Nàng mập Trung Đông chinh phục làng thời trang bằng thương hiệu ngoại cỡ

GD&TĐ - Sau vài tiếng đăng bán, sản phẩm hãng Premme của cô gái quá khổ Nicolette Mason "cháy hàng" cùng cơn mưa lời khen từ người mua.

Nàng mập Trung Đông chinh phục làng thời trang bằng thương hiệu ngoại cỡ

Luôn bị coi là một người phụ nữ Trung Đông ngoại cỡ và kỳ quặc, Nicolette Mason gần như không có chỗ đứng trong xã hội hiện đại. Từ vị trí bị cả thế giới chống đối, cô gái mập mạp đã trở thành một blogger thời trang nổi tiếng và cây bút chủ lực cho tạp chí Marie Calire.

Cuộc đời của cô gái trẻ cũng bước sang một trang mới khi thương hiệu thời trang riêng - Premme dành cho những phụ nữ ngoại cỡ có phong cách nổi bật ra đời.

Nicolette Mason là chủ thương hiệu thời trang ngoại cỡ có phong cách nổi bật. Ảnh: Nicolette Mason

Nicolette Mason diện trang phục do mình thiết kế. Ảnh:Nicolette Mason

Chặng đường đến với thời trang

Trước đây, Nicolette Mason nhiều lần phải từ bỏ ước mơ bởi định kiến xã hội. Cô từng yêu thích và xuất sắc môn bơi lội, bóng nước nhưng không thể theo thể thao vì quan niệm thẩm mỹ chung: một phụ nữ đẹp không nên quá cơ bắp.

Đam mê lớn nhất của cô - thời trang - cũng bị dập tắt bởi nhiều người cho rằng những người ngoại cỡ không có chỗ đứng trong ngành này. Con đường tới thành công của người phụ nữ gốc Trung Đông càng trở nên khó khăn hơn khi xuất thân từ một gia đình nhập cư. 

Nữ doanh nhân thừa hưởng cảm quan thời trang tinh tế từ gia đình. Ảnh: Nicolette Mason

Nữ doanh nhân thừa hưởng cảm quan thời trang tinh tế từ gia đình. Ảnh:Nicolette Mason

Tuy yêu thích thời trang nhưng sự nghiệp của cô gái gốc Trung Đông lại không bắt đầu từ ngành này. Mason theo học tại trường Parsons chuyên ngành nghiên cứu thiết kế và quản lý. Thời gian đầu, nữ sinh viên cảm thấy chán nản vì nơi đây không tồn tại nhân vật “bất thường” nào giống cô, một người béo hơn, một chàng trai đồng tính hay thậm chí là một người Trung Đông. 

Sau khi tốt nghiệp, cô trở thành nhà thiết kế tại một công ty kiến trúc, nội thất và xây dựng thương hiệu. Thế nhưng, người đẹp Trung Đông không cảm thấy việc sáng tạo biển báo ngân hàng là nguồn cảm hứng thực sự.

Cô bắt đầu viết blog về thời trang với mong muốn tìm lại vị thế trong xã hội cho bản thân và những người cùng hoàn cảnh. Blog của nữ doanh nhân ban đầu chỉ là nơi để cô chia sẻ sở thích, từ những gì diễn ra trong thế giới thiết kế, thời trang hoặc kiến trúc, đến những đổi mới trong hình thức sản phẩm. Bất ngờ, blogger trẻ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.

Quan điểm của cô chủ Premme được cộng đồng đón nhận. Ảnh: Stulishcurve

Quan điểm của cô chủ Premme được đông đảo cộng đồng đón nhận. Ảnh:Stylishcurve

Blog của Mason không còn là trang cá nhân như mục đích ban đầu, cô bắt đầu kiếm tiền từ đây. Trước đó, nữ blogger từng chối nhiều cơ hội quảng cáo và tài trợ đến khi thay đổi suy nghĩ: “Dù sao tôi cũng đang sản xuất nội dung tương tự, vậy tại sao không?”.

Động lực từ sự ủng hộ và công nhận của cộng đồng khiến nữ thiết kế bắt đầu xem xét lại việc theo đuổi ngành thời trang.

Bước ngoặt đầu tiên đến với Mason khi tạp chí Vogue Italia  thuê cô và Gabi, một hot blogger khác. Bộ đôi phụ trách nội dung về phụ nữ ngoại cỡ trên trang web chính thức của tờ. Nữ thiết kế nhận ra đây chính là giấc mơ của mình.

