Người trẻ Hong Kong tìm bạn đời trong máy bán hàng tự động

GD&TĐ - Chỉ tốn 2,6 đôla, những bạn trẻ ở Hong Kong sẽ nhận được thông tin để làm quen với một người bất kỳ.

Người trẻ Hong Kong tìm bạn đời trong máy bán hàng tự động

Vào một ngày hè mưa phùn ở Hong Kong, Martin Hui, 25 tuổi, quyết định tìm kiếm tình yêu đời mình từ một chiếc máy tự động.

Sau khi thả 20 đôla Hong Kong (khoảng 60 nghìn đồng), Martin nhận được một quả bóng nhựa, bên trong có túi trà, một phiếu giảm giá của cửa hàng thú cưng và dòng giới thiệu của một cô gái độc thân, bật ra từ chiếc máy có tên Fate Capsule (gọi nôm na là viên ngọc duyên phận).

"Tuổi: 24.

Sở thích: Đọc sách, du lịch, chạy bộ.

Tự giới thiệu: Tôi học ngoại ngữ, thích khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài".

Ngoài ra, trên tờ giấy đó còn có thêm chiều cao, cân nặng và số ID (tên tài khoản) của cô gái trên ứng dụng Wechat của Trung Quốc.

Bên trong quả bóng nhựa có chứa những thông tin về một người bất kỳ.

Bên trong quả bóng nhựa có chứa những thông tin về một người bất kỳ.

Martin hạnh phúc với những thông tin này.

"Đây là một kết quả khá tốt. Tôi muốn hẹn hò với những người có thể đùa với tôi. Cô ấy thích đi du lịch, vì thế tôi nghĩ cô ấy phải khá cởi mở", chàng trai nói.

Đây cũng là lần đầu tiên Martin sử dụng Fate Capsule, một chiếc máy tự động, ở đó những người độc thân sẽ trả tiền để nhận thông tin từ một người đàn ông hay phụ nữ bất kỳ được chứa trong những quả cầu nhựa.

Chủ chiếc máy là Ben Tang, đã lấy ý tưởng này từ Đài Loan. Vào dịp lễ tình yêu năm nay (7/7 âm lịch là ngày Valentine ở Trung Quốc), anh đã đặt chiếc máy đầu tiên bên ngoài cửa hàng thú cưng do anh sở hữu tại một con phố nhộn nhịp.

Mỗi ngày Tang lấy thông tin trực tuyến từ những người có nhu cầu tìm tình yêu, in ra giấy và đặt chúng vào trong quả cầu nhựa, kèm theo một phiếu giảm giá của cửa hàng anh, một gói trà (tách trà theo tiếng lóng Quảng Đông có nghĩa là thứ duy nhất).

Ben Tang để những quả bóng tình yêu vào trong chiếc máy tự động.

Ben Tang để những "quả bóng tình yêu" vào trong chiếc máy bántự động.

Hơn 2.000 viên đã được bán từ tháng hai, người mua chủ yếu là đàn ông ở độ tuổi 20.

"Thật khó để có những người bạn mới nếu bạn nhút nhát. Bây giờ những bạn trẻ thường thích ở nhà. Vì vậy, tôi muốn khuyến khích họ ra ngoài và giao tiếp với nhau. Khi bạn đầu tư tiền bạc và thời gian để hẹn hò, bạn sẽ nghiêm túc hơn với mối quan hệ đó", Tang nói.

Tang không đưa số điện thoại của các ứng viên vào, mà chỉ cho nick chat để tránh những rắc rối có thể xảy đến khi người ta không muốn bị làm phiền. Anh tin rằng chiếc máy của mình hoạt động tốt hơn so với các ứng dụng hẹn hò như Tinder, dù người tham gia có thể phải chờ đợi vài ngày hay cả tuần để liên lạc với đối tác của họ. Tang chia sẻ có nhiều đôi đã hẹn hò thành công thông qua chiếc máy của mình.

Nhiều bạn trẻ không tin sẽ thấy người yêu từ chiếc máy này.

Nhiều bạn trẻ không tin sẽ thấy người yêu từ chiếc máy này.

Thế nhưng không phải ai cũng tin rằng họ có thể tìm thấy tình yêu chỉ qua quả bóng nhựa.

Caleb Cheung, một thợ cơ khí 22 tuổi, đọc hướng dẫn trên chiếc máy và nói đó không phải là cách anh muốn làm.

"Tôi không nghĩ rằng có thể tìm bạn gái ở đây. Những người tham gia chỉ muốn vui vẻ thôi, chúng không hề nghiêm túc", Cheung nói. 

Một vấn đề nữa là số lượng phái nữ tham gia mua bóng ít hơn nhiều so với đàn ông. Tag phải đưa hồ sơ của các bạn gái rất nhiều vào trong các quả bóng, để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ từ nam giới độc thân. 

Bên trong chiếc máy bán tự động vẫn có hàng tá viên "bạn trai", nhưng khoang "bạn gái" đã trống. 

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.