Nói trước để tránh phải bước

GD&TĐ - Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, chính sách đối ngoại của Indonesia từ nhiều năm nay luôn không nhất biên đảo giữa Mỹ và Trung Quốc.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Còn vài tháng nữa mới chính thức nhậm chức, song Tổng thống đắc cử của Indonesia Subianto Prabovo đã bộc lộ một trong những định hướng chính sách đối ngoại trọng tâm cho nhiệm kỳ sắp tới.

Ông Prabovo chọn Trung Quốc và Nhật Bản là hai điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, đồng thời tuyên bố Indonesia không chọn bên nào trong những chuyện bất hòa giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, chính sách đối ngoại của Indonesia từ nhiều năm nay luôn không nhất biên đảo giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai đối tác lớn này cũng không ép buộc Indonesia phải chọn bên mặc dù đều muốn lôi kéo quốc gia xứ vạn đảo về phe mình.

Nhưng Mỹ và Trung Quốc càng bất hòa nhau và cạnh tranh chiến lược với nhau quyết liệt thì nhu cầu của họ về tranh thủ, lôi kéo các nước trong khu vực Đông Nam Á trở nên càng cấp thiết.

Về lý thuyết không thể loại trừ khả năng Mỹ và Trung Quốc gò ép các đối tác của họ phải chọn bên. Những nước trong khu vực theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập sẽ gặp nhiều khó xử trong tình huống này.

Với việc chọn Trung Quốc là điểm đến đầu tiên, ông Prabovo đã ngầm ý dành cho mối quan hệ của Indonesia với Trung Quốc tầm quan trọng đặc biệt và ưu tiên hàng đầu.

Nhưng vì không thể không cân bằng quan hệ với các nước phương Tây và Trung Quốc nên ông Prabovo tới thăm cả Nhật Bản. Đồng thời, ông cũng còn thể hiện chủ ý tập trung trước hết và nhiều nhất cho khu vực Đông Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, trước những diễn biến mới đây nhất trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt trước xu hướng cuộc xung khắc thương mại giữa 2 nước này bước vào vòng xoáy quyết liệt mới, Indonesia sẽ càng thêm khó có thể cân bằng được quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc.

Việc trung lập giữa Mỹ và Trung Quốc càng thêm khó đối với Indonesia. Ông Prabovo đưa ra tuyên bố “không nhất biên đảo” nói trên vì nhận thấy rằng chỉ với chuyến đi Nhật Bản chưa thể đủ để Mỹ và các nước trong khối phương Tây tin rằng Indonesia ở thời ông cầm quyền thật sự không chọn bên.

Thế nên, ông Prabovo dường như cho rằng cần phải “nói trước” một cách rõ ràng về không chọn bên để rồi đây không bị Trung Quốc hay Mỹ đẩy hoặc ép vào tình thế buộc phải chọn bên.

Với phát ngôn nói trên, Tổng thống sắp nhậm chức Prabovo trước mắt nhằm xua tan quan ngại của Mỹ và các nước phương Tây về kịch bản Indonéia “thân Trung Quốc mà sơ phương Tây”.

Nhưng ông Prabovo đồng thời cũng còn chủ định giải tỏa những nghi ngại từ phía Trung Quốc về khả năng Indonesia tới đây có thể giống như Philippines ở thời Tổng thống Ferdinand Marcos.

Sau khi lên cầm quyền Philippines, ông Marcos đã thay đổi gần như hoàn toàn chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm đối với Trung Quốc và Mỹ. Xuất hiện một Philippines thứ hai như thế ở khu vực Đông Nam Á sẽ rất bất lợi cho Trung Quốc về chính trị an ninh khu vực và địa chiến lược.

Nói trước để khỏi phải bước là toan tính chu toàn của ông Prabovo vào thời điểm hiện tại cho Indonesia. Nhưng thành công hay thất bại của Indonesia còn phụ thuộc vào việc rồi đây Mỹ và Trung Quốc tham gia cuộc chơi này như thế nào.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...