Lời chào của bài luận ngữ văn

GD&TĐ - Bài luận Ngữ văn đòi hỏi nhiều nỗ lực của thầy và trò. Mở bài luận Ngữ văn như lời chào của người viết đối thoại với người đọc, người nghe.

Lời chào của bài luận ngữ văn

Lời chào đầu tiên vô cùng ý nghĩa, thể hiện văn hóa giao tiếp và tri thức, kỹ năng tổng hợp của thí sinh tác động đến tâm lý và tình cảm của giám khảo. Không có phép màu nào nếu thí sinh không hiểu và thực hành để viết lời chào vào bài thật đúng và hấp dẫn.

Lời chào đầu tiên

Bạn mất bao lâu để chuẩn bị nói và viết lời chào đầu tiên? Không ít người loay hoay rất lâu vẫn chưa xong và nhiều thí sinh đã bỏ qua hoặc viết bừa, viết ẩu những lời mở đầu quý giá. 

Lời chào đầu tiên, câu văn đầu tiên rất dễ nhưng rất khó nói, viết được hay và phù hợp với yêu cầu, cảnh huống và đối tượng giao tiếp. 

Thời gian 180 phút làm bài thi Ngữ văn theo hướng mới của đề thi năm 2014 , thí sinh, không phân biệt mức độ yêu môn Ngữ văn, không thể xem thường lời chào ấy. Nhưng làm thế nào để viết được mở bài nhanh, đúng và hay?

Mở bài đúng nêu được chính xác trọng tâm vấn đề của đề bài. Mở bài hay thường ngắn gọn, lôi cuốn và gợi cảm. Tùy năng lực, chúng ta mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp mà vẫn tạo được sự hấp dẫn ngay từ những dòng đầu của bài luận nói chung và bài luận Ngữ văn nói riêng.

Mở bài trực tiếp nêu vấn đề cần nghị luận, rõ ràng và ngắn gọn. Mở bài trực tiếp khó tạo được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khó khơi gợi được tình huống văn chương nhưng dễ viết và phù hợp với thí sinh năng lực viết văn hạn chế.

Mở bài gián tiếp dẫn dắt câu chuyện, nêu câu hỏi, nêu sự kiện, con số… liên quan vấn đề của đề bài. Người đọc bài luận sẽ nhận ra màu sắc văn chương và dễ có thiện cảm nhưng khó viết hay và chỉ những thí sinh có năng lực khá hay chọn cách này.

Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập là những cách mở bài gián tiếp thường được sử dụng.

“Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”-(Nguyễn Đăng Mạnh).

Nguyên tắc mở bài dễ hay, dễ làm và dễ nhớ

- Cần nêu đúng, trúng vấn đề bàn luận.

- Chỉ nêu ý khái quát, tuyệt đối không giảng giải, minh họa.

- Dùng từ, viết câu và trình bày chuẩn; cảm xúc chân thành, tự nhiên.

Để có thể viết tốt mở bài, thí sinh nên luyện viết nhiều lần, viết thành quen, viết đến khi định hình một vài cách quen thuộc, cách viết riêng độc đáo. Chính bạn chứ không ai khác làm nên điều kì diệu của bài văn từ mở bài trúng và hấp dẫn.

Viết lời vào bài luận

“Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường t́ìm nó rất lâu” (Macxim Gorki). Nhiệm vụ của mở bài vừa khéo léo nêu đúng và trúng vấn đề bàn luận vừa cuốn hút để chiếm được thiện cảm của người đọc-giám khảo. 

Mục đích mở bài đã định hướng người đọc về nội dung, phạm vi và cách thức bàn luận vấn đề đặt ra của đề bài. Nghị luận xã hội hay nghị luận văn học đều cần đoạn mở bài súc tích, nêu được điều cần bàn luận và có chút sáng tạo, lôi cuốn. Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp hay kết hợp cũng cần chặt chẽ theo hướng:

+ Dẫn dắt vấn đề liên quan đề tài cần bàn, dẫn người đọc, người nghe vào tình huống nghị luận.

+ Nêu ngắn gọn và đúng vấn đề.

Người viết có thể linh hoạt sử dụng ý kiến hay trích dẫn có giá trị nhằm tạo dựng tình huống tranh luận phù hợp với đề bài mở, với cách viết tự do và sáng tạo của thi hiện nay.

Chọn tìm vấn đề trong đề mở

Xác định vấn đề bàn luận là điều trọng yếu nhất sẽ tránh được xa đề, lạc đề. Tìm hiểu đề bài, phân tích và lập dàn ý sơ lược là việc bắt buộc, nhưng lâu nay, thí sinh thường không làm chu đáo.

 Thí sinh nhận biết tốt vấn đề trong dạng đề “nổi”nêu đủ 3 yêu cầu nội dung bàn luận, thao tác nghị luận và phạm vi kiến thức nhưng rất khó khăn khi đọc đề theo hướng mở, tự thí sinh lựa chọn nội dung, cách thức nghị bàn về một đề tài gợi ra của đề “chìm”. Đặt câu hỏi sẽ giúp thí sinh dần tìm được vấn đề phù hợp với hiểu biết và năng lực của mình để bàn luận.

 Làm sao hiểu đề bài chuẩn đúng, bám sát định hướng lựa chọn, sử dụng các thao tác lập luận nhằm bày tỏ cách hiểu và nhận xét của mình giúp làm rõ vấn đề thí sinh đã đạt điểm trung bình. 

Huy động những hiểu biết về văn học và đời sống, kiến thức ngôn ngữ, vận dụng các kỹ năng tư duy và lập luận, từng bước giảng giải các biểu hiện của vấn đề giống như đang đối thoại, đang trò chuyện với người đọc, người nghe. Xóa đi mặc cảm và lo lắng, hãy mạnh dạn nói, viết ra những gì mình nghĩ, theo cách mình hiểu chính là cách làm tốt nhất cho những ai tập làm bài tự luận hiện nay.

Một vài gợi ý

Cách 1:Đoạn dẫn theo nhận định của đề bài

Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về vấn đề

Cách 2: Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả

Nêu tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu+ nêu vấn đề.

Cách 3: Đoạn dẫn theo lối so sánh tương đồng.

Tìm vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.

Cách 4: Đoạn dẫn theo lối so sánh đối lập, tương phản.

Tìm vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để nêu vấn đề cần bàn.

Cách 5: Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng.

Lấy đánh giá uy tín có nội dung liên quan vấn đề đã xác định làm điểm tựa để nêu vấn đề.

Không thể có khuôn thước nào cho viết đoạn mở bài và bài luận Ngữ văn nhưng tập làm với những gợi ý gần như công thức trên sẽ rất hữu ích. 

Thành thục từ lời chào vào bài đến lời kết bài luận trở thành kỹ năng giao tiếp quan trọng và cần thiết, nhất là những học sinh chưa tự viết bài luận bao giờ. Một số kỹ năng làm văn khác, chúng tôi sẽ trở lại trong những lần sau.

Theo Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài khỉ Jigokudani ngâm mình trong nước nóng vào mùa Đông.

Động vật tránh rét như thế nào?

GD&TĐ - Đào hang, tắm suối nước nóng, 'sống chậm' là những cách giúp các loài động vật chống chọi với cái rét khắc nghiệt trong tự nhiên.

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.