Ôn tập thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn: Kỹ năng đọc hiểu

GD&TĐ - Dưới đây là đề cương tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn – kỹ năng đọc hiểu của Sở GD&ĐT Tuyên Quang.

Ôn tập thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn: Kỹ năng đọc hiểu

1. Kĩ năng đọc hiểu theo các cấp độ

Quy trình biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực:

+ Bước 1: Lựa chọn chủ đề: Đọc hiểu văn bản, Làm văn, Tiếng Việt căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học). Mỗi chủ đề lớn có thể chia thành những chủ đề nhỏ để xây dựng câu hỏi/ bài tập.

+ Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra, yêu cầu của kiến thức, nội dung đạt được trong bài làm của học sinh: Chuẩn kiến thức- kỹ năng theo yêu cầu của môn học. Chú ý kĩ năng cần hướng đến những năng lực có thể hình thành và phát triển sau mỗi bài tập.

+ Bước 3: Lập bảng mô tả mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Bảng mô tả mức độ đánh giá theo năng lực được sắp xếp theo các mức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng - vận dụng cao. Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ, đến  mức độ vận dụng cao chính là học sinh đã có được những năng lực cần thiết theo chủ đề.

Các bậc nhận thức

Động từ mô tả

Biết: Sự nhớ lại, tái hiện kiến thức, tài liệu được học tập trước đó như các sự kiện, thuật ngữ hay các nguyên lí, quy trình.

- (Hãy) định nghĩa, mô tả, nhận biết, đánh dấu, liệt kê, gọi tên, phát biểu, chọn ra, …

Hiểu: Khả năng hiểu biết về sự kiện, nguyên lý, giải thích tài liệu học tập, nhưng không nhất thiết phải liên hệ các tư liệu

- (Hãy) biến đổi, ủng hộ, phân biệt, ước tính, giải thích, mở rộng, khái quát, cho ví dụ, dự đoán, tóm tắt.

Vận dụng thấp: Khả năng vận dụng các tài liệu đó vào tình huống mới cụ thể hoặc để giải quyết các bài tập.

- (Hãy) xác định, khám phám tính toán, sửa đổi, dự đoán, chuẩn bị, tạo ra, thiết lập liên hệ, chứng mính, giải quyết.

- (Hãy) vẽ sơ đồ, phân biệt, minh họa, suy luận, tách biệt, chia nhỏ ra…

Vận dụng cao:

Khả năng đặt các thành phần với nhau để tạo thành một tổng thể hay hình mẫu mới, hoặc giải các bài toán bằng tư duy sáng tạo.

Khả năng phê phán, thẩm định giá trị của tư liệu theo một mục đích nhất định.

- (Hãy) phân loại, tổ hợp lại, biên tập lại, thiết kế, lí giải, tổ chức, lập kế hoạch, sắp xếp lại, cấu trúc lại, tóm tắt, sửa lại, viết lại, kể lại.

- (Hãy) đánh giá, so sánh, đưa ra kết luận thỏa thuận, phê bình, mô tả, suy xét, phân biệt, giải thích, đưa ra nhận định.

+ Bước 4: Xác định hình thức công cụ đánh giá (các dạng câu hỏi/bài tập): Công cụ đánh giá bao gồm các câu hỏi/bài tập định tính, định lượng, nhằm cung cấp các bằng chứng cụ thể liên quan đến chuyên đề và nội dung học tập tương ứng với các mức độ trên. 

Chú ý các bài tập thực hành gắn với các tình huống trong cuộc sống, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm theo bài học.

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ

(Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 theo định hướng năng lực)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

- Nêu thông tin về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại

- Lý giải được mối quan hệ, ảnh hưởng của hoàn cảnh sáng tác với việc xây dựng cốt truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm

- Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề

- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm để viết đoạn văn giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- So sánh các phương diện nội dung nghệ thuật giữa các tác phẩm cùng đề tài, hoặc thể loại, phong cách tác giả.

- Nhận diện được ngôi kể, trình tự kể

- Phân tích giọng kể, ngôi kể đối với việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Khái quát được đặc điểm phong cách của tác giả từ tác phẩm

- Trình bày những kiến giải riêng, phát hiện sáng tạo về văn bản.

