Ông Putin phê duyệt chính sách đối ngoại mới

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ -  Khái niệm chính sách đối ngoại mới của Nga chỉ đích danh Mỹ là chủ mưu nhằm làm suy yếu Moscow bằng mọi cách có thể.

Nga chỉ đích danh Mỹ chủ mưu chống Nga toàn cầu
Nga chỉ đích danh Mỹ chủ mưu chống Nga toàn cầu

Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua bản Khái niệm chính sách đối ngoại mới của Nga, Thông tấn TASS đưa tin.

Tài liệu này xác định các lĩnh vực ưu tiên, mục đích và mục tiêu của các hoạt động quốc tế của nước này. Bản Khái niệm chính sách đối ngoại mới sẽ là một lộ trình cho Bộ Ngoại giao Nga và các bộ ban ngành liên quan khác.

"Hôm nay, tôi đã ký sắc lệnh phê chuẩn Khái niệm Chính sách đối ngoại mới của Liên bang Nga" - Tổng thống Putin nói với các thành viên thường trực của Hội đồng An ninh Nga.

Tổng thống Putin cho biết Bộ Ngoại giao Nga cùng với các ban ngành khác đã nỗ lực phối hợp làm việc để đưa khái niệm chính sách đối ngoại mới phù hợp với thực tế hiện tại.

Phiên bản trước của Khái niệm đã được thông qua vào tháng 11 năm 2016. Các bản cập nhật của tài liệu này đã liên tục được đưa ra phụ thuộc vào các tình hình địa chính trị thế giới xung quanh Nga.

Bản sắc lệnh nêu rõ: "Nga theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và đa diện phù hợp với lợi ích quốc gia và nhận thức được trách nhiệm đặc biệt của mình trong việc duy trì hòa bình và an ninh trên toàn cầu và khu vực.

Thái độ của Moscow đối với các quốc gia khác và các hiệp hội quốc tế được xác định bởi bản chất mang tính xây dựng, trung lập hoặc không thân thiện trong chính sách của họ đối với Nga."

Bộ Ngoại giao đề xuất sử dụng quân đội xử lý các nỗ lực vũ trang chống lại Nga

Về phần mình, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh rằng tài liệu Khái niệm chính sách đối ngoại mới nêu tên Mỹ là "kẻ chủ mưu chính" của chính sách địa chính trị chống Nga trên thế giới.

Ông Lavrov cho biết nước này phải đối mặt với "các mối đe dọa hiện hữu" đối với an ninh và sự phát triển từ "các quốc gia không thân thiện".

Các kẻ thù phương Tây của Nga đang cố gắng "làm suy yếu nước Nga bằng mọi cách có thể ", ông Lavrov nói.

Tài liệu dài 42 trang đưa ra những thay đổi đối với quan điểm của Nga về thế giới - đặc biệt là mối quan hệ ngày càng đối đầu với phương Tây - vốn đã hình thành và thường được Tổng thống Putin nêu rõ trong những năm gần đây.

"Mỹ trực tiếp bị chỉ đích danh là kẻ xúi giục chính của đường lối chống Nga do phương Tây phát triển. Chính sách của phương Tây nhằm làm suy yếu nước Nga bằng mọi cách có thể, được coi là một kiểu chiến tranh hỗn hợp mới", ông Lavrov nói.

Nga đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến hỗn hợp do Mỹ khởi xướng. Ảnh minh họa

Nga đã trở thành nạn nhân của cuộc chiến hỗn hợp do Mỹ khởi xướng. Ảnh minh họa

Ngoại trưởng Nga phát biểu tại Hội đồng An ninh Nga rằng khái niệm mới vạch ra cách Nga có thể thực hiện "các biện pháp đối xứng và bất đối xứng để đáp trả các hành động không thân thiện chống lại Nga."

Khái niệm chính sách đối ngoại mới của Moscow đề xuất sử dụng quân đội để chống đỡ hoặc ngăn chặn một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Nga và các đồng minh.

Ông Lavrov cho biết việc bắt đầu cái mà Moscow gọi là "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine đã mở ra "những thay đổi mang tính cách mạng" trong các vấn đề thế giới mà giờ đây cần được phản ánh trong tài liệu chính sách đối ngoại chính của Nga.

"Vì vậy, chúng tôi tuyên bố dứt khoát rằng chúng tôi sẽ bảo vệ quyền tồn tại và phát triển tự do của người dân Nga" - Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.

Chính sách đối ngoại mới cũng nêu rõ, Nga sẽ tiếp tục duy trì "sự ổn định chiến lược" với Mỹ - ám chỉ đến khả năng hạt nhân của hai nước dẫu Hiệp ước New START, hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng còn lại giữa hai bên cũng đã bị đình chỉ vào tháng Hai.

Nga nêu nguyên tắc của các mối quan hệ quốc tế

Chính sách đối ngoại mới của Nga cũng ràng buộc nguyên tắc của mối quan hệ quốc tế:

- Bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia và tôn trọng quyền lựa chọn mô hình phát triển, cấu trúc xã hội, chính trị và kinh tế của họ;

- Bác bỏ quyền bá chủ trong các vấn đề quốc tế;

- Hợp tác trên cơ sở cân bằng lợi ích và cùng có lợi;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ;

- Quyền tối cao của luật pháp quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ toàn cầu, cũng như việc tất cả các quốc gia bác bỏ chính sách tiêu chuẩn kép;

- Tính không thể chia cắt của an ninh ở khía cạnh toàn cầu và khu vực.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.