Những câu hỏi cần tránh khi xin việc

GD&TĐ - Theo chia sẻ của nhà tuyển dụng Abby Kohut trên trang AbsolutelyAbby.com, kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc rất quan trọng. Cho dù bạn đang có hoặc chưa tìm được công việc gì, hãy cố gắng tránh đặt những câu hỏi có thể khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm hoặc không hài lòng về bạn. Dưới đây là những câu không bao giờ nên hỏi.

Những câu hỏi cần tránh khi xin việc

Bất cứ điều gì liên quan đến tiền lương và những câu bắt đầu với “Tại sao?”

Những lợi ích và việc đàm phán chuyện lương bổng của công ty không được thực hiện, cho đến khi một lời đề nghị được đưa ra. Tương tự, nguyên tắc này cũng áp dụng đối với thời gian nghỉ bệnh và nghỉ phép. Do vậy, cách tốt nhất là tránh bất kỳ câu hỏi nào giống như là bạn đã được công ty tuyển dụng, trừ khi nhà tuyển dụng nói trước với bạn.

Kohut cho biết: “Những câu hỏi bắt đầu với ‘Tại sao?’ như ‘Tại sao công ty giảm nhân sự vào năm ngoái?’ thường có tính phòng thủ. Trong khi đó, những câu hỏi ít mang tính “đối đầu” như “Tôi có biết chủ trương giảm nhân sự của công ty. Ý kiến của ông/bà về sự phát triển công ty trong tương lai là gì?”.

“Đối thủ của công ty là ai?”, “Công ty có thường hay đánh giá nhân viên?”

Chuyên gia Jacqui Barrerr-Poindexter của CareerTrend.net, nói: “Đây là một ví dụ điển hình của sự quan tâm, nhưng có thể phản tác dụng vì cho thấy bạn đã không tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn xin việc. Vậy nên, cách tốt nhất là trước khi đặt bất cứ câu hỏi nào, hãy tìm hiểu thông tin về công ty bạn muốn nộp đơn trên các trang mạng.

Câu hỏi “Công ty có thường hay đánh giá nhân viên?” có thể cho thấy bạn quan tâm đến chủ trương của công ty về năng suất làm việc của bạn. Tuy nhiên, hãy tránh bất kỳ câu hỏi nào về chủ trương hoặc các chính sách đánh giá của công ty. Bởi điều này khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm quá mức cần thiết đến công ty khi chưa được tuyển dụng. Do vậy, hãy cố gắng tự tin và tránh những câu hỏi dạng này, hoặc ít nhất là cho đến khi bạn nhận được lời một lời đề nghị từ nhà tuyển dụng.

 

“Tôi có thể đến công ty sớm hoặc về muộn, miễn là làm đủ giờ?”, “Tôi có thể làm việc tại nhà?”

Chuyên gia Barrett-Poindexter góp ý: “Ngay cả khi bạn trình bày rõ ràng về thời gian làm việc linh hoạt với nhà tuyển dụng để có thời gian giải quyết một số công việc cá nhân, cũng cần tránh những câu hỏi dạng này. Sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống có thể quan trọng đối với mỗi người, nhưng đây không phải là vấn đề cấp bách đối với nhà tuyển dụng. Nếu ngay từ lúc đầu, bạn tỏ ra quan tâm về việc cân bằng cuộc sống có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn quan tâm nhiều đến những nhu cầu của riêng bạn hơn là công ty”.

“Trừ khi vấn đề làm việc tại nhà được đề cập đến trong bảng mô tả công việc ngay từ lúc đầu, bạn không nên đặt câu hỏi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Một số công ty thỉnh thoảng sẽ cho phép nhân viên làm việc tại nhà một vài lần khi đã biết năng suất làm việc của họ. Tuy nhiên, một cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn đưa ra những yêu cầu đặc biệt, bởi ngay lúc này, ưu tiên hàng đầu của bạn là nhận được một lời đề nghị từ nhà tuyển dụng”, Kohut nói.

“Ông/bà có muốn xem tài liệu tham khảo của tôi?”, “Tôi có được phòng làm việc riêng?”

Phỏng vấn xin việc giống như một cuộc “hẹn hò”. Điều quan trọng là thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng đối với các giá trị và năng lực của bạn, để họ muốn gặp bạn vào “cuộc hẹn” tiếp theo. Do vậy, việc cung cấp quá sớm các tài liệu tham khảo của bạn có thể làm bạn thất vọng.

Nhà tuyển dụng Josh Tolan của SparkHire.com, cho biết: “Bạn có thể muốn biết điều này, nhưng liệu điều đó có cần thiết cho việc chọn lựa một cơ hội nghề nghiệp hay không. Nếu có, đây có thể là lúc cần suy nghĩ lại về những ưu tiên của bạn”.

“Ông/bà sẽ theo dõi hồ sơ của tôi trên mạng xã hội?”

“Tuy đây là câu hỏi phù hợp trong thời đại công nghệ số hiện nay, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không trả lời bạn lúc phỏng vấn. Bởi điều này có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn có điều gì muốn che giấu về bản thân. Cách tốt nhất là không nên đăng tải bất cứ điều gì về công ty, những đồng nghiệp, nhân viên hoặc nhà tuyển dụng của bạn trên Facebook, Twitter - hoặc bất cứ ở đâu trên Internet. Ngay cả khi bạn không kết bạn với bất cứ ai khi làm việc, cũng nên tránh những điều này”, Tolan nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.