Bỏ lại công việc thiết kế quảng cáo, mỗi tuần hot blogger dành hàng trăm giờ viết bài. Tuy nhiên, thu nhập eo hẹp khiến Mason gần như bỏ cuộc, cô dự định sẽ quay lại ngành thiết kế nếu công việc viết lách không thể đảm bảo cuộc sống sau một năm.

Nữ blogger cùng người bạn thân Gabi. Ảnh: Stylish Curves

Trở thành biên tập viên là bước đệm đưaNicolette Mason đến gần với đam mê thời trang. Ảnh:Nicolette Mason

Sau 10 tháng nghỉ việc, blogger gốc Trung Đông vô tình đăng bài thể hiện quan điểm không đồng tình với nội dung Big girl in a skinny world (Cô gái vĩ đại trong thế giới mảnh mai) của tạp chí quốc tế Marie Claire

Cô cho rằng việc giới thời trang chối bỏ những phụ nữ ngoại cỡ vì họ không gây cảm hứng cũng như trang phục cho người quá khổ không tạo xu hướng, rất không công bằng. Với tư tưởng khác biệt, Mason sợ tạp chí sẽ buộc cô gỡ bỏ bài đăng.

Trái với lo lắng của nữ blogger, Marie Claire thể hiện sự hứng thú với bài viết: "Chúng tôi thực sự yêu thích và đồng ý với quan điểm của cô. Chúng tôi muốn biết liệu cô có muốn tham gia vào chuyên mục này không?".

Sau đó, cô gái trẻ trở thành biên tập viên và cây bút chủ lực của chuyên mục hàng tháng choMarie Claire trong 5 năm. Thành công này dẫn đến sự xuất hiện dày đặc của cô trên các show truyền hình như Today show (chương trình truyền hình tin tức và trò chuyện buổi sáng của Mỹ được phát sóng trên NBC ) và Good Morning America (chương trình truyền hình buổi sáng của Mỹ được phát sóng trên kênh ABC),… Cô cũng  hợp tác với các hãng thời trang danh tiếng như ModCloth và Addle Elle.

Đam mê mở ra cơ hội mới

Mason có thêm một vai trò mới trong thị trường thời trang, khi tư vấn cho hầu hết các thương hiệu ngoại cỡ. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn những khoảng trống. Những bộ cánh cỡ lớn tràn ngập các cửa hàng, trang bán hàng nhưng không có sự đột phá, cơ bản và nhàm chán. Nữ biên tập viên cùng người bạn thân Gabi Gregg muốn tạo ra dòng thời trang cỡ lớn mang phong cách cá nhân nổi bật với giá phải chăng, chất lượng tốt.

Tuy đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành thời trang, nhưng đây là lần đầu tiên cả hai nắm quyền kiểm soát cả bộ sưu tập. Trước đây, khi làm việc với các thương hiệu lớn, trong quá trình sáng tạo, hai nhà sáng lập Premme bị khống chế bởi nhu cầu của khách hàng, phạm vi kích thước, giá cả. Giờ đây, họ có thể tự do mang thẩm mỹ cá nhân vào từng phần của sản phẩm, từ các chiến dịch, thiết kế trang web, bao bì…
Thương hiệu riêng là bước ngoặt trong sự nghiệp thời trang của hot blogger. Ảnh: Stylishcurve

Thương hiệu riêng là bước ngoặt trong sự nghiệp thời trang của hot blogger. Ảnh:Stylishcurve

Hai hot blogger bắt đầu định vị thương hiệu riêng bằng cách hỏi ý kiến công chúng trên trang cá nhân của mình từ giá đến phong cách. Họ muốn đảm bảo sản phẩm sắp ra đời đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, trở thành thương hiệu biết lắng nghe cộng đồng. Đầu tiên, Mason và Gregg thuê một công ty sản xuất để giải quyết mọi khâu. Cả hai cũng giám sát mẫu thiết kế của trang web và tuyển những người mẫu ngoại cỡ. 

Ngày 25/7/2017, nhãn hàng thời trang cỡ lớn Premme ra đời, cung cấp quần áo cỡ 12-30. Premme không chỉ đơn thuần là một dòng thời trang, đó là tiếng nói đại diện cho một cộng đồng và thể hiện quan điểm chống lại những định kiến về thân hình quá khổ của phụ nữ.

