Ngái ngủ rời nhà - Đói lả rời trường

Ngái ngủ rời nhà - Đói lả rời trường

(GD&TĐ)- Hôm nay (2/2), sau một ngày Hà Nội triển khai thay đổi giờ học, giờ làm, hầu hết các trường trong vùng điều chỉnh mới chủ động được phương án bố trí dạy và học theo kế hoạch này. Qua thực tế tìm hiểu của phóng viên báo GD&TĐ điện tử, nguyện vọng của nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh là nên giữ nguyên giờ học cũ.

Tranh thủ mua đồ ăn sáng tại cổng trường lúc 6 giờ 30 sáng nay, em Trần Mỹ Đức học sinh trường THPT Trung Hòa- Nhân Chính (Thanh Xuân- Hà Nội) cho biết, theo lịch mới, buổi sáng, 6 giờ, mẹ đã phải đánh thức em dậy, sớm hơn mọi ngày gần 1 tiếng đồng hồ. Trời mùa đông, dậy sớm đi học là một cố gắng lớn bởi đêm hôm trước em đã phải làm bài tập và chuẩn bị bài khá muộn.

Ngoài giờ học ở trường, Đức cho biết, các em còn nhiều lịch học khác sát nhau trong ngày như tự học, học thêm nên rất khó điều chỉnh thời gian theo lịch học mới. Em cho rằng, cứ giữ nguyên lịch học theo giờ cũ là hợp lý hơn cả cho học sinh THPT.

1.jpg
Học sinh THPT dậy rất sớm đến trường kịp giờ. Ảnh, gdtd.vn

Hiệu trưởng trường THPT Thăng Long Phạm Trung Dũng cho biết, các lớp học buổi sáng của trường thì chịu áp lực về thời gian dậy sớm để đến trường, ngược lại, các em học buổi chiều bị ảnh hưởng nhiều nhất lịch tan học lúc sau 19 giờ.

Trong ngày hôm qua (1/2), các lớp học buổi chiều của trường THPT Thăng Long chỉ học có 3 tiết chính khóa, thời gian còn lại dành cho họp Hội đồng nhà trường và học tập ngoại khóa. Do vậy hôm nay các em mới chính thức học tiết thứ 5, tan học lúc 19 giờ.

Theo thầy Dũng, học vào thời gian này, khá nhiều em phải nhịn đói để vào học tiết cuối, cộng thêm với học muộn nên hiệu quả tiếp thu bài sẽ không cao. 

Thêm vào đó, tan muộn nên về đến nhà lúc 20 giờ tối, học sinh phải mất thời gian cho vệ sinh cá nhân và ăn tối khoảng 1 tiếng đến 1,5 tiếng; các em ngồi vào bàn học lúc 21 giờ 30 hoặc 22 giờ. Thời gian dành cho tự học buổi tối không nhiều. THPT là khối đang phải học nước rút cho các kì thi quan trọng, do vậy, thời gian học ít sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập của các em.

Thầy Dũng cho rằng, tan học lúc 19 giờ vừa không phù hợp với nhịp sinh học của học sinh THPT vừa không khoa học đối với áp lực về thời gian học thêm, tự học của học sinh cuối cấp. Do vậy, sau thời gian thí điểm, là một hiệu trưởng, bản thân thầy cũng sẽ có đề nghị chính thức nên giữ nguyên giờ học cũ cho các cấp học Phổ thông.

Đức và một bạn nữa cùng trường đi học sớm, không kịp ăn sáng ở nhà nên mua đồ ăn sáng tại cổng trường. Ảnh, gdtd.vn
 Đức và một bạn nữa cùng trường đi học sớm, không kịp ăn sáng ở nhà nên mua đồ ăn sáng tại cổng trường. Ảnh, gdtd.vn

Chị Phạm Thị Nga, phụ huynh học sinh Phạm Đức Nga lớp 12 A2- trường THPT Newton cũng cùng băn khoăn. Bà cho biết, vì tan muộn nên gia đình phải bố trí đưa đón Đức chứ không để em tự đi về, rất nguy hiểm khi tham gia giao thông. 

Bản thân cũng là một giáo viên THPT, chị Nga cũng phải đứng lớp vào buổi chiều và số tiết rơi vào tiết muộn thứ năm khá nhiều. Chị cho biết, vào những hôm phải lên lớp muộn, chị phải nhờ người đưa đón con.

Đồng thời, trong những buổi tối như thế, chị Nga gặp khá nhiều phiền phức về thời gian, chị không thể nấu ăn tối cho gia đình được. Ngay như sắp xếp thời gian kèm cặp cho Đức làm bài tập và ôn bài buổi tối chị cũng chưa tìm ra biện pháp vì cả hai mẹ con đều về muộn.

Chị Nga nhận định, vì học sinh các cấp học Phổ thông còn gắn liền với sinh hoạt của các gia đình và các phụ huynh, nên việc đổi giờ học theo lịch mới đã gây xáo trộn không nhỏ không chỉ riêng bản thân thời gian sinh hoạt, học tập của các em mà còn đến cả thời gian công tác của các cha mẹ khác nữa. Do vậy, không nên thay đổi thời gian học cũ ở các cấp học Phổ thông.

