Nâng chuẩn trình độ nhà giáo bám sát Nghị quyết 29

GD&TĐ - Góp ý về những điều chỉnh về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất, nên chỉnh sửa theo hướng bám sát Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi) đề xuất, đối với giáo viên tiểu học, phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm
Dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi) đề xuất, đối với giáo viên tiểu học, phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm

Theo đó, một mặt “thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” như trình độ chuẩn đã được quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005. Mặt khác, tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm” như tinh thần Nghị quyết 29.

Khuyến khích giảng viên có trình độ trên chuẩn và thay thế dần. Cụ thể tuyển mới người có trình độ theo định hướng Nghị quyết 29; tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn tích lũy kiến thức theo định hướng của Đảng; khuyến khích vật chất cho giáo viên có trình độ trên chuẩn.

Nên coi trình độ đào tạo chỉ là điều kiện tuyển dụng giáo viên. Khi luật này có hiệu lực, việc chọn người mới vào ngành Giáo dục phải thông qua thi tuyển.

Được biết, hướng chỉnh sửa bổ sung quy định về trình độ chuẩn được đào tạo giáo viên như sau:

Sửa đổi Luật GD (Điều 72) để nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đẳng sư phạm: đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm. Nhưng trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ ĐH sư phạm thì phải có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tương ứng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Đặt ra lộ trình hoàn thành nâng chuẩn đến năm 2026 và có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tính khả thi của việc nâng chuẩn GV và đảm bảo sự ổn định, an tâm công tác của các GV hiện nay chưa đạt chuẩn (Điều 119 Dự thảo).

Hiện nay cả nước còn 159.934 GV tiểu học(40,36 %) và 78.974 giáo viên THCS (25,4%) cần được bồi dưỡng, đào tạo để đạt chuẩn (đã bao gồm số nhà giáo đang học đại học và chuẩn bị nghỉ hưu).

Bộ GDĐT sẽ phối hợp địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ TCSP, CĐSP lên ĐHSP trong thời gian từ nay đến 01/01/2026 và chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ TCSP hoặc CĐSP.

Thống kê số giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật Giáo dục 2018 có hiệu lực) từ 1 đến dưới 5 năm, Bộ GDĐT phối hợp các địa phương phối hợp với các trường Sư phạm tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.

Xây dựng phương án nâng cao năng lực đào tạo cho các trường, khoa sư phạm để đảm bảo năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo; Xây dựng phương án đào tạo chuyển tiếp, liên thông lên cao đẳng sư phạm mầm non đối với các giáo sinh đang học trung cấp sư phạm mầm non; chuyển tiếp lên đại học đối với số giáo sinh đang học trung cấp, cao đẳng sư phạm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.