Nhảy việc: người thành công, kẻ thất bại, vì sao?

GD&TĐ - Nhảy việc giờ không còn xa lại, đôi khi có người cho là mốt, 5 năm nên nhảy việc một lần...

Nhảy việc: người thành công, kẻ thất bại, vì sao?

Đã qua rồi cái thời mà nhân viên trung thành làm việc với một công ty, mặc kệ những lí do thỉnh thoảng nảy sinh khiến họ muốn từ bỏ. Ngày nay, cơ hội việc làm nhiều hơn, và mức độ đòi hỏi của chúng ta về công việc cũng tăng cao, vậy nên “nhảy việc” không còn là điều xa lạ.

Tuy nhiên, “nhảy việc" cũng như đánh cược vậy, thắng hay thua, chỉ người trong cuộc mới biết! Dưới đây là hai tâm sự chân thật nhất về vấn đề “nhảy việc” hoàn toàn trái ngược được đọc giả chia sẻ:

Tôi “nhảy việc”, tôi gặt hái thành quả!

Tôi không muốn kể lể về những đau khổ mà mình đã phải chịu đựng ở công ty cũ, nhưng tôi thừa nhận sau khi quyết định “nhảy việc”, cuộc sống của tôi như bước sang trang mới.

Empty

Thứ nhất, tôi có điều kiện phát triển bản thân hơn. Qua công ty mới, tôi được giao phó công việc tuy cũng có nét tương đồng vì cùng ngành, nhưng tính chất công việc thì hoàn toàn khác. Do đó, trước mắt tôi là rất nhiều thử thách, vì vậy, tôi luôn chú tâm bồi bổ kiến thức, nỗ lực hết mình để vượt qua những khó khăn để gặt hái được thành công chứ không còn cảm giác trì trệ, chán nản vì công việc cứ lặp đi lặp lại như công ty cũ.

Trong khoảng thời gian ngắn, tôi thật sự cảm nhận được đây chính là nơi khiến tôi có thể phát triển và vươn xa hơn!

Thứ hai, tôi hài lòng về môi trường làm việc, đặc biệt là đồng nghiệp. Bởi lẽ, đối với tôi, bản thân chỉ có thể làm việc hiệu quả nếu môi trường làm việc thoải mái. Ở đây, vì là nhân viên mới, tôi nhận được sự quan tâm và hỗ trợ rất nhiều từ đồng nghiệp cũng như sếp. Bầu không khí trong công ty lúc nào cũng vui vẻ, thân thiện. Đôi lúc công việc quá nhiều, nhưng chỉ qua vài câu hỏi thăm của đồng nghiệp, hay vài phút cùng nhau phì cười vì vài ba câu chuyện phiếm, tôi cảm thấy mọi căng thẳng như tan biến mất.

Thứ ba, đây là một công ty tốt. Trước khi đưa ra quyết định “nhảy việc”, tôi trăn trở ngày đêm vì sợ mình sẽ hối hận. Nhưng sau khi tìm hiểu công ty mới thật kĩ càng qua báo chí, trang mạng, bạn bè, đồng nghiệp, tôi chấp nhận liều! Sau “cú liều” đó, đây là những gì tôi nhận được từ công ty mới: chế độ đãi ngộ hấp dẫn, lương phù hợp với năng lực, môi trường làm việc hoàn hảo, tích lũy thêm được nhiều kiến thức bổ ích, cơ hội thăng tiến ngay trước mắt...

Tôi “nhảy việc”, tôi nếm trọn đắng cay!

Ai cũng nghĩ, chúng ta chỉ “nhảy việc” khi việc mới tốt hơn việc cũ nhưng thực tế chẳng bao giờ như tưởng tượng. Vì tôi nuôi hi vọng quá nhiều, mong đợi quá nhiều ở công ty mới nên khi trực tiếp trải nghiệm những “đắng cay” mà nơi này mang lại, tôi không khỏi hối hận vì mình đã đưa ra lựa chọn sai lầm.Trước hết, văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với tôi. Phải nói, tôi cảm thấy mình như bị “sốc văn hóa” vậy.

Tuy nhiên,có lẽ thời gian sẽ giúp tôi hòa nhập được. Nhưng cái tôi muốn nói là phong cách làm việc và mối quan hệ đồng nghiệp. Tôi làm Marketing, dân Marketing thì nổi tiếng thân thiện, ấy vậy mà trong công ty này, sự chuyên nghiệp quá mức dường như làm mất đi cái “chất” của họ. Tất cả mọi người, mạnh ai nấy làm với cường độ cao, bầu không khí trong văn phòng luôn “căng như dây đàn”, giờ giải lao đến thì vội vàng ăn uống, chợp mắt nghỉ ngơi rồi nhanh chóng quay lại công việc.

Tôi thấy ngộp, ngộp bởi một nơi mà ngay cả tiếng cười cũng là điều xa xỉ!Tiếp đến, tôi ân hận vì mình đã không cân nhắc kĩ trong việc lựa chọn giữa công việc và gia đình.

Tại sao ư? Chính vì bị cuốn hút bởi một doanh nghiệp lớn có tiếng, mức lương đáng mơ ước, chế độ đãi ngộ nhân viên tuyệt vời mà tôi không bận tâm đến việc mình sẽ phải đánh đổi những gì để có được những thứ đó. Mới lập gia đình tròn hai tháng, nhận việc được một tháng, tôi được điều đi công tác 2 năm ở Quảng Châu, và tất nhiên chuyện này làm gì được ghi trong mô tả công việc.

Tôi giờ đây hoang mang tột độ, gia đình hay sự nghiệp, tôi vẫn chưa biết! Giá như ngày đó tôi không “tham” thì bây giờ mọi chuyện có lẽ không khó xử đến vậy.Sau cùng, tôi không biết ở trong công ty này, giá trị của mình ra sao. Có lẽ xuất phát từ sự tự ti của bản thân khi hít thở chung một bầu không khí với những nhân tài tận 8 tiếng một ngày, tôi cảm thấy mình cống hiến đến mấy cũng không đủ.

Nhiều người cho rằng điều này sẽ kích thích chúng ta nỗ lực hơn, nhưng theo tôi, thật khó để duy trì sự nỗ lực nếu như trải qua một khoảng thời gian dài tâm huyết, mình chẳng nhìn thấy được giá trị hay thành quả gì nổi bật mà bản thân tạo ra. Nhiều lúc tôi thấy mình làm rất tốt, nhưng cũng chẳng ai công nhận hay động viên. Điều này khiến tôi cảm thấy chán nản vô cùng và lại nảy sinh ý định “nhảy việc” mới!

nhay-viec-theo-phong-trao-1

Phải nói, “đứng núi này trông núi nọ” là tư tưởng của rất nhiều nhân viên khi chúng ta có những bất đồng nhất định với công việc hiện tại. Tuy nhiên, “nhảy việc” không phải là chuyện đơn giản.

Do vậy, nếu quyết định đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng thành công nhưng ngược lại, “sai một li đi một dặm”. Vì vậy, hãy luôn cân nhắc kĩ về vấn đề này bạn nhé!

Theo Gia đình Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có những người cho rằng đàn ông còn tin vào tình yêu thì không đáng để... tin tưởng. (Ảnh: ITN).

Đàn ông cần tình yêu hơn phụ nữ

GD&TĐ - Tìm hiểu sự khác biệt trong nhu cầu tình yêu của đàn ông và phụ nữ, và lý do vì sao đàn ông có thể cần tình yêu hơn phụ nữ.