Ấn phẩm Financial Times (FT) nhắc nhở rằng cùng với việc dẫn đầu trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, các xưởng đóng tàu của Nga còn chế tạo phương tiện có chức năng kép để thực hiện nhiệm vụ ở độ sâu tối đa.
Tờ báo Anh cho biết đúng một năm trước, nhà máy đóng tàu Admiralty đã hạ thủy tàu lặn sâu có người lái tiên tiến nhất về mặt công nghệ thuộc Dự án 18200 mang tên Sergey Bavilin.
"Phương tiện này có tiềm năng lớn ở bất cứ nơi nào trên thế giới để làm việc ở độ sâu lớn nhất của đại dương", ấn phẩm trích lời một trong những chỉ huy Hải quân NATO, người muốn giấu tên.

Theo dữ liệu mở, tàu lặn sâu Dự án 18200 “Sergey Bavilin” là sản phẩm của Cục thiết kế Malakhit và được đặt đóng tại St. Petersburg ở nhà máy đóng tàu Admiralty, nó có khả năng hoạt động ở bất kỳ độ sâu nào, lặn xuống tới 11 nghìn mét (độ sâu của Rãnh Mariana, điểm sâu nhất của Đại dương Thế giới).
Thiết bị này được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học, lịch sử và khảo cổ, hoạt động cứu hộ khẩn cấp và giám sát môi trường của đại dương thế giới. Thủy thủ đoàn của chiếc tàu lặn nói trên gồm có 3 người.
"Phương tiện lặn biển sâu Sergey Bavilin thuộc dự án 18200 là một thiết bị vô cùng độc đáo, nhờ các đặc điểm kết hợp của nó, con tàu có khả năng giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau ở độ sâu tối đa", nguồn tin chính thức của Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) đưa tin cách đây 1 năm.
Xét theo mối quan ngại của tờ báo Anh, có thể cho rằng tàu Sergei Bavilin đã ở trạng thái sẵn sàng cao và sẽ sớm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Hiện tại, Hải quân NATO không có phương tiện để phát hiện thiết bị ở độ sâu vài nghìn mét dưới đáy biển.