Nghị lực sống của cô bé 13 tuổi bị ôtô cán mất đôi chân vì cứu mẹ

Cho dù thân hình không trọn vẹn nhưng nếu chúng ta luôn có nghị lực, luôn có niềm tin vào cuộc sống, cuộc đời sẽ tươi đẹp biết bao!

Nghị lực sống của cô bé 13 tuổi bị ôtô cán mất đôi chân vì cứu mẹ

Năm đó, Thanh mới 6 tuổi, cô sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh vô cùng khó khăn nhưng cuộc sống của gia đình cô luôn đầy ắp tiếng cười.

Mẹ cô mắc bệnh động kinh nên não có chút tổn thương, bà không thể làm được việc đồng áng.

Hôm đó, Thanh đi cùng mẹ ra chợ, đang trên đường đi thì có một chiếc ô tô bị trượt bánh, lái xe mất tầm lái, ông không ngừng bấm còi để ra hiệu mọi người tránh xa. Mọi người đều sợ hãi tránh sang hai bên đường, duy chỉ có Thanh và mẹ cô không nghe thấy tiếng còi.

Vì đang trong lúc hoảng loạn nên lái xe cũng không nhìn thấy ai đằng trước cả, lúc cô bé nhìn thấy chiếc xe đang tiến đến gần, sắp bổ nhào lên người mẹ, cô mới phát hiện ra mối nguy hiểm đang cận kề. Cô bé chạy nhanh về phía mẹ đẩy mẹ ngã sang bên đường, mẹ cô được cứu, còn cô thì bị cuốn vào bánh xe.

Sau khi tỉnh lại, cô bé mới biết mình bị chiếc xe đó cán mất hai chân, máu me khắp đường, ngay cả xương cũng bị vỡ nát ra. Từ đó, cô bé trở thành cô gái không chân.

Nghị lực sống của cô bé 13 tuổi bị ôtô cán mất đôi chân vì cứu mẹ

Mất đi đôi chân, lại cộng thêm hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mãi đến năm 12 tuổi, cô bé mới bắt đầu đi học. Cô bé tự mình đi bộ đến trường, bố cô lấy lốp xe cắt một mảnh to cô ngồi lên đấy để dể dàng di chuyển trên đường hơn.Những đứa trẻ bình thường đến trường mất một tiếng đồng hồ, còn cô bé thì phải đi mất 3 tiếng.
Có nhiều người hảo tâm lái xe trên đường, nhìn thấy cảnh cô bé đi lại khó khăn nên chủ động đưa cô về nhà. Những hôm trời mưa to, đường rất trơn, lúc đi đến trường thì quần áo của cô bé đã bị vấy bẩn.

Có người đi đường ngỏ ý muốn cõng nhưng bị cô bé khéo léo từ chối. Mọi người đều khâm phục sự mạnh mẽ của cô.

Những việc như lấy cơm, rửa bát, lên cầu thang…các thầy cô và bạn bè ở trường đều muốn giúp đỡ nhưng cô bé luôn lắc đầu

Việc của mình cô bé đều tự mình làm, không bao giờ làm phiền đến người khác. Cô bé chính là tấm gương về lòng tin và nghị lực của bao người trên đời.

Những việc như lấy cơm, rửa bát, lên cầu thang…các thầy cô và bạn bè ở trường đều muốn giúp đỡ nhưng cô bé luôn lắc đầu, nhất quyết để mình tự làm.

Nhiều năm trôi qua, cô bé cứ di chuyển như vậy nên bố cô phải thay năm sáu miếng lốp xe rồi.

Ở nhà, mọi việc cũng đều nhờ vào cô bé. Thần kinh của mẹ không bình thường, thường xuyên chạy đi khắp nơi; bố cô thì phải đi làm nuôi cả nhà tối muộn mới về nên việc chăm sóc mẹ đều do một mình cô gánh vác.

Lúc nấu cơm, do bếp quá cao nên cô vác một chiếc ghế lại rồi trèo lên đó để nấu cơm, xào rau. Nấu cơm xong, cô bé lại đi tìm mẹ khắp làng, gọi mẹ về ăn cơm.

Gia đình cô rất nghèo, ba người sống trong một ngôi nhà gỗ tứ phía đều có gió thổi vào, đồ dùng quý giá nhấ trong nhà chỉ có cái nồi cơm điện hỏng. Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng trên khuôn mặt của cô bé luôn nở nụ cười. Sau khi lên cấp một, cô bé ở trong ký túc của trường nên cô thường lo lắng cho người mẹ ở nhà.

Cô bé cho hay: “Trước giờ cháu chưa từng trách mẹ, cũng không hận mẹ, bởi đó là mẹ của cháu!”.

Cô còn nói: “Số cháu đã khổ rồi, nếu cháu không vui vẻ, không yêu đời thì cuộc sống này quá vô nghĩa”.
Ước mong lớn nhất của cô bé đó là có thể đứng dậy và đi lại như người bình thường, nhưng cô bé biết ước mong đó mãi mãi không thể thành hiện thực được.

Một tin vui cho cô bé đó chính là sắp tới, cô sẽ được lắp đôi chân giả, đó chính là “đôi cánh” mà Hiệp hội cộng đồng thế giới chắp cánh ước mơ cho cô bé, mong rằng cuộc sống của cô sẽ ngày càng cải thiện hơn, tương lai rộng mở sẽ càng mở rộng cánh cửa chào đón cô.

Theo Phunutoday

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

Truyện ngắn: Mẹ và vợ

GD&TĐ - Gã thuộc mẫu người hướng ngoại: Ưa bay nhảy, thích gặp gỡ kết giao, trà dư tửu hậu với bạn bè hơn đoàn tụ chuyện trò cùng anh em, cha mẹ, vợ con.