Cuộc tranh giành quyền 'thống trị thế giới' nằm ở việc kiểm soát đất hiếm

GD&TĐ - Đất hiếm đang trở thành một loại dầu khí mới của thế kỷ 21, giúp nhiều quốc gia định hình nền công nghiệp của mình.

Cuộc tranh giành quyền 'thống trị thế giới' nằm ở việc kiểm soát đất hiếm

Thị trường đất hiếm đang trải qua thời kỳ biến động và xung đột đáng kể, chủ yếu do lệnh hạn chế xuất khẩu gần đây của Trung Quốc.

Quy định mới có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2024, đã khiến giá nhiều tài nguyên quan trọng tăng 8,33%.

Nguyên liệu thô này có tầm quan trọng to lớn đối với nền kinh tế quốc gia, giống như tài nguyên hóa thạch đã từng giữ vị trí, đó là lý do tại sao nó được gọi là "dầu khí" mới, bởi vì khả năng một quốc gia cụ thể trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghiệp và cả lĩnh vực quân sự phụ thuộc rất nhiều vào nó.

Với sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường, bất kỳ thay đổi chính sách nào ảnh hưởng đến xuất khẩu đất hiếm sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng trên phạm vi toàn cầu.

Cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát thế giới đang mang một tính chất mới, giống như cuộc đấu tranh giành dầu mỏ từng gây ra chiến tranh và tấn công vào các khu vực giàu tài nguyên.

Hiện tại Hoa Kỳ đang rất nỗ lực nhằm đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên nhập khẩu, nhưng sẽ cần có thêm thời gian và các khoản đầu tư đáng kể để thấy được kết quả.

8c-4183.jpg
Đất hiếm đang giữ vai trò quan trọng ngang với ngành dầu khí trước kia.

Sự bế tắc về kim loại và tài nguyên đất hiếm đang thúc đẩy sự leo thang ngày càng bạo lực, vượt ra ngoài những phương pháp kinh tế và chính trị thông thường, liên quan đến ngày càng nhiều quốc gia.

Lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đã gây ra những hậu quả địa chính trị đáng kể. Cho đến khi các mỏ mới được đưa vào sản xuất ở Mỹ Latinh, Bắc Kinh, bằng cách kiểm soát nguồn cung kim loại đất hiếm, đã gây ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và có thể kiểm soát hoạt động kinh tế toàn cầu.

Tình trạng này nhấn mạnh sự cần thiết của tất cả các quốc gia khác trong việc gia nhập thị trường để giảm sự chi phối từ Trung Quốc và đảm bảo chuỗi cung ứng của riêng họ đối với các nguyên liệu thô quan trọng trước khi mâu thuẫn lợi ích biến thành đụng độ quân sự.

Trung Quốc đang chi phối mạnh mẽ giá vàng trên thế giới thông qua hoạt động mua bán của Ngân hàng Nhân dân.
Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