Nữ sinh ngoại thành đạt giải cao tại kì thi sáng chế lớn nhất thế giới

GD&TĐ - Với đề tài "Tạo màng bọc thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học", hai nữ sinh đến từ trường THPT Kim Anh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã xuất sắc đoạt giải cao nhất của cuộc thi Phát minh sáng chế quốc tế Inova 2019.

Nữ sinh ngoại thành đạt giải cao tại kì thi sáng chế lớn nhất thế giới

Cuộc thi Phát minh sáng chế quốc tế Inova năm 2019 do Hiệp hội Phát minh sáng chế Croatia phối hợp cùng Hiệp hội Phát minh sáng chế thế giới WIIPA tổ chức tại Zagreb, Croatia từ ngày 13/11/2019 đến ngày 16/11/2019 với 31 nước tham dự và hơn 500 sản phẩm dự thi.

Hội đồng giám khảo gồm các quốc gia thành viên của Hiệp hội Sáng chế và Sở hữu trí tuệ Thế Giới (WIIPA). Các sản phẩm tham dự cuộc thi là những sản phẩm có tính đổi mới, ứng dụng thực tiễn cao, có khả năng thương mại hóa và gần gũi với môi trường.

Đinh Thùy Linh và Vũ Thu Hằng thuyết trình sản phẩm
 Đinh Thùy Linh và Vũ Thu Hằng thuyết trình sản phẩm

Đoàn Việt Nam tham dự gồm 3 đội đến từ 3 trường THPT: Trường THPT Kim Anh (Hà Nội), Trường THPT chuyên KHTN (ĐHQGHN) và trường THPT chuyên Hạ Long (Quảng Ninh) đã xuất sắc giành 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc cùng 2 giải đặc biệt của Ban Tổ chức.

Đề tài "Tạo màng bọc thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học" (The Process of making biodegradable food wrapping film) của 2 em Đinh Thùy Linh và Vũ Thu Hằng- học sinh Trường THPT Kim Anh đã xuất sắc giành HCV cùng 1 giải đặc biệt (Đề tài xuất sắc nhất về tính ứng dụng và Huy chương sáng chế Châu Âu do Hiệp hội các nhà sáng chế Romania trao tặng).

Huy chương vàng của học sinh trường THPT Kim Anh
Huy chương vàng của học sinh trường THPT Kim Anh

Đề tài nghiên cứu "Tạo màng bọc thực phẩm có khả năng phân hủy sinh học" là một ứng dụng kiến thức Vi sinh của chương trình Sinh học phổ thông, góp phần bổ sung nguồn vật liệu sinh học.

Để làm ra sản phẩm, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Lan Hương, giáo viên tổ Khoa học tự nhiên, các học sinh Trường THPT Kim Anh, Hà Nội đã sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên rẻ tiền và rất sẵn như chè xanh, nước vo gạo làm môi trường nuôi cấy giúp vi sinh vật sản sinh ra màng cellulose vi khuẩn để sản xuất vật liệu đa năng thân thiện với môi trường (cản khuẩn, có thể ăn được và tự hủy sinh học).

Đinh Thùy Linh và Vũ Thu Hằng chia sẻ niềm vui cùng cô giáo theo đoàn
Đinh Thùy Linh và Vũ Thu Hằng chia sẻ niềm vui cùng cô giáo theo đoàn

Quá trình sản xuất sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường, không sinh ra chất độc hại. Đặc biệt, khi dùng để  bao bọc thực phẩm, chúng làm tăng thời gian bảo quản thực phẩm rất tốt. An toàn cho người sử dụng, có khả năng tái sử dụng.

Sau khi thải ra môi trường, vật liệu tự phân hủy sinh học trong môi trường như các rác thải hữu cơ, không gây ô nhiễm môi trường.

Các thầy cô giáo và học sinh Trường THPT Kim Anh đón chào 2 nhà sáng chế thắng lợi trở về từ Croatia
Các thầy cô giáo và học sinh Trường THPT Kim Anh đón chào 2 nhà sáng chế thắng lợi trở về từ Croatia

Nguyên liệu sử dụng rẻ tiền và thân thiện với môi trường nên trong tương lai, việc phát triển loại vật liệu này sẽ làm giảm giá thành và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng đặc biệt là người nghèo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.