Hiệu trưởng trường THPT Newton Lê Thị Bích Dung cho rằng, thời gian tan muộn đã làm ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của hơn 200 học sinh khối THPT tại đây. Vì là một trường tư thục, lịch học ngày bình thường của nhà trường tan học lúc 16 giờ chiều cho các khối, nên thí điểm điều chỉnh khối THPT tan học sau 19 giờ đối với trường mình là bất hợp lý.

Về lâu về dài, không thể giữ học sinh đến 19 giờ theo lịch mãi được vì còn liên quan đến công tác thanh toán thù lao cho giáo viên trông học sinh ngoài giờ. Nhà trường đang đợi Sở GD&ĐT Hà Nội sớm có hướng dẫn cụ thể cho các trường tư thục mang yếu tố đặc thù để thực hiện sao cho hợp lý nhất.

Liên quan đến trông học sinh trước lúc vào lớp và sau lúc tan trường, hiệu trưởng trường THCS Nam Trung Yên Đỗ Thị Kim Thoa cho biết, theo lịch mới, học sinh THCS vào học lúc 8 giờ sáng, trong khi đó, một số phụ huynh học sinh của trường có nhu cầu gửi con lúc 7 giờ, do vậy mỗi ngày, nhà trường phải bố trí luân phiên từ 5-6 giáo viên trông số các em này theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT. 

Trong ngày hôm nay, trường THCS Nam Trung Yên mới chốt được danh sách các phụ huynh yêu cầu gửi con sớm tại trường. Số lượng này tuy không nhiều nhưng nhà trường vẫn phải bố trí giáo viên trông nom học sinh, không để trường hợp đáng tiếc nào xảy ra đối với các em được cha mẹ đưa đến sớm mà không có sự quản lý của giáo viên. 

Ở cấp Tiểu học, thời gian học sinh tan học 17 giờ, nhưng thực tế ở trường Tiểu học Nam Trung Yên và các trường khác, các cô giáo phải quản lý học sinh thêm gần 1 tiếng đồng hồ để đợi các phụ huynh đến đón do vênh giờ tan sở của các bậc cha mẹ.

Là cán bộ quản lý, hiệu trưởng nhà trường, cô Tạ Thị Bích Ngọc cho biết, hiện toàn trường có 28 lớp học, nhà trường yêu cầu 28 giáo viên chủ nhiệm quản lý đến học sinh cuối cùng được đón về mới được ra khỏi trường. Trong thời gian tới, nếu việc này kéo dài, số giáo viên này sẽ bị thiệt thòi về công lao động làm thêm bởi hiện tại, thời gian trông học sinh ngoài giờ của các cô này không được tính công.

Về phía phụ huynh học sinh, chúng tôi cũng phải ghi nhận tinh thần xây dựng của nhiều phụ huynh sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình vì những lợi ích chung to lớn hơn của toàn xã hội. Anh Lê Mạnh Hà, phụ huynh học sinh Mai Anh, học lớp 1 A3- trường THCS Nam Trung Yên cho biết, vợ chồng anh chị phải luân phiên cắt cử nhau đưa đón con đi học. 

Theo ý kiến của nhiều cán bộ, nhà giáo và phụ huynh, người dân, việc  thay đổi giờ làm giờ học trên địa bàn 12 quận, huyện của Hà Nội đương nhiên làm xáo trộn bước đầu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại ở chỗ, đối tượng chịu tác động mạnh nhất, rõ nhất lại là các em học sinh ở tất cả các cấp học.

Việc học vốn đã không nhẹ nhàng, giờ lại phải gánh chịu thêm vô số hệ lụy của việc đi sớm, về muộn khiến các em học sinh khó có nhiều tâm trí tập trung vào tiếp thu bài vở.

Nhiều phụ huynh bức xúc nói, "giờ vàng" cho con em họ hệ thống bài trên lớp hôm nay và ôn tập bài cho ngày mai chỉ còn vào...nửa đêm.

Từ rất sớm, 6 giờ 20 phút sáng nay, các em HS trường THPT Trung Hòa- Nhân Chính đã đến trường. Ảnh, gdtd.vn
 Từ rất sớm, 6 giờ 20 phút sáng nay, các em HS trường THPT Trung Hòa- Nhân Chính đã đến trường. Ảnh, gdtd.vn
9.jpg
HS trở thành đối tượng chịu tác động mạnh nhất theo điều chỉnh giờ học, giờ làm mới. Ảnh, gdtd.vn
Việc học đã vất vả, giờ các em còn phải chịu thêm sự khó nhọc đi và về. Ảnh, gdtd.vn
Việc học đã vất vả, giờ các em còn phải chịu thêm sự khó nhọc đi và về. Ảnh, gdtd.vn
 o
6.jpg
Vội vàng mua đồ vào lớp ăn sáng. Ảnh, gdtd.vn
Cổng trường lúc 6 giờ 40 phút sáng, học sinh rất khẩn trương đến trường. Ảnh, gdtd.vn
 Cổng trường lúc 6 giờ 40 phút sáng, học sinh rất khẩn trương đến trường. Ảnh, gdtd.vn

Giang Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...