh sửa gien có thể làm nên chuyện, mang hy vọng mới cho cuộc chiến chống dịch sốt rét đã đeo bám nhân loại trong hàng thế kỷ”.

Những nỗ lực chỉnh sửa di truyền để tạo nên sự tuyệt chủng trước đó của đội ngũ nghiên cứu và nhiều nhóm khác đối với muỗi trong phòng thí nghiệm đã bị “đột biến tự nhiên” hình thành để cản trở thay đổi phi tự nhiên bằng công nghệ cao.

GS Crisanti cho biết, bước tiếp theo sẽ là thử nghiệm công nghệ trong phòng thí nghiệm kín với môi trường mô phỏng môi trường nhiệt đới.

Gien doublesex được nhắm đến trong thí nghiệm là 1 gien được bảo tồn sâu sắc, tức hình thành từ hàng chục hoặc hàng trăm triệu năm trước và ngày nay vẫn tồn tại trong nhiều loại côn trùng với các biến thể nhỏ.

“Điều này cho thấy, công nghệ chỉnh sửa gien có thể được áp dụng trong tương lai lên các loại côn trùng truyền bệnh cụ thể khác” - các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học không tham gia nghiên cứu ca ngợi đây là 1 bước đột phá kịp thời. “Các phương pháp kiểm soát muỗi truyền thống - đặc biệt là việc sử dụng thuốc diệt côn trùng đang ngày càng trở nên kém hiệu quả, phần lớn bởi vì chúng càng ngày càng nhờn thuốc” - giảng viên lâm sàng Cameron Webb từ ĐH Sydney chia sẻ.

Năm 2016 đánh dấu lần đầu tiên trong vòng hơn 2 thập kỷ số lượng các vụ sốt rét không hề có dấu hiệu thuyên giảm sau mỗi năm bất chấp các chiến dịch chống sốt rét tích cực và được tài trợ tốt.

Jim Thomson thuộc Tập đoàn ETC, một tổ chức phi chính phủ giám sát các công nghệ mới thường chạy vượt khuôn khổ pháp lý bày tỏ ý kiến: “Khả năng tuyệt chủng 1 loài và quần thể tự nhiên theo ý muốn bằng công nghệ biến đổi gien tổng hợp không phải là tin đáng mừng mà là tiếng chuông cảnh báo”. “Có những rủi ro sinh thái xuất hiện từ việc thao túng và loại bỏ các quần thể tự nhiên, như phá hủy mạng lưới thức ăn và thay đổi hành vi của căn bệnh, cũng như rủi ro xã hội qua việc làm gián đoạn nông nghiệp và cho phép sự hình thành của các loại vũ khí mới”.

Vấn đề này sẽ được đề cập trực tiếp trong chương trình nghị sự tháng 11 ở Ai Cập tại Hội nghị thượng đỉnh Đa dạng sinh học của LHQ, nơi ủy nhiệm 1 trong các ủy ban kỹ thuật của mình vào việc đánh giá rủi ro và lợi ích của công nghệ chỉnh sửa gien.

“Chính phủ, nông dân, dân bản địa và xã hội dân sự sẽ thúc ép việc áp đặt một lệnh cấm tạm thời” - Thomson cho biết.

Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DARPA) cũng đã đầu tư hàng chục triệu đô la cho nghiên cứu này.

“Thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ này để ngăn ngừa các trường hợp lạm dụng công nghệ tình cờ hay cố ý là phận sự của DARPA” - phát ngôn viên Jared Adam trao đổi với truyền thông vào hồi năm ngoái.

Theo LiveScience, AFP

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.