Những loại rau củ trồng từ gốc bỏ đi, lớn nhanh vùn vụt

Những loại rau củ trồng từ gốc bỏ đi, lớn nhanh vùn vụt

Đừng vội bỏ đi những mẩu thân rau củ hay phần gốc rau thừa sau khi chế biến, bạn có thể tận dụng chúng để trồng rau sạch cho cả gia đình ăn cả năm không hết. Cùng tham khảo các loại rau củ quả siêu dễ trồng và dễ thu hoạch này nhé.

Rau diếp, rau xà lách

Nhiều gia đình Việt Nam có sở thích ăn rau sống kèm với món ăn, đặc biệt là những loại rau như rau xà lách hay rau diếp. Để đảm bảo cho gia đình luôn được ăn rau sạch, hãy tận dụng phần gốc rễ bỏ đi, ngâm một đoạn 1 – 2 cm phần gốc của chúng trong bát nước để kích thích ra rễ và mọc lá non.

Lưu ý đặt chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng khí như trên vườn hoặc trên bậu cửa sổ, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy những lá rau xanh mơn mởn tươi tốt bật lên.

Những loại rau củ trồng từ gốc bỏ đi, lớn nhanh vùn vụt ảnh 1

Hành tây, hành lá, tỏi và gừng

Đối với hành tây, bạn cần cắt bỏ riêng phần gốc, để khô trong vài ngày, sau đó ấn nhẹ gốc xuống lớp đất xốp ẩm là xong. Để trồng tỏi bạn cũng thực hiện tương tự.

Hành, tỏi và gừng đều là những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt, đây cũng là những loại củ siêu dễ trồng, lại phát triển rất nhanh.

Hành khô hay gừng để lâu có thể gây mọc mầm, nếu ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Hãy nhặt những củ hành, gừng mọc mầm ra và trồng trong đất ẩm, đảm bảo sau vài tuần bạn lại có những củ hành và gừng tươi ngon cho bữa ăn của gia đình mình.

Với hành lá, thậm chí các bước trồng còn đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần ngâm phần gốc hành vào cốc nước ấm và để ở nơi có đủ ánh sáng, sau khoảng 10 ngày sẽ có được thành quả.

Húng quế

Để trồng loại rau thơm này, chị em chỉ cần để thừa lại vài nhánh rau, bỏ bớt phần lá trên thân nhánh và ngâm vào một cốc nước cho đến khi thân nhánh dài thêm khoảng 4-5cm. 

Lúc này rễ cây đã bắt đầu hình thành, bạn chỉ cần đem trồng vào chậu đất ẩm, cung cấp đủ nước và ánh sáng cho cây phát triển nhanh chóng hơn.

Rau cải thìa

Ngâm gốc của cải thìa trong chậu nước khoảng 3 ngày cho đến khi phát hiện phần giữa gốc cây mọc lên vài lá mầm nhỏ thì bạn đem chúng trồng trong chậu đất và chăm sóc như các loại cây bình thường.

Cà rốt

Thay vì bỏ phần đầu củ cà rốt đi, bạn hãy nhúng chúng vào một chiếc khay trũng hoặc chậu nhỏ có nước và đặt ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời. Sau một thời gian, củ cà rốt sẽ mọc lá và sau đó lên cây non và bạn có thể sử dụng để chế biến ra những món salad ngon tuyệt.

Cây sả

Để sả lên rễ mới, bạn cần ngâm củ sả trong cốc nước sao cho nước ngập nửa củ, sau đó đem cây sả đã mọc rễ trồng vào đất ẩm.

Khoai lang và khoai tây

Ngâm một đầu của củ khoai lang vào cốc nước cho đến khi thấy đầu bị ngâm nước mọc rễ thì chuyển khoai lang sang trồng ở đất ẩm. Đối với khoai tây, cách trồng phức tạp hơn một chút. 

Cắt khoai tây thành những khối nhỏ sau đó đem trồng vào đất xốp ẩm. Trong quá trình trồng khoai, bạn nhớ chăm sóc và tưới nước cho cây đầy đủ.

Trái dứa

Trước khi đem trồng trong đất, hãy ngâm cuống của trái dứa trong cốc nước khoảng 3 tuần để cây lên rễ mới. Tuy nhiên trồng dứa bạn hãy thật kiên trì nhé, vì loại quả này lâu cho thành quả hơn những loại cây trên, sẽ mất khoảng 4-5 tháng để bạn có thể được thưởng thức trái dứa thơm ngon do chính tay mình trồng đấy!

Các loại nấm

Đặc trưng của nấm là có thể phát triển nhanh chóng trong nhiều môi trường đặc biệt là thời tiết ẩm. Ở đây, chúng ta có thể áp dụng trồng nấm bằng bã cà phê cho nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm sò, nấm hải sản,… Trước tiên, bạn đổ bã cà phê vào khoảng ½ thùng nhựa, xô, chậu hoặc các mẫu chai lọ có miệng rộng.

Cắt rời phần thân và rễ của nấm, tách rễ thành nhiều phần nhỏ, trộn đều vào bã rồi dùng tay ấn nhẹ xuống. Dùng túi bóng trong suốt che miệng chai lọ, trên đó đục một vài lỗ thủng. 

Khi nấm bắt đầu mọc mới bỏ phần túi đậy này ra. Lưu ý để nấm ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên cho chúng “uống nước”, sau khoảng 1-2 tuần là bạn có thể thu hoạch rồi.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...