Theo tờ EurAsian Times, Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông báo rằng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDL), một thành viên của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO), đã tiến hành chạy thử nghiệm động cơ phản lực dòng thẳng cỡ nhỏ kéo dài hơn 1.000 giây.
Cuộc thử nghiệm trên mặt đất là sự tiếp nối của bài kiểm tra trước đó được báo cáo vào tháng 1 năm 2025 và kéo dài 120 giây.
Các quan chức tuyên bố rằng sau khi thử nghiệm thành công, hệ thống tên lửa sẽ sớm sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm toàn diện đối với động cơ.
Bước phát triển mới này dựa trên nền tảng công nghệ do chương trình Phương tiện trình diễn công nghệ siêu thanh (HSTDV), được dùng làm nơi thử nghiệm cho việc phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm.
Mục tiêu chính của chương trình là đạt được khả năng bay tự hành, duy trì ở tốc độ siêu thanh bằng cách sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng.
Nền tảng HSTDV bao gồm một khung thân được gắn trên một phương tiện phóng. Tên lửa đẩy đạt tới độ cao 30 - 35 km và tăng tốc lên Mach 6,5. Khi đạt được những điều kiện này, giá đỡ tách khỏi tên lửa và kích hoạt động cơ để duy trì bay ở tốc độ Mach 6,5. Mục tiêu là giữ hoạt động ổn định cho động cơ trong 20 giây.
Chỉ số này đạt được trong đợt thử nghiệm ngày 7 tháng 9 năm 2020, khi phương tiện thử nghiệm không chỉ đạt mà còn vượt mục tiêu đề ra.

Nhớ lại rằng vào tháng 11 năm 2024, Ấn Độ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm bay thành công đầu tiên của tên lửa siêu thanh tầm xa nội địa đầu tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khi đó đã phát biểu: “Đây là một thời khắc lịch sử và thành tựu quan trọng này đã đưa đất nước chúng ta vào nhóm các quốc gia sở hữu những công nghệ quân sự tiên tiến và quan trọng như vậy”.
Bài thử nghiệm bay diễn ra vào ngày 16 tháng 11 năm 2024, vụ phóng tên lửa được thực hiện từ Đảo Abdul Kalam, ngoài khơi bờ biển Odisha.
Hiện tại báo chí biết rất ít về tên lửa này, họ chỉ biết rằng vũ khí trên có “tầm bắn xa” và được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ.