Nhà thiết kế trẻ với “Hoa của mẹ”

GD&TĐ - Lựa chọn sáng tạo với ý tưởng khó, khơi lại tinh hoa nghề đan móc truyền thống - nhà thiết kế trẻ Thảo Oliver chấp nhận đối diện với thử thách khi gắn kết nét đẹp tinh tế xưa và nay.

Một sáng tạo truyền thống nối hiện đại của Thảo Oliver
Một sáng tạo truyền thống nối hiện đại của Thảo Oliver

Người mẹ với đôi bàn tay khéo léo đã giúp cô hiện thực bộ sưu tập được lựa chọn để trình diễn trong chương trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 (do Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp tổ chức).

Mẹ - người gợi cảm hứng sáng tạo

“Bộ sưu tập mới của tôi đưa vào kỹ thuật đan, móc đã bị lãng quên lâu rồi. Tôi rất trăn trở khi đưa những kỹ thuật truyền thống này vào thời trang hiện đại, với mong muốn làm sống lại phần nào nghệ thuật đan, móc tinh xảo của các bà, các mẹ ngày xưa trong đời sống ngày nay”- Nhà thiết kế Thảo Oliver tâm sự.

Kỹ thuật đan, móc đã có lâu đời, được các bà, các mẹ từ thế kỷ trước yêu thích và thuần thục. Những chiếc áo len, khăn len, mũ len do chính tay những người phụ nữ trong gia đình dành thời gian rảnh đan, móc cho con, cho chồng… đã đi vào ký ức đẹp đẽ của biết bao thế hệ người Việt.

“Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về mẹ - một công nhân giỏi của Nhà máy Dệt Kim Hà Nội - có kỹ thuật đan móc điêu luyện. Cứ mỗi mùa đông gần đến, đôi tay mẹ tôi luôn bận rộn đan và móc… Những bông hoa len nhỏ thường được mẹ trang trí trên những chiếc áo len cho con gái. Để rồi cả mùa đông, tôi luôn được diện những chiếc áo len đẹp nhất, ấm áp nhất làm từ đôi tay mẹ”- Nhà thiết kế thời trang Thảo Oliver. 

Thảo Oliver cho biết, khi chạm vào kỹ thuật đan móc thủ công, đòi hỏi sự khéo tay, kiên trì và tinh tế... cô đã gặp không ít khó khăn. “Riêng việc lựa chọn chất liệu để thực hiện ý tưởng đan móc cho các thiết kế thời trang cũng đã khó khăn. Ví dụ, chỉ thêu có thể mua dễ, lại rất đẹp khi dùng để thêu, nhưng đưa vào kỹ thuật móc thì không phù hợp”- Thảo kể. Sử dụng chỉ không lên được cấu hình sản phẩm như mong muốn, bắt buộc phải dùng chất liệu dày hơn. Cuối cùng Thảo đã phải nhờ tới mẹ mình, một người rất thạo đan móc giúp đỡ. Không có sự lựa chọn nào khác ngoài chất liệu len truyền thống. Tuy nhiên, sử dụng len để đan móc các họa tiết (đưa vào thiết kế thời trang đương đại) lại phải tính đến chất liệu may nào phù hợp với len (khi phối với nhau mới hòa hợp).

Đã học được kỹ thuật đan móc từ mẹ, nhưng bản thân nhà thiết kế cũng không thể thực hiện được một cách tinh tế như bà
  • Đã học được kỹ thuật đan móc từ mẹ, nhưng bản thân nhà thiết kế cũng không thể thực hiện được một cách tinh tế như bà

Vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội xưa và nay trong một ý tưởng thời trang

Theo nhà thiết kế Thảo Oliver: “Để thiết kế thời trang đẹp mắt, không thể đưa vào các kiểu đan móc xưa cũ, cần phải tìm ra những nét mới mẻ. Đây là một thách thức đối với nhà thiết kế”.

Mặc dù yêu thích đến “ám ảnh” về vẻ đẹp của kỹ thuật đan móc truyền thống, nhưng Thảo Oliver cũng không thể tìm cho ra một thợ thủ công nào thực hiện được ý tưởng “khó” của mình, ngoài mẹ cô. Bản thân cô cũng học được kỹ thuật đan móc từ mẹ, nhưng cũng không thể thực hiện được một cách tinh tế như bà.

Bộ sưu tập lần này tôi đặt tên “Hoa của mẹ”. Ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về mẹ - một công nhân giỏi của Nhà máy Dệt Kim Hà Nội- có kỹ thuật đan móc điêu luyện. Cứ mỗi mùa đông gần đến, đôi tay mẹ tôi luôn bận rộn đan và móc… Những bông hoa len nhỏ thường được mẹ trang trí trên những chiếc áo len cho con gái. Để rồi cả mùa đông, tôi luôn được diện những chiếc áo len đẹp nhất, ấm áp nhất làm từ đôi tay mẹ”- Thảo nói.

Trong ảnh người mẫu thể hiện một thiết kế sang trọng, đầy nét hiện đại, hòa quyện với kỹ thuật đan móc truyền thống tinh tế của phụ nữ Việt
  • Trong ảnh người mẫu thể hiện một thiết kế sang trọng, đầy nét hiện đại, hòa quyện với kỹ thuật đan móc truyền thống tinh tế của phụ nữ Việt

Nhà thiết kế trẻ ấn tượng không chỉ về sự khéo léo, chăm chỉ của mẹ cô, mà còn đau đáu về vẻ đẹp tinh tế từ kỹ thuật đan móc truyền thống. “Sau này trưởng thành và làm ở lĩnh vực thời trang, tôi luôn mong muốn đưa nghệ thuật đan móc len xưa của mẹ vào trang phục hiện đại, đặc biệt là phải mang tính ứng dụng cao”- Thảo Oliver bày tỏ.

Lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của người phụ nữ Hà Nội xưa và nay, Bộ sưu tập “Hoa của mẹ” được Thảo Oliver thiết kế dành tặng tất cả những người phụ nữ duyên dáng , thanh lịch, hiện đại, năng động mà vẫn luôn hướng về những giá trị truyền thống.

Chất liệu chủ đạo trong bộ sưu tập của Thảo Oliver (được trình diễn trong dịp chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 năm nay) chủ yếu gồm nhung và lụa- vốn là những chất liệu cao cấp đối với những người phụ nữ Hà Nội hồi đầu và giữa thế kỷ trước- đã được nhà thiết kế này làm nổi bật nét trẻ trung, hiện đại mà vẫn giữ thần thái sang trọng, gần gũi của vẻ đẹp truyền thống.

“Tất cả những bông hoa len trong bộ sưu tập lần này được chính tay mẹ móc tặng con gái, để trang trí lên mỗi tác phẩm. Mỗi bông hoa chính là tình yêu của mẹ dành cho con gái. Mẹ cần mẫn ngồi móc hoa mỗi sáng, chỉ mong con gái đưa được các chi tiết đang móc vào mỗi thiết kế thật đẹp, thật tinh tế” - Nhà thiết kế yêu thích kỹ thuật đan móc truyền thống xúc động mô tả.

Kỹ thuật đan, móc thuần thục của các bà, các mẹ từ thế kỷ trước, được đưa vào trang phục hiện đại của nhà thiết kế trẻ
Kỹ thuật đan, móc thuần thục của các bà, các mẹ từ thế kỷ trước, được đưa vào trang phục hiện đại của nhà thiết kế trẻ 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.