Những gương mặt sinh viên NCKH ưu tú

Những gương mặt sinh viên NCKH ưu tú
Lê Thị Tú. Ảnh: N.N
Lê Ngọc Tú. Ảnh: N.N

Với ước mơ đó, cô gái quê lúa đã chọn thi vào trường ĐH Mỏ – Địa chất. Trong quá trình học tập tại trường, kỳ nào Tú cũng được học bổng của nhà trường, là sinh viên giỏi, sinh viên xuất sắc; 2 kỳ là sinh viên có điểm tổng kết cao nhất khoa và được nhận được học bổng dành cho sinh viên xuât sắc của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Với niềm say mê kỳ lạ với đất đá, than bùn, Tú đã “liều” một mình nhận đề tài “Nghiên cứu thành phần vật chất và đặc tính công nghệ các đá Bazan Kainozoi khu vực Nông Cống (Thanh Hóa” và Phủ Quỳ (Nghệ An) theo hướng chế tạo bê tông đầm lăn cho các đập thủy điện lớn”. 

Thầy Trần Văn Khoa – Giảng viên Học viện Quân Y: Kinh phí trong việc làm nghiên cứu các đề tài khoa học sinh viên là cả một vấn đề. Thường kinh phí được Bộ cấp cho trường, trường phân về từng khoa, mỗi khoa cấp cho từng đề tài nghiên cứu, tuỳ theo số lượng người đăng ký cho một đề tài.
Kinh phí hạn chế cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu khoa học của cả thầy và trò. Ở Học viện quân y, nhà trường có biện pháp khắc phục là liên kết nghiên cứu với các bệnh viện và các trung tâm y tế trong việc lấy các mẫu sinh phẩm, kết quả nghiên cứu, dụng cụ cần thiết…

Hiện nay chỉ một số rất ít ỏi đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên được ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn, phần còn lại không có tính ứng dụng cao, do những đề tài nghiên cứu hiện nay thường đi theo một lối mòn có sẵn, ít đề tài táo bạo, đi vào những lĩnh vực mà chưa ai làm vì sợ thất bại và cũng bởi không đủ thời gian, tiền bạc để tiến hành. Có những đề tài muốn thành công phải mất rất nhiều năm. Do vậy để sinh viên và giảng viên tiến hành thành công sẽ cần nhiều hơn nữa cả về kinh phí và thời gian.  

Tú cho biết, nghiên cứu các đá phun trào bazan Kainozoi nói riêng và các loại phụ gia khoáng thiên nhiên nói chung sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho rất nhiều ngành nghề và địa phương. Những công trình thủy điện lớn thường được xây dựng ở những khu vực có địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, vì vậy việc tìm được những nguồn nguyên liệu tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển và giảm giá thành sẽ rất có ý nghĩa. Khu vực miền núi, nông thôn hiện nay đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, các công trình thuỷ lợi, thủy nông... cũng đòi hỏi một lượng lớn nguồn phụ gia khoáng tại chỗ. Mặt khác, Việt Nam đang giúp các nước bạn Lào, Campuchia xây dựng các công trình thủy điện ở vùng biên giới (thủy điện Sê San, Sê Ka Man, Luông Pra Bang...), là những nơi cũng có địa hình rất hiểm trở. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương và quan hệ hợp tác quốc tế.

Đặc thù ngành địa chất là ngoài công tác thu thập xử lý số liệu, công tác gia công mẫu thí nghiệm và nghiên cứu trong phòng còn phải đi thực địa. Đi thực địa tức là phải trực tiếp đi đến nơi mình nghiên cứu để khảo sát đo đạc, lấy mẫu nghiên cứu, thành lập các loại bản đồ chuyên môn… Do vậy, Tú phải sắp xếp thời gian giữa việc học trên trường, việc ôn thi, việc nghiên cứu trong phòng và cả đi thực địa nữa …. Vất vả, nhưng Tú thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Tú tâm sự: “Nhiều người hỏi em: Con gái làm một mình 1 đề tài sao mà dũng cảm thế! Nhưng em muốn thử sức của mình, muốn thử sức làm một nhà địa chất tương lai xem thế nào!”

