Phụ nữ thật ngốc khi tự bày phép thử có thể làm mình đau!

Trong tình yêu, mọi phép thử đều không có giá trị. Mà có khi, nó còn mang đến cho người ra phép thử những nỗi đau và tổn thương sau đó!

Phụ nữ thật ngốc khi tự bày phép thử có thể làm mình đau!

Mấy hôm nay, trên mạng đang lan truyền với nhau phép thử nhắn tin cho chồng ba chữ: “Em Yêu Anh” để xem phản ứng của các đấng ông chồng. Nó làm tôi nhớ lại nhiều phép thử mà các nàng vợ đã từng rỉ tai nhau từ lâu lắc. Như kiếm một số máy lạ nhắn cho chồng à ơi, tán tỉnh xem chồng mình có đáp lại không. Như nhờ cô bạn nhắn tin tán tỉnh mình và để chồng vô tình nhìn thấy xem chồng có tức điên lên mà giữ mình không? Các nàng (tự cho rằng) tinh quái, khôn ngoan nhưng lại đầy ngốc nghếch, khờ dại. Bởi mọi phép thử đều không cho ra những kết quả đúng. Tình yêu không có chỗ cho những phép thử.

Phu nu that ngoc khi tu bay phep thu co the lam minh dau! - Anh 1

Phụ nữ thật ngốc khi tự bày phép thử có thể làm mình đau! (Ảnh minh họa).

Ai đó bảo tôi rằng: Thử là tốt chứ? Ít ra là để biết chồng có yêu mình không?

Mà quên rằng: Đáp án nằm ở cả một quá trình chứ không phải trong vài khoảnh khắc.

Đặc biệt trong tình huống này, đáp án sai hay đúng, thỏa mãn hay bất ngờ đều chẳng có giá trị trong việc làm cho cuộc hôn nhân này trở nên tốt đẹp hơn!

Chúng ta cưới nhau, làm vợ chồng với nhau há chẳng phải là muốn được chia ngọt sẻ bùi, nắm tay nhau đi đến tận cùng cuộc đời hay sao? Vậy thì một phép thử chồng, nếu thỏa mãn, nó có phải là một cam kết đi xa không? Và nếu phép thử đó ra kết quả sai, liệu có vì nó mà bạn kết thúc cuộc hôn nhân này?

Tôi vẫn sẻ chia cùng nhiều người rằng: Trừ phi ta cần một chứng cứ cho vụ án thì ta mới cần làm phép thử. Bằng là tình yêu thì đừng! Bởi tình yêu là một quá trình sản sinh liên tục, nuôi lớn mỗi ngày. Nó có thể có điểm bắt đầu nhưng không ai biết điểm kết thúc và không ai muốn biết điểm kết thúc của nó. Bởi tình yêu là chuyện của trái tim chứ không phải là của lý trí!

Phu nu that ngoc khi tu bay phep thu co the lam minh dau! - Anh 2

Phụ nữ thật ngốc khi tự bày phép thử có thể làm mình đau! (Ảnh minh họa).

Nhắn một cái tin: “Em Yêu Anh” cho chồng. Nếu đó là chuyện thường ngày của bạn thì kết quả sẽ giống như thường ngày. Mọi phản ứng khác xảy ra đều chỉ là bởi đã lâu rồi bạn quên nhắn cho chồng mình câu đó. Và trong phép thử này, lẽ ra, hãy là từ chính bạn! Hãy tự nhắn cho mình rằng: Bao lâu rồi ta quên nói lời yêu thương với chồng mình? Và thay vì “hiếu kỳ” với việc chồng mình phản ứng ra sao, hãy mời chồng một bữa tối xuýt xoa lãng mạn. Hãy cùng “thưởng thức nhau” thay vì ngỡ ngàng hoặc bất ngờ với việc chồng mình trả lời tin nhắn thế nào.

Phụ nữ ngốc khờ xiết bao khi tự bày ra những trò có thể làm mình đau, hiếu kỳ với những điều phi lý. Không phải thế sao nếu như trong suốt thời gian qua, bạn chưa từng làm điều gì để chồng hiểu bạn yêu anh ta đến nhường nào. Rồi đùng một cái, bạn cần anh ta phải chứng minh anh ta yêu bạn thế nào chỉ bằng một tin nhắn? Nó có khác chi việc một người bạn nào đó của bạn quanh năm suốt tháng chẳng quan tâm đến bạn nhưng bỗng một hôm chạy qua nhà bạn vay tiền bạn. Nó có khác chi việc chúng ta chỉ muốn nhận mà quên cách cho đi! Nó có khác chi bạn mơ một công việc thật nhàn hạ mà lương phải cao ngất? Và nếu bạn đã thử trò chơi “Em Yêu Anh” mà nhận về kết quả tệ thì cũng đừng buồn. Nếu có buồn hãy dành nỗi buồn đó cho chính mình trong cuộc hôn nhân này!

Còn nếu bạn chưa biết trò nhắn tin này, chưa dùng phép thử nhắn tin này: Xin chúc mừng bạn! Bởi bạn hoàn toàn có một cơ hội để bắt đầu nuôi lớn cuộc hôn nhân của mình bằng những tin nhắn quan tâm chồng. Và luôn nhớ kết thúc nó bằng 3 chữ: Em Yêu Anh! Mỗi ngày! Là mỗi ngày!

Theo KhoeDep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...