Cái tên Premme là sự kết hợp của “premiere” (ra mắt) và “femme, feminine, feminist” (phụ nữ, nữ giới và nữ quyền). Đặt cái tên này, Mason mong muốn thương hiệu của mình sẽ tự thể hiện được tiếng nói riêng trên thị trường. Sau tám tháng làm việc, bộ sưu tập đầu tiên “trình làng”15 mẫu sản phẩm độc đáo, phong cách. Cùng kiểu dáng phá cách và hoa văn cá tính, bộ sưu tập đã phá vỡ mọi quy tắc về thời trang ngoại cỡ. 

Những sản phẩm cá tính trong bộ sưu tập đầu tiên. Ảnh: Bustle

Những sản phẩmtrong bộ sưu tập đầu tiên. Ảnh:Bustle

Từ ý tưởng hình thành đến quá trình phát triển thương hiệu, Mason luôn bám sát mong muốn mang lại cuộc sống thoải mái cho phụ nữ quá khổ. Phong cách thiết kế, tuyển chọn người mẫu tới ngôn ngữ mô tả sản phẩm đều được chăm chút cho phù hợp với họ.

Nỗi lo sợ để lộ thân hình luôn ám ảnh phụ nữ ngoại cỡ, nhưng Premme đã mang đến cơ hội để họ xóa tan ngại ngùng và thoải mái thể hiện phong cách cá nhân. Cô biên tập viên đưa vào dòng thời trang của mình những sản phẩm luôn bị định kiến là không dành cho người béo như bodycon (trang phục bó sát) hoặc quần áo có vết cắt hay lỗ khóa ở bụng.

Những bộ cánh theo xu hướng như áo khoác denim (bò) hoặc đính chi tiết ngọc trai cũng là mặt hàng được ưa thích tại đây. Nữ doanh nhân cũng muốn phục vụ khách hàng ở mức giá phải chăng nên mọi sản phẩm đều có giá dưới 100 USD, trừ những mẫu đặc biệt. Bộ sưu tập mang lại thành công ngoài mong đợi. 

Đến với Premme, những người phụ nữ quá khổ có thể thoải mái thể hiện cá tính. Ảnh: Bustle

Đến với Premme, những người phụ nữ quá khổ có thể thoải mái thể hiện cá tính. Ảnh: Bustle

Niềm vui mỗi ngày nhờ thời trang

Ngoài dành thời gian cho thương hiệu riêng, nữ doanh nhân còn là tư vấn viên cho các thương hiệu thời trang. Cô giúp họ mở rộng sản phẩm tới những khách hàng ngoại hình không đẹp. Bên cạnh đó, cô vẫn duy trì sự nghiệp cầm bút cho một số trang như Refinery29 và Teen Vogue. Nữ thiết kế cảm thấy hạnh phúc vì mỗi ngày đều được trải nghiệm đam mê.

Mason cho rằng ai cũng cần được cổ vũ và hỗ trợ để đứng lên sau mỗi lần thất bại. Nữ giám đốc kể về vô số lần nghe câu “Không, bạn không thể" và tưởng tượng cuộc đời cô sẽ ra sao nếu được nghe “có thể” nhiều hơn.

"Dù chịu thiệt thòi về định kiến xã hội, nhưng tôi may mắn vì có gia đình, đặc biệt là mẹ. Bà luôn ủng hộ và truyền cảm hứng về nữ quyền cho tôi", cô nàng mập mạp chia sẻ.  

Mason luôn mong muốn góp phần xây dựng thế giới bình đẳng. Ảnh: Nicolette Mason

Mason luôn mong muốn góp phần xây dựng thế giới bình đẳng. Ảnh:Nicolette Mason

Theo cô gái trẻ, cần có nhiều tiếng nói hơn để xã hội công nhận sự thành công của những người phụ nữ “kỳ quặc”, phi giới tính hoặc chuyển giới… và để họ thể hiện là chính mình. Những định kiến làm rào cản ngăn bước đam mê nên được phá bỏ. Nữ doanh nhân hy vọng có thể góp phần xây dựng thế giới tự do, bình đẳng mà trong đó mỗi vẻ đẹp cá nhân đều được tôn vinh.

Theo ngoisao.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