Nhận được giải Nhất trong Lễ trao giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 20”, công sức là niềm tin của Tú bỏ ra đã được ghi nhận. Nhưng, “trái ngọt” thực sự, đối với Tú là khi công trình của mình được ứng dụng vào thực tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

“Em con nhà nông nên yêu cây lúa thôi”

Chàng sinh viên Phan Thanh Tùng, sinh viên lớp K50 khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội đã trả lời như vậy khi được hỏi tại sao lại chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng di truyền các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa tại miền Bắc Việt Nam” – đề tài đã mang về cho Tùng giải Nhất “Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 20” của Bộ GD&ĐT.

xâscsax
Phan Thanh Tùng với Bằng khen giải Nhất "SV nghiên cứu khoa học lần thứ 20" ảnh: N.N

Để thực hiện đề tài này, Tùng phải đi thu thập các mẫu bệnh bạc lá ở các vùng, các tỉnh xung quanh dịa bàn Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, sau đó, tách triết vi khuẩn từ mẫu bệnh, nuôi cấy và sử dụng các kỹ thuật di truyền về đa dạng sinh học để phân lập các chủng với nhau. Khó khăn thì khỏi nói vì thời gian và kinh phí đều rất hạn hẹp, nhưng trước ý nghĩa thực tiễn lớn của đề tài, Tùng vấn quyết tâm thực hiện. Kết quả, Tùng đã phát hiện ra 3 gien kháng bệnh bạc lá.

Tùng tâm sự, nếu đề tài của em được áp dụng sẽ giúp các nhà tạo giống lúa cây trồng biết được, hiện tại ở miền Bắc tồn tại bao nhiêu chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa và trong quá trình chọn tạo giống kháng bệnh bạc lá lúa, có thể sử dụng những chủng vi khuẩn đó để kiểm tra giống lúa mới chọn tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh thành công bước đầu, chàng sinh viên này vẫn không nguôi trăn trở về công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên hiện nay. Theo Tùng, không phải sinh viên nào muốn cũng có thể xin được đề tài tham gia nghiên cứu vì đề tài nghiên cứu rất hạn chế. Kinh phí cho đề tài cũng chưa đủ để sinh viên có thể “nâng tầm” đề tài của mình, để đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn. Mặc dù vậy, Tùng vẫn nhắn nhủ: Nghiên cứu khoa học là một sân chơi bổ ích, giúp sinh viên được rèn rũa tay nghề, học hỏi kinh nghiệm từ thực tế, cái mà ở trường đại học hiện nay còn thiếu.

Cô sinh viên đa năng, đa tài

Hồ Thị Lê, học viên lớp dài học 39 A học viện Quân Y, thì “dấn thân” vào một đề tài rất “hóc”: Nghiên cứu áp dụng quy trình tách triết ADN thi thể từ thân tóc bằng hạt từ tính ứng dụng nhận dạng cá thể. Đề tài được giải Nhất sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 20 và giải nhất VIFOTEC.

xczxczxczx
Hồ Thị Lê và thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Khoa. Ảnh: N.N

Đề tài nghiên cứu ứng dụng nhận dạng cá thể trong khoa học hình sự, khảo cổ học. Lê cho biết, các nghiên cứu trước đây, chủ yếu tập trung vào ADN nhân, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tách triết được AND nhân vì một số mẫu vật thu được như thân tóc hoặc các mẫu xương tồn tại qua hàng trăm năm đã phân hủy thì AND nhân bao giờ cũng phân hủy trước AND thi thể.

Đặc biệt, đề tài của Lê sử dụng hạt từ tính để thu AND thi thể. AND thi thể thu được từ phương pháp này có ưu điểm hơn các phương pháp trước đây là có nồng độ và độ tinh sạch cao hơn, từ đó, ứng dụng trong nhận dạng cá thể khi chỉ thu được các mẫu như thân tóc hoặc ứng dụng để các định hài cốt liệt sĩ, xác định dòng họ họ tộc qua các mẫu xương tồn tại hàng trăm năm…

Cho đến khi cầm tấm bằng khen trên tay, Lê vẫn còn bất ngờ khi đề tài của mình được giải cao vì khi chọn đề tài, Lê không chọn đề tài có thể dễ đạt giải mà là đề tài trong lĩnh vực mình thực sự yêu thích, giúp Lê tiếp cận với khoa học và cách làm việc khoa học.

Lê tâm sự, với sinh viên, để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc đã vất vả thì với tính chất công việc đặc thù, công việc nghiên cứu của Lê cần sự đầu tư công sức, trí tuệ, thời gian… còn hơn rất nhiều. Trong 1 năm ròng rã, thời khóa biếu của Lê là sáng, chiều học trên giảng đường, tối lại vùi đầu trong phòng thí nghiệm đến 10 giờ đêm. Ấy vậy mà, trong khoảng thời gian đó, Lê vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ là Bí thư chi đoàn, UVBCH đoàn cơ sở, đại biểu Hội sinh viên Việt Nam, Chủ tịch CLB tình nguyện, CLB khiêu vũ của trường.

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.