Ngành “hot” năm 2019: Tài chính đứng đầu

GD&TĐ - “Báo cáo về Nhu cầu tuyển dụng và Nguồn cung lao động trong năm 2018 và Dự báo năm 2019” của trang tuyển dụng trực tuyến VietnamWorks phát hành mới đây cho thấy: Tài chính là ngành được dự báo đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong năm 2019.

Nhân lực ngành tài chính được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2019
Nhân lực ngành tài chính được dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2019

Dự báo này được đưa ra sau khi có những đánh giá tổng quan về nhu cầu tuyển dụng năm 2018.

Kỹ thuật và CNTT “hút” nhân lực

Theo dự báo của Vietnam Works, danh sách top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất năm 2019 bao gồm: Tài chính/đầu tư - bán hàng - hành chính/thư ký - kế toán - IT/phần mềm - marketing - chăm sóc khách hàng - kiểm toán - Internet/online media và xây dựng.

Hành chính/thư ký được dự báo đứng đầu trong top 10 ngành nghề có nguồn cung lao động nhiều nhất trong năm tới. Đây cũng là ngành nằm trong top 3 được dự báo có nhu cầu tuyển dụng cao nhất trong năm 2019.

74% nhà tuyển dụng tham gia khảo sát của VietnamWorks cho biết nhu cầu về nhân lực của họ sẽ tăng lên. Trong đó, 33% doanh nghiệp có kế hoạch tăng mạnh về quy mô nhân sự khi nhu cầu tuyển dụng cao trên 30%, trong đó 15% sẽ tăng từ 30 - 40%; 15% tăng từ 40 - 50% và 3% tăng đến trên 50%.

Số doanh nghiệp còn lại đều cho rằng nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng ở các mức độ thấp hơn. Những ngành nghề kỹ thuật và công nghệ thông tin đều có sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu nhân lực trong hiện tại và tương lai.

Tốc độ phát triển kinh tế luôn gắn liền với thị trường lao động, trong top 10 địa điểm có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất, TPHCM vẫn duy trì vị trí đứng đầu và nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng mạnh nhất dựa trên chỉ số công việc đăng tuyển với 15%.

Đáng chú ý, mặc dù Hà Nội đứng thứ 2 về nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2018, nhưng chỉ đứng thứ 8 với 3% tăng trưởng.

Lần lượt đứng các vị trí tiếp theo là Bình Dương và Hải Phòng cùng tăng 12%; Hải Dương tăng 9%... Với tỷ lệ 1/59 (cứ 1 người tìm việc phải cạnh tranh với 58 người khác), Hưng Yên là địa điểm có sự cạnh tranh cao nhất về lao động trên thị trường.

Hưng Yên cũng đứng thứ 8 trong top 10 địa điểm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất, đồng thời đây cũng là địa điểm đứng thứ 6 cả nước có nguồn cung lao động cao nhất.

Top 10 ngành dư thừa nhân lực

Nhu cầu tuyển dụng trực tuyến trên toàn quốc năm 2018 tăng 11% so với năm 2017. Tuy nhiên, nguồn cung lao động trực tuyến chỉ tăng 5% so với năm 2017. Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nguồn cung chỉ bằng gần một nửa nguồn cầu.

Số liệu của báo cáo cho thấy, công việc dành cho người có kinh nghiệm vẫn đang thống trị thị trường tuyển dụng năm 2018, chiếm 72% nhu cầu tuyển dụng. Tiếp theo lần lượt là công việc cho cấp quản lý chiếm 17%; sinh viên mới ra trường chiếm 8% và giám đốc chiếm 3%.

Về nguồn cung lao động, ứng viên có kinh nghiệm chiếm 73%; cấp trưởng phòng chiếm 18%; sinh viên mới ra trường chiếm 6% và giám đốc chiếm 3%.

78% người tìm việc cho biết, họ có ý định thay đổi công việc trong năm 2019, trong số này 58% có ý định thay đổi công việc ngay từ đầu năm 2019. Top 3 lý do hàng đầu khiến người lao động chuyển việc lần lượt là: Không có cơ hội thăng tiến; Không hài lòng với mức lương; Đào tạo và phát triển không đúng cách. 

Qua thống kê, xuất hiện khả năng sẽ dư thừa nguồn nhân lực trong tương lai gần của các ngành nghề bán sỉ/bản lẻ; hoạch định/dự án; thu mua/vật tư/cung vận; quảng cáo/khuyến mãi/đối ngoại.

Theo đó, các ngành này không nằm trong danh sách top 10 các ngành tăng trưởng về nhu cầu tuyển dụng, nhưng lại trong danh sách top 10 ngành nghề có nguồn lao động tăng trưởng mạnh nhất.

Ngành nghề có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất trong cả nước là lĩnh vực thu mua/vật tư/cung vận đứng đầu với tỷ lệ 1/82, có nghĩa là cứ 1 người tìm việc trong lĩnh vực này sẽ phải cạnh tranh với 81 người khác.

Điều này cho thấy có thể đây là ngành sẽ rơi vào tình trạng thừa nhân lực khi ngành này vừa nằm trong top 10 ngành nghề có nguồn cung lao động tăng trưởng mạnh nhất, lại vừa đứng đầu danh sách những ngành nghề có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất trong năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện tranh là một thể loại văn học mạnh mẽ và hữu ích để phát triển khả năng hiểu cũng như phân tích văn học của học sinh. (Ảnh: ITN).

Trẻ đọc truyện tranh có tốt không?

GD&TĐ - Truyện tranh có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với trẻ em lẫn người lớn. Ngoài việc mang lại tiếng cười sảng khoái, giải tỏa căng thẳng...