Ra mắt Câu lạc bộ khoa học trường học

GD&TĐ - Ngày 7/1, tại trụ sở báo Khăn Quàng Đỏ (Số 12 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TPHCM) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Khoa học trường học, năm học 2017-2018.

Các thành viên CLB Khoa học của trường THCS Lý Tự Trọng – Trà Vinh,  chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức
Các thành viên CLB Khoa học của trường THCS Lý Tự Trọng – Trà Vinh, chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức

Đây là một dự án nằm trong chương trình khoa học trường học do đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại Học Oxford (OUCRU) phối hợp với báo Khăn Quàng Đỏ tổ chức cho học sinh (HS) bậc THCS ở TPHCM từ năm 2016.

Năm học 2107- 2018, có 7 CLB Khoa học trường học được thành lập mới trong khuôn khổ dự án tại 5 trường THCS ở TPHCM và 2 trường THCS ở Trà Vinh.

Theo dự án, các đại sứ kết nối khoa học và OUCRU cùng với sự hỗ trợ chuyên môn từ các nhà khoa học, giáo viên khoa học sẽ trực tiếp đến 7 CLB Khoa học tại các trường THCS ở TPHCM và Trà Vinh để phổ biến các kiến thức khoa học, cùng làm các thí nghiệm với các em HS liên tục trong 6 tuần.

Đồng thời dự án cũng hỗ trợ các hoạt động tập huấn và hướng dẫn để HS trình bày kết quả nghiêm cứu khoa học của mình đến bạn bè và thầy cô thông qua các hình thức nghệ thuật.

Trao đổi về những kinh nghiệm nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Hoa, chuyên gia về lĩnh vực sinh học của OUCRU chia sẻ, các bạn HS phải có sự tự tin và không nản chí.

TS Hoa tâm sự, bà bắt đầu nghĩ đến khoa học từ năm lớp 7. Vào học ĐH, bà phải ký cam kết đóng một khoản tiền để được sử dụng các thiết bị trong phòng thí nghiệm. Nếu trong quá trình nghiên cứu, làm hỏng hoặc vỡ các thiết bị thì sẽ bị trừ số tiền đã đóng. Đến khi bị trừ hết tiền, sinh viên sẽ không được vào phòng thí nghiệm nữa.

“Nếu không tự tin vào bản thân thì sinh viên sẽ rất dễ bị những rào cản đó làm nản chí. Nhưng nếu không thực hiện, và gặp phải những sự thất bại thì không thể nào có được những thành công trong quá trình nghiên cứu. Sự tự tin là rất quan trọng với nhà khoa học”- TS Hoa nói.

Ngoài ra, các bạn trẻ khi làm nghiên cứu cần phải có những người cộng sự cùng làm chung. Nếu như làm nghiên cứu bị thất bại sẽ có người cùng chia sẻ và cùng vượt qua. Sự chia sẻ các ý tưởng nghiên cứu cũng sẽ giúp các nhà khoa học có những sự hợp tác với các đồng nghiệp cùng quan tâm đến những lĩnh vực cùng với mình.

Tại buổi ra mắt CLB nhiều HS đã rất tự tin khi bày tỏ những ước mơ khoa học của mình trên những trang giấy với những dòng chữ và nét vẽ cực kỳ dễ thương.

Bạn Quỳnh Anh, HS lớp 8, trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) bày tỏ có ước mơ nghiên cứu về thuốc có thể cứu sống những bệnh nhân bị nhiễm HIV.

Còn em Nguyễn Anh Khoa, HS lớp 7 trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình) ước mơ chế tạo những con robot phục vụ trong các nhà máy để công nhân đỡ vất vả.

“Em đã mua những bộ ghép hình Lego để tạo những chú robot mà mình thích. Sau này có thêm kiến thức về kỹ thuật em sẽ làm cho những chú robot của mình chuyển động với những cử động phức tạp hơn”- Khoa hào hứng nói.

Hay như một bạn HS khác lại muốn tạo ra chiếc máy tạo mưa để giúp người dân các vùng hạn hán có nước sinh hoạt…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.