Sinh viên cần lưu ý khi tìm việc làm thêm sau Dịch Covid - 19

Sinh viên cần lưu ý khi tìm việc làm thêm sau Dịch Covid - 19

Hiện đang là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Văn hóa Hà Nội,  bạn N.N.Quỳnh chia sẻ: “Ngoài việc học tập trên lớp, mình còn tham gia vào các CLB, hội nhóm hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội. Kết hợp cùng một số công ty lữ hành, bản thân mình sẽ trực tiếp làm hướng dẫn viên cho du khách. Đối tượng du khách chủ yếu tới từ các nước Đông Nam Á. Tình hình dịch Covid – 19 đã bớt căng thẳng, những ngày tới mình sẽ bắt đầu đi làm trở lại”.

“Mình yêu thích công việc làm thêm này, bởi mỗi một chuyến đi là một lần mình có thêm cơ hội hoàn thiện phần kiến thức được học trên lớp. Có được những trải nghiệm thực tế giúp bản thân mình tự tin hơn khi tìm việc làm sau tốt nghiệp”, Quỳnh thông tin.

Khác với Quỳnh, bạn Đ.Trung cho biết, đối với ngành Luật thì việc tìm kiếm một công việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành mình đang theo học dường như khó khăn hơn. Do đó Trung cùng một vài người bạn khác trở thành nhân viên bán hàng cho một quán ăn nhỏ trên phố Nguyễn Phúc Lai với mức lương 16.000 VNĐ/h.

“Mức lương nhận được không nhiều nhưng đủ để bản thân mình chi trả cho chi phí sinh hoạt cá nhân. Phần lớn thời gian mình vẫn dành cho việc học tập và công việc làm thêm chỉ là để phụ giúp bố mẹ bớt đi một phần số tiền phải gửi cho mình hàng tháng. Không chỉ riêng mình, nhiều bạn sinh viên khác cũng cùng chung quan điểm như vậy. Nếu bị cuốn vào việc kiếm tiền thì việc học tập chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng”, Trung nói.

Phần lớn các cửa hàng kinh doanh, siêu thị… trên địa bàn TP. Hà Nội đều tuyển thêm nhân viên là sinh viên đang theo học tại các trường. Thời gian qua, do tác động của dịch Covid – 19 khiến việc kinh doanh cu không ít cơ sở gặp khó khăn, bạn P.T. Nhung sinh viên năm ba trường Đại học Văn hóa Hà Nội kể: “Mình làm thêm tại một cửa hàng trên phố Láng Hạ khoảng 2 năm rồi. Vừa qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cửa hàng có báo mình sẽ trả lương nhân viên chậm. Tuy nhiên đã hơn hai tháng nay phía cửa hàng không trả lương. Mọi liên lạc với mình đều bị cắt đứt. Thậm chí quản lý cửa hàng còn lấy thông tin của nhân viên để vay tín dụng, khiến bản thân mình bức xúc.”

Trao đổi với PV, giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thủy phụ trách bộ môn Xã hội học trường Đại học Văn Hóa Hà Nội chia sẻ: “Việc các em sinh viên tìm kiếm một công việc làm thêm là vấn đề không mới. Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn công việc bản thân các em cũng nên cân nhắc, tham khảo ý kiến của các thầy cô hoặc gia đình xem công việc đó có an toàn không, đã phù hợp chưa. Bởi thực tế cho thấy trong quá trình đi làm thêm các em sinh viên gặp phải nhiều vấn đề phức tạp, khó lường nếu như thiếu kiến thức, kỹ năng xã hội”.

“Các em sinh viên nên tìm một công việc làm thêm phù hợp hoặc sát với lĩnh vực mình đang theo học tại trường, điều đó giúp các em hoàn thiện kỹ năng, hiểu biết nghề nghiệp và có lợi cho quá trình tìm việc sau khi ra trường. Các em cũng nên lưu ý tới thời gian làm việc để không ảnh hưởng tới việc học tập trên lớp, ưu tiên những công việc gần trường, gần chỗ ở. Tìm hiểu trước về môi trường làm việc, nếu thấy nghi ngờ về vấn đề gì thì hãy cân nhắc lại hoặc từ chối ngay công việc đó.”, cô Thủy cho biết thêm.

Mọi hoạt động xã hội đang dần được khôi phục trở lại. Do đó nhu cầu tìm việc làm thêm từ phía sinh viên và các đơn vị tuyển dụng bắt đầu tăng cao. Tuy nhiên, để tìm được một công việc phù hợp các bạn sinh viên nên trực tiếp tìm hiểu thông tin từ những đơn vị tuyển dụng. Nếu tìm việc làm thông qua mạng xã hội thì cần lưu ý tới mức độ uy tín của đơn vị tuyển dụng đó, thông qua những lượt theo dõi và tương tác hằng ngày.

Ở nước ta dịch Covid - 19 cơ bản đã được khống chế và không ghi nhận thêm nhiều ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tuy nhiên sau khi đi học trở lại, các bạn sinh viên cũng cần chú ý đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học – THCS xã Đăk Ui thăm nom, tặng quà cho cựu chiến binh A Danh. Ảnh: NTCC

Chung tay xoa dịu những nỗi đau

GD&TĐ - Chiến tranh đã đi qua gần nửa thế kỷ nhưng vẫn còn những bà mẹ, thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ… cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...