Phương pháp ghi nhớ ngày tháng giúp ôn tập môn Lịch sử hiệu quả

GD&TĐ - Việc ôn tập hiệu quả môn lịch sử sẽ giúp thí sinh tự tin hơn khi đến với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Nắm được kiến thức cơ bản sẽ giúp học sinh ôn tập và làm bài thi Lịch sử hiệu quả.
Nắm được kiến thức cơ bản sẽ giúp học sinh ôn tập và làm bài thi Lịch sử hiệu quả.

Theo lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã được Bộ GD&ĐT công bố. Theo đó, bài thi môn Lịch sử sẽ nằm trong tổ hợp Khoa học xã hội và thi vào sáng 29/6 với thời gian 50 phút.

Bên cạnh lịch thi trên, cấu trúc đề thi môn Lịch sử cũng được công bố. Theo cấu trúc này, ngoài việc chú trọng vào đặt câu hỏi về lịch sử Việt Nam thì cũng có không ít câu hỏi về lịch sử thế giới. Trong 40 câu hỏi, được phân hóa từ mức độ nhận biết đến vận dụng cao.

Theo nhận định của giáo viên dạy Lịch sử, học sinh muốn ôn tập tốt và làm bài thi hiệu quả thì trước hết phải hiểu được những kiến thức cơ bản trong chương trình của môn học này.

Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn ôn tập, cô giáo Đỗ Thị Thúy Hà – Giáo viên Trường THPT Phong Châu (tỉnh Phú Thọ) chia sẻ những kinh nghiệm về phương pháp ôn tập cũng như cách làm bài thi môn Lịch sử hiệu quả, đạt điểm cao.

Cô giáo Đỗ Thị Thúy Hà cho rằng, trong giai đoạn học sinh ôn tập nước rút này, để làm bài thi môn Lịch sử hiệu quả và đạt điểm cao trước tiên, học sinh phải hiểu được những kiến thức cơ bản trong chương trình. Sau đó, học sinh cần tập trung cao độ, nghiêm túc, chăm chỉ luyện đề thi theo cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi luyện đề yêu cầu phải làm nhanh những câu nhận biết, biết kết nối các vấn đề và biết cách suy luận để làm tốt các câu vận dụng, lựa chọn được đáp án chính xác.

Giờ học môn Lịch sử của cô giáo Đỗ Thị Thúy Hà và học sinh trường THPT Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Giờ học môn Lịch sử của cô giáo Đỗ Thị Thúy Hà và học sinh trường THPT Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Với nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, cô Đỗ Thị Thúy Hà nhận định, Lịch sử là môn học khó, theo đúng cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì lượng kiến thức rất nhiều, gồm cả một phần chương trình lịch sử 11 và toàn bộ chương trình lịch sử 12, yêu cầu người học phải nhớ chính xác và hiểu đúng bản chất sự kiện lịch sử. Nên đối với học đại trà chỉ thi tốt nghiệp THPT, để nhớ được lượng kiến thức đó là không hề nhẹ nhàng chút nào. Bản chất của việc học Lịch sử là phải nhớ và hiểu, học sinh phải chăm chỉ và nghiêm túc.

Cũng có một số phương pháp để học sinh nhớ mốc thời gian, sự kiện lịch sử như: Gắn mốc thời gian sự kiện đó với mùa, hoặc gắn với ngày tháng năm sinh của bản thân các em hoặc của người thân… Ví dụ: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947, diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1947 – theo thời gian tháng 10-12 thuộc mùa thu – đông, như vậy các em sẽ không bị nhầm sang tháng khác…

Kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử được thi theo hình thức trắc nghiệm, cô Đỗ Thị Thúy Hà cũng lưu ý học sinh khi làm bài thi trắc nghiệm Lịch sử: Cần bình tĩnh, tập trung cao độ, phải làm nhanh những câu nhận biết, nhớ gạch chân từ khóa câu hỏi, chú ý những câu phủ định để tránh nhầm lẫn; đối với những câu vận dụng cao phải tập trung, kết nối các vấn đề, biết cách suy luận, hoặc có thể dùng phương án loại trừ, để đưa ra đáp án đúng.

Bên cạnh đó, học sinh muốn đạt được điểm cao trong môn Lịch sử, yêu cầu đầu tiên là học sinh bắt buộc phải hiểu hết những kiến thức cơ bản trong chương trình, theo cấu trúc đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra. Cùng với đó, học sinh phải thực sự chăm chỉ và cố gắng, thường xuyên luyện đề theo cấu trúc để có thêm kĩ năng.

Với phương pháp trên của cô Hà, hy vọng sẽ giúp cho nhiều thí sinh có cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử để tự tin bước vào kỳ thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tổ chức thi 5 bài thi, gồm: 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 1 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.