Nguyên mẫu vũ khí laser độc nhất vô nhị của Mỹ bị phá hủy ở vùng Kursk

GD&TĐ - Chiến trường Ukraine đang trở thành nơi các bên liên quan thử nghiệm những loại vũ khí mới nhất của mình.

Nguyên mẫu vũ khí laser độc nhất vô nhị của Mỹ bị phá hủy ở vùng Kursk

Mới đây trong một trận giao tranh ở vùng Kursk, máy bay không người lái FPV của Nga đã phá hủy một trong những nguyên mẫu của hệ thống vũ khí laser có tên Counter-UAS do Mỹ chế tạo để chống lại UAV, khi lắp đặt module chiến đấu trên xe bọc thép chở quân Stryker.

Như vậy, cuộc gặp gỡ của hai hệ thống vũ khí từ các thời đại công nghệ khác nhau đã kết thúc với sự thất bại của phiên bản tiên tiến hơn.

Cần lưu ý rằng tổ hợp Counter-UAS vẫn chưa được Quân đội Mỹ và các nước NATO khác chấp nhận trang bị và đang trong quá trình thử nghiệm.

63c61a819f-u53z6haeaa4-7737.jpg
Tổ hợp vũ khí laser Counter-UAS trên chiến trường Kursk.

Stryker là dòng xe bọc thép chở quân bánh lốp 8x8 do General Dynamics Land Systems sản xuất từ ​​năm 2002, nó cũng được trang bị khí tài do các công ty BlueHalo, EOS Defense Systems USA, Northrop Grumman, Leonardo, BAE Systems, Arnold Defense, AMPEX và Digital Systems Engineering sản xuất.

Chiếc thiết giáp Stryker bị phá hủy ở vùng được trang bị nhiều phương tiện phát hiện và tiêu diệt UAV. Ví dụ như hệ thống phát tia laser BlueHalo Locust có công suất 26 kW; một bệ phóng tên lửa sử dụng đạn(APKWS II 70mm dẫn đường bằng laser.

cd094f78a8-g8tck9gycwk-2682.jpg
Trạm phát tia laser chiến đấu trên xe bọc thép chở quân Stryker.

Đi kèm với đó còn có module EOS R400 với pháo tự động XM914 30 mm và súng máy M240B cỡ 7,62×51 mm, có thể lập trình để chống lại máy bay không người lái và tấn công các mục tiêu mặt đất.

Trên xe còn có các đài radar bán cầu đa nhiệm vụ (nMHR) thế hệ tiếp theo được trang bị ăng ten mảng pha chủ động (AESA) cũng như module phát hiện quang học toàn hướng.

Hệ thống laser chiến đấu DragonFire do châu Âu phát triển.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.