Quảng Bình: Yêu nghề, nghề sẽ yêu mình

GD&TĐ - Nhằm giúp học sinh cuối cấp THPT, trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Quảng Bình đã tổ chức các buổi nói chuyện tại các trường THPT trên địa bàn với mục đích giúp các em học sinh định hướng được nghề nghiệp của mình chọn trước ngưỡng cửa cuộc đời.  

 Một buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đồng Hới do Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Quảng Bình tổ chức.
Một buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường THPT Đồng Hới do Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh Quảng Bình tổ chức.

Chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình, Giám đốc trung tâm tư vân hướng nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã có những buổi trao đổi, tư vấn rất cởi mở, giải đáp những thắc mắc mà các em học sinh cuối cấp THPT đặt ra.

Theo ghi nhận của PV báo GD&TĐ, buổi tư vấn hướng nghiệp tại trường THPT Đồng Hới (Đồng Hới - Quảng Bình) nhiều em học sinh có cách lựa chọn ngành nghề theo cảm tính, theo sự sắp đặt của các bậc phụ huynh nhưng không quan tâm tới đặc thù nghề nghiệp cũng như triển vọng công việc sau khi ra trường.

Hầu hết, ở trước ngưỡng cửa cuộc đời, các em học sinh chưa tìm hiểu kỹ khả năng của mình như thế nào, phù hợp với nghề gì hay triển vọng của nghề đó ra sao? Việc không thận trọng khi chọn nghề đã khiến nhiều người lãng phí thời gian, lãng phí tiền bạc vì khi bắt tay vào học, vào làm rồi mới thấy mình không phù hợp.

Đặc biệt là trong giai đoạn tìm kiếm việc làm, hội nhập kỷ nguyên số 4.0 trong thời kỳ hội nhập Quốc tế.

Bên cạnh việc định hướng giúp học sinh chọn nghề cho phù hợp, chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình cũng nêu khá rõ những nguyên nhân chọn sai nghề và hậu quả của việc chọn sai nghề, các cách để chọn nghề phù hợp với bản thân.

Mặt trái của ngành, nghề khi lựa chọn nghề, nhu cầu nguồn nhân lực và xu hướng ngành nghề trong tương lai…

Khi chọn nghề không phải chỉ chọn những nghề mà chúng ta muốn, chúng ta đam mê là được. Nếu nghề đó chúng ta đam mê, chúng ta làm tốt nhưng xã hội không cần thì cũng không mang lại lợi ích cho mình và đó chính là hướng đi sai lầm ảnh hưởng đến cuộc đời của mình.

Mỗi người một nghề, là một mảnh ghép của xã hội do vậy không thể phân biệt nghề sang hay hèn, vì xã hội này công bằng, không có nghề sang nghề hèn, chỉ cần phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của chúng ta là được.

Trong giai đoạn hiện nay, nhiều học sinh đã định hướng khá rõ cho mình việc trang bị kiến thức cho tương lai sau khi rời ghế nhà trường THPT. Nhiều học sinh rất mạnh dạn bỏ qua cơ hội có thể bước vào các trường đại học, cao đẳng của mình để đi học nghề, học thợ…

Các bạn học mất mấy năm học đại học ra trường chưa chắc có được việc làm, còn chúng em nếu đi học nghề sau khoảng hai năm về em có thể đi làm kiếm tiền và trả nợ cũng như lo lắng cho tương lai của mình.

Tất cả chỉ là ý chí, quyết tâm và tự bằng lòng với nghề mình đã chọn đồng thời yêu nghề như thế chúng em sẽ có tất cả… nhiều học sinh tâm sự.

Bên cạnh việc chọn các trường đại học, các ngành nghề trong nước các em học sinh cũng có cơ hội để vừa học vừa làm và khi đủ cứng cáp sẽ bước ra với đời bằng một con đường du học ở một số quốc gia có kinh tế phát triển trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) được đầu tư xây dựng khang trang. (Ảnh: Thế Lượng)

Hai 'bông hoa' ở trường vùng biên xứ Thanh

GD&TĐ - Hai nữ sinh Trường TH&THCS thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) đã vượt khó, nỗ lực phấn đấu khi đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử và Ngữ văn.