Phát triển E-learning trong giáo dục nghề nghiệp

GD&TĐ - Những tiến bộ công nghệ trong cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi người lao động phải có khả năng thích ứng nhanh nhất với sự thay đổi của môi trường làm việc. Chính vì vậy, nội dung, phương thức giáo dục nghề nghiệp cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu mới.  

E-learning trong giáo dục nghề nghiệp là yêu cầu thiết yếu trong đào tạo nguồn nhân lực thời đại CMCN 4.0
E-learning trong giáo dục nghề nghiệp là yêu cầu thiết yếu trong đào tạo nguồn nhân lực thời đại CMCN 4.0

Tạo cơ hội học tập suốt đời

Để thực hiện mục tiêu này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải mở và linh hoạt để người dân luôn có cơ hội học tập, rèn luyện, qua đó hình thành năng lực nghề mới hoặc có trình độ cao hơn. Theo TS Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Đáp ứng yêu cầu này, hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải được phát triển theo hai hình thức: Giáo dục nghề nghiệp truyền thống và phi truyền thống. Một trong những hình thức phi truyền thống là đào tạo qua mạng

E-learning trong giáo dục nghề nghiệp đang từng bước được triển khai tại các trường trung cấp, cao đẳng thông qua việc áp dụng số hóa các chương trình đào tạo, xây dựng giáo trình điện tử, phần mềm dạy học, đào tạo từ xa. Tuy nhiên hiện nay, E-learrning mới chỉ được triển khai ở một số nội dung của các môn học không cần thực tập, thực hành nhiều, chủ yếu đào tạo lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng. 

(E-learning). Đây là quá trình sử dụng công nghệ đa phương tiện và Internet để nâng cao chất lượng học tập bằng cách tạo cơ hội cho người học tiếp cận nguồn học liệu, các dịch vụ cũng như cơ hội trao đổi, phối hợp với nhau.

E-learrning có nhiều ưu điểm khi kết hợp được tất cả các cách thức học như: Học tập trung, phân tán, theo định hướng người học, tương tác… Hình thức đào tạo này được đánh giá là linh hoạt, ít tốn kém và có hiệu quả kinh tế cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như người học; góp phần tăng quy mô đào tạo, phổ biến kiến thức, kỹ năng; thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của người lao động.

Với tầm quan trọng của E-learning trong giáo dục và đào tạo, TS Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng: Việc áp dụng E-learning vào giáo dục nghề nghiệp cần phải được quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp cần sớm ban hành kế hoạch cụ thể phát triển E-learning trong phạm vi quản lý của mình; khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển

E-learning. Bên cạnh đó, phát triển cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin; nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi về cước phí dịch vụ; đầu tư đào tạo bồi dưỡng trình độ cho giáo viên dạy nghề…

Xây dựng chính sách

Phát triển hình thức đào tạo từ xa, mới đây, Bộ LĐ-TB&XH đã dự thảo Thông tư quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Dự thảo thông tư có 3 chương, 19 điều, quy định các nội dung, bao gồm: Tổ chức và quản lý đào tạo từ xa; chương trình, giáo trình; thời gian; tổ chức thực hiện chương trình; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

Các chuyên gia cho rằng: Để triển khai mô hình đào tạo này trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tạo dựng nguồn tài nguyên, học liệu, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên, đồng thời xây dựng cơ chế quản lý, hệ thống đánh giá công nhận văn bằng, trình độ người học. Riêng về đối tượng tuyển sinh cũng có đặc thù so với hệ thống đào tạo truyền thống vì cần đáp ứng được những tiêu chí, tiêu chuẩn có thể tham gia khóa học đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

Theo TS Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, việc ban hành thông tư là rất cần thiết, tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ các điều kiện, tạo cơ sở pháp lý để triển khai đồng bộ mô hình đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Cần làm rõ một số nội dung trong dự thảo như các hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và các chính sách thu hút người học tham gia hệ thống đào tạo này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