Quân đội Mỹ bất ngờ nhận thấy đang bị mắc kẹt với xe tăng M10 Booker

GD&TĐ - Quân đội Mỹ không thể sử dụng xe chiến đấu hỗ trợ hỏa lực M10 Booker cho mục đích nên họ buộc phải tìm ứng dụng mới cho nó.

Quân đội Mỹ bất ngờ nhận thấy đang bị mắc kẹt với xe tăng M10 Booker

Theo ấn phẩm Defense One, chiếc M10 ban đầu được thiết kế như một loại xe chiến đấu đổ bộ đường không hạng nhẹ, thích hợp để vận chuyển bằng máy bay C-130. Tuy nhiên những yêu cầu thay đổi dẫn đến thực tế Booker không chỉ mất khả năng "nhảy dù" mà còn quá nặng đối với một số cây cầu.

Ông Alex Miller - chuyên gia công nghệ của Quân đội Mỹ giải thích : "Đây là câu chuyện về cách thức mà quá trình yêu cầu tạo ra sức ì, khiến họ không thể thoát khỏi con đường đã chọn mà đành phải tiếp tục đi tới" .

Tờ Defense One cho biết, Quân đội Hoa Kỳ nhận ra ngay từ giai đoạn đầu rằng họ sẽ không thể sản xuất được những gì từng lên kế hoạch. Tuy nhiên giới chức vẫn quyết tâm và cam kết tạo ra thứ gì đó, ngay cả khi nó không đáp ứng được nhu cầu ban đầu.

Yêu cầu ban đầu đối với xe chiến đấu được công bố vào tháng 7 năm 2013, tiếp theo có một vài thay đổi vào tháng 9 năm đó, dẫn đến việc chương trình phải dừng lại.

Vào năm 2015, Hội đồng giám sát yêu cầu của Quân đội Mỹ đã xem xét đơn đăng ký và kết luận: "Không vấn đề gì nếu M10 không thể đưa lên máy bay C-130 và bạn cũng không phải lo lắng về việc thả nó từ trên không".

Đáng chú ý, chương trình vẫn tiếp tục được phát triển, bất chấp nó từng bị đóng băng vào năm 2016, mặc dù vẫn còn phải gánh chịu những yêu cầu lỗi thời.

Đặc biệt, xe chỉ được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến thông qua kênh SINCGARS, ra mắt lần đầu tiên vào năm 1990. Lầu Năm Góc đã cố gắng thay thế SINCGARS trong 15 năm nhưng chưa thành công, việc chi 15 tỷ USD cho tổ hợp này như một phần của chương trình Hệ thống vô tuyến chiến thuật chung, cuối cùng đã bị hủy bỏ.

Ngoài ra những yêu cầu như trên buộc Quân đội Mỹ phải mua 504 xe, bởi vì ngay cả khi chi phí cho chương trình tăng thêm 10% cũng sẽ khiến tất cả các yêu cầu phải được điều chỉnh lại.

m10-booker-firing-2024.jpg
Xe chiến đấu hỗ trợ hỏa lực (xe tăng hạng nhẹ) M10 Booker.

Theo chuyên gia Miller, vào năm 2022, các yêu cầu đã được cập nhật thêm một lần nữa, bổ sung thêm điều khoản quy định phương tiện không được có khả năng tự lái hoặc có người lái tùy chọn, trái ngược với xu hướng chung của Lầu Năm Góc là phát triển công nghệ không người lái.

Cần nhớ rằng M10 Booker được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Dự kiến ​​phương tiện này sẽ phục vụ trong khoảng 30 năm.

Lục quân Mỹ hiện đang có kế hoạch mua 504 xe M10 Booker, mặc dù con số này có thể thay đổi. Dự kiến ​​sẽ chuyển giao 14 xe cho mỗi nhóm tác chiến lữ đoàn bộ binh (IBCT). Ngoài ra phương tiện này cũng sẽ được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ.

Đến năm 2030, dự kiến ​​sẽ thành lập 4 tiểu đoàn được trang bị M10 và phần chính của hợp đồng sẽ hoàn thành vào năm 2035.

Xe chiến đấu bánh xích này được trang bị pháo M35 cỡ 105 mm, súng máy hạng nặng M2HB 12,7 mm và súng máy M240B 7,62 mm.

M10 được trang bị động cơ diesel MTU 8V199 TE23 công suất 800 mã lực. Kíp chiến đấu gồm có 4 người; xe không được tích hợp hệ thống nạp đạn tự động.

Xe tăng bánh lốp AMX-10RC của Pháp.
Theo Defense One

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