- Nắm được cốt truyện, nhận ra đề tài, cảm hứng chủ đạo

- Lý giải sự phát triển của cốt truyện, sự kiện, mối quan hệ giữa các sự kiện

- Khái quát các đặc điểm của thể loại từ tác phẩm

- Biết tự đọc và khám phá các giá trị của một văn bản mới cùng thể loại

- Liệt kê/chỉ ra/gọi tên hệ thống nhân vật (xác định nhân vật trung tâm, nhân vật chính, phụ)

- Giải thích, phân tích đặc điểm, ngoại hình, tính cách, số phận nhân vật.

- Đánh giá khái quát về nhân vật

- Trình bày cảm nhận về tác phẩm

- Vận dụng tri thức đọc – hiểu văn bản để tạo lập văn bản theo yêu cầu.

- Đưa ra những ý kiến quan điểm riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân

- Phát hiện, nêu tình huống truyện

- Hiểu, phân tích được ý nghĩa của tình huống truyện

Thuyết minh về tác phẩm

- Chuyển thể văn bản (vẽ tranh, đóng kịch...)

- Nghiên cứu khoa học, dự án.

- Chỉ ra/kể tên/ liệt kê được các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm/đoạn trích và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại truyện.

- Lý giải được ý nghĩa và tác dụng của các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật, câu văn, các biện pháp tu từ...

CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG

- Trắc nghiệm khách quan

- Câu tự luận trả lời ngắn (lý giải, nhận xét, phát hiện, đánh giá...)

- Bài nghị luận (trình bày suy nghĩ, cảm nhận, kiến giải riêng của cá nhân...)

- Phiếu quan sát làm việc nhóm, tao đổi, thảo luận về các giá trị của tác phẩm

BÀI TẬP THỰC HÀNH

- Trình bày miệng, thuyết trình

- So sánh tác phẩm, nhân vật theo chủ đề

- Đọc diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, trao đổi thảo luận

- Nghiên cứu khoa học...

2. Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học

CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). 

Đối với tác phẩm truyện phải nắm được cốt truyện và các chi tiết từ mở đầu đến kết thúc. Khi đọc văn bản cần hiểu được các diễn đạt, nắm bắt mạch văn xuyên suốt từ câu trước đến câu sau, từ ý này chuyển sang ý khác, đặc biệt phát hiện ra mạch ngầm – mạch hàm ẩn, từ đó mới phát hiện ra chất văn. 

Bởi thế, cần đọc kĩ mới phát hiện ra những đặc điểm khác thường, thú vị.

Bước 2: Đọc -  hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. 

Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật của văn bản văn học đòi hỏi người đọc phải biết tưởng tượng, biết  “cụ thể hóa” các tình cảnh để hiểu những điều mà ngôn từ chỉ có thể biểu đạt khái quát. 

Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật còn đòi hỏi phát hiện ra những mâu thuẫn tiềm ẩn trong đó và hiểu được sự lô gic bên trong của chúng.

Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. 

Tuy nhiên tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học thường không trực tiếp nói ra bằng lời. 

Chúng thường được thể hiện ở giữa lời, ngoài lời, vì thế người ta đọc – hiểu tư tưởng tác phẩm bằng cách kết hợp ngôn từ và phương thức biểu hiện hình tượng.

Bước 4: Đọc - hiểu và thưởng thức văn học: Thưởng thức văn học là trạng thái tinh thần vừa bừng sáng với sự phát hiện chân lí đời sống trong tác phẩm, vừa rung động với sự biểu hiện tài nghệ của nhà văn, vừa hưởng thụ ấn tượng sâu đậm đối với các chi tiết đặc sắc của tác phẩm. 

Đó là đỉnh cao của đọc – hiểu văn bản văn học. Khi đó người đọc mới đạt đến tầm cao của hưởng thụ nghệ thuật.

Theo Sở GD&ĐT Tuyên Quang

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính trình bày về tác phẩm chủ đạo trong triển lãm gốm 'Hiện linh'.

Gốm của 'kỳ nhân'

GD&TĐ - Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hiện linh' của tác giả Ngô Xuân Bính đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước.