Năng suất lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp của châu Á

GD&TĐ - Thủ tướng vừa có cuộc họp với Bộ LĐ-TB&XH về những vấn đề, nội dung cấp bách cần giải quyết. Trong đó có nội dung, năng suất lao động của Việt Nam tuy tốc độ tăng nhanh nhưng vẫn thuộc nhóm thấp của châu Á.

Đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cấp bách đặt ra với Giaso dục nghề nghiệp.
Đào tạo nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ cấp bách đặt ra với Giaso dục nghề nghiệp.

Còn nhiều hạn chế

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đánh giá cao những thành tựu mà Bộ LĐ-TB&XH đạt được. Giáo dục nghề nghiệp bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được còn không ít những tồn tại, hạn chế cần sớm được quan tâm chỉ đạo khắc phục và xử lý.

Thủ tướng nhấn mạnh: Thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ, hiện đại, kịp thời, thiếu tổng thể, liên thông. Năng suất lao động của Việt Nam tuy có tốc độ tăng nhanh nhưng vẫn thuộc nhóm thấp của châu Á. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, tốc độ cải thiện còn chậm, có khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời, kết nối cung – cầu trong đào tạo nghề còn giới hạn. Lĩnh vực xuất khẩu lao động, quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, tiêu cực.

Thủ tướng tán thành với các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã được Bộ LĐ-TB&XH nêu. Nhưng đó còn là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác lao động, việc làm, an sinh xã hội nói chung chưa được coi trọng đúng mức. Tư duy, nhận thức, tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện có nơi có lúc chưa theo kịp với tình hình và chưa thực sự bám sát thực tiễn. Công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, dự báo trong xây dựng thể chế, chính sách còn hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa thật tương xứng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành.

Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Đồng thời lưu ý một trong những nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao. Đây là nhiệm vụ cấp bách đặt ra với GDNN mà Bộ LĐ-TB&XH phải cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

Đồng thời, phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đạt được của ngành. Không thỏa mãn, không chủ quan, tự mãn, trên tinh thần kế thừa và đổi mới, ổn định và phát triển. Hơn nữa, tất cả suy nghĩ, hành động đều phải vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Bám sát thực tiễn để không ngừng đổi mới, sáng tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng quán triệt, tư tưởng phải tích cực, chủ động hơn nữa để vượt qua thách thức, khó khăn trong công việc. Cần phát huy hơn nữa tính tự lực, tự cường, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể.

Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt là lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật. Đồng thời, suy nghĩ phải kỹ lưỡng, tư tưởng phải thông suốt, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đối với những vấn đề phát sinh thì phải nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn và căn cứ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc gì đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục làm. Việc gì chưa có hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Đồng thời, cần bảo đảm thượng tôn pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp bảo đảm tính khả thi, sát thực tiễn. Chính sách của ngành là đến với người dân. Vì vậy, từng chính sách, từng thông điệp phải giản dị, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, kiểm tra, dễ đánh giá và phải lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Phải có chính sách, giải pháp phù hợp để khắc phục những thách thức, hệ quả của việc già hóa dân số, nhất là tăng cường khai thác, phát huy vai trò, tiềm lực của người cao tuổi. 

Cần phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở

Thủ tướng giao 10 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách cho Bộ LĐ-TB&XH. Trong đó có đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Theo đó, cần phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, liên thông. Chú trọng đầu tư để duy trì và phát triển các trường chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm, tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Ngoài ra, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế phối hợp ba bên: Nhà nước – nhà trường và doanh nghiệp. Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu thị trường lao động, thúc đẩy chuyển dịch lao động, phân bổ hợp lý lao động.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cần có giải pháp tranh thủ cơ hội thị trường lao động đang mở hiện nay để đưa lao động đi nước ngoài làm việc, bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và sử dụng lao động trong nước.

Về các kiến nghị cụ thể của Bộ LĐ-TB&XH, Thủ tướng cơ bản đồng tình. Giao Bộ này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động làm việc với các bộ, cơ quan liên quan, thống nhất phương án. Đồng thời, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo, xử lý, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, về sự bất cập, chồng chéo trong quản lý ảnh hưởng đến người học và sự phát triển nhân lực của xã hội, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã kiến nghị chuyển hệ cao đẳng về Bộ GD&ĐT. Phó Thủ tuớng Vũ Đức Đam đã có ý kiến, theo đó một mặt chuyển giao các Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT nghiên cứu. Mặt khác giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa lệnh của Thủ tuớng trả lời Hiệp hội bằng văn bản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.