Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng

GD&TĐ - Hôm nay (21/5), 273 tổng phụ trách đội giỏi toàn quốc đã thăm Bến Nhà Rồng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng
Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 1Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 2Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 3Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 4Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 5Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 6Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 7Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 8Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 9Nắng tháng Năm trên Bến Nhà Rồng ảnh 10
Các đại biểu đã cùng dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ. PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng – Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo & Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - nói trong niềm xúc động: Các thầy cô giáo đến tri ân Bác, nhưng cũng là học hỏi tấm gương đạo đức của Bác để truyền dạy cho các cháu.

Trên Bến Nhà Rồng, sắc phượng đỏ thắm cùng tiếng còi tàu cập bến, tiếng sóng vỗ rì rào của sông Sài Gòn thật tha thiết, gợi nhớ ngày 3/6/1911, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước.

Các thầy cô giáo đến từ mọi miền đất nước, có cô giáo ở trường, ở miền Trung ruột thịt nắng lửa, miền Tây Nam bộ với những vựa lúa, trái cây... Tất cả đều chung một nhịp đập trái tim với lòng yên nghề, hôm nay đến để báo công dâng Bác kính yêu.

Cô giáo Đỗ Thị Thu Thủy – Tổng phụ trách đội của trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, tỉnh Lào Cai - rất vui vì được đến thăm Bến Nhà Rồng, đến để được nghe được tận mắt thấy những di vật lịch sử, những trải nghiệm này là hết sức quý báu đối với những người làm công tác đội.

Còn cô giáo người dân tộc Tày - Tổng phụ trách đội đến từ Trường THCS Nghĩa Lộ, Yên Bái, nhìn vào mô hình chiếc tàu Latouche Trevile - xúc động nói: Bác khi đó mới 21 tuổi, nhưng việc làm của Bác thật vĩ đại, xin làm phụ bếp trên tàu để được sang Pháp, khởi đầu cho cuộc hành trình 30 năm tìm đường cứu nước. Những điều được xem, nghe ở đây thật đáng quý, em sẽ mang về giới thiệu cho học sinh dân tộc của trường em, chắc các em thích lắm!

Thầy giáo Lê Viết Tương – Tổng phụ trách đội Trường THCS Nguyễn Khuyến, Eakar Đăk Lăk, 23 năm làm tổng phụ trách đội - tâm sự: Đến đây nghe bài hát “Tiếng hát từ thành phố mang tên Người” của nhạc sĩ Cao Việt Bách lại càng xúc động hơn khi được được và thấy những hình ảnh, kỷ vật của Người khi bôn ba khắp các châu lục để tìm đường cứu nước. Từ bến cảng này, mang theo nỗi đau canh cánh về đất nước chìm đắm trong đêm dài nô lệ, nhân dân bị áp bức lầm than, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước và đem lại độc lập, ấm no cho dân tộc.

Chiều cùng ngày các đại biểu đã cùng tham dự cuộc giao lưu Tổng phụ trách đội giỏi. Những tình huống giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, hoạt động phong trào trong nhà trường và dạy học sinh kỹ năng sống đặc biệt là những kinh nghiệm về nghiệp vụ tổng phụ trách đội đã được sẻ chia trong không khí của một ngày hội lớn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