Những ngày đầu năm mới, trời Hà Nội hửng nắng, cùng với việc đi thăm họ hàng, người thân cũng như lên chùa, các bạn trẻ không quên đổ xô tới Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường ĐH đầu tiên của Việt Nam để cầu mong những điều may mắn trong việc học.
Bên cạnh việc thắp hương, chiêm ngưỡng những tấm bia tiến sỹ, các bạn không quên xin chữ với ước mong về một năm học hành suôn sẻ, may mắn và thi cử thuận lợi.
Chính bởi vậy, với không ít các bạn trẻ, những chữ như “Đạt” (đỗ đạt), “Đăng khoa”,… trở nên vô cùng có ý nghĩa. Đây cũng là những chữ được xin nhiều nhất bên cạnh “trí”, “nhẫn” hay “chí”,…
Đây là một nét đẹp truyền thống bởi người dân quan niệm xin chữ ngày xuân mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.
Những chữ này không chỉ thể hiện bản sắc của mỗi gia đình, mà còn thể hiện mong ước, nguyện vọng của người xin khi bắt đầu bước sang năm mới.
Ngay từ ngày mồng 1 Tết, rất đông bạn trẻ cùng gia đình đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám tham quan, cầu nguyện và xin chữ.
Sân Thái học trở nên đông đúc, nhộn nhịp
Thời tiết Hà Nội ấm dần về buổi chiều, bởi vậy khá nhiều bạn trẻ cảm thấy mệt mỏi khi phải xếp hàng chờ đến lượt xin chữ trong thời gian quá lâu
Với không ít các bạn trẻ, những chữ như “Đạt” (đỗ đạt), “Đăng khoa”,… mang ý nghĩa ước mong về một năm học hành suôn sẻ, may mắn và thi cử thuận lợi.
Xin chữ đầu năm là một nét đẹp truyền thống, thể hiện sự trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm, gìn giữ.
Vài năm trở lại đây, “phố ông đồ” có sự góp mặt của khá nhiều bạn trẻ. Đây đều là những ông đồ, bà đồ đã được sát hạch và tuyển chọn kĩ lưỡng.
Năm nay, tại “phố ông đồ” có thêm dịch vụ viết thư pháp tên của các thần tượng đội tuyển U23 Việt Nam, lấy cảm hứng từ thành công của đội tại giải châu Á vừa qua.
Tại khu vực hồ Văn, ngoài các gian hàng ông đồ còn có các tiểu cảnh tái hiện ngày hội xuân truyền thống xưa, thu hút nhiều bạn trẻ yêu thích và chụp ảnh.
Bình luận