Mỹ điểm đặt chân ở đâu khi buộc phải rút khỏi Niger?

GD&TĐ - Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ đang tìm kiếm cơ hội duy trì sự hiện diện ở châu Phi sau khi bị rút khỏi các quốc gia chủ chốt ở khu vực Sahel.

Tướng Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.
Tướng Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

RT hôm 25/6 đưa tin, các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ đã tới Botswana để tham dự một cuộc họp của các lãnh đạo quốc phòng châu Phi như một nỗ lực để kéo dài sự hiện diện quân sự tại lục địa này.

Trước khi đến Botswana hôm thứ Hai, Tướng Không quân Mỹ Charles Q. Brown, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với các phóng viên rằng ông dự định nói chuyện với một số đối tác ở khu vực Tây Phi.

Tướng Brown tuyên bố rằng Mỹ dự định tăng cường mối quan hệ với các quốc gia mà họ đã hợp tác ở Tây Phi.

Ông cho rằng, điều này có thể “mang lại cơ hội cho Lầu Năm Góc phát huy một số khả năng” mà họ có ở Niger và các địa điểm khác.

Tướng Brown từ chối nêu tên các quốc gia đang được xem xét song Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng, Washington đã có các cuộc thảo luận sơ bộ với các nước láng giềng của Niger, bao gồm Benin, Bờ Biển Ngà và Ghana.

Lầu Năm Góc đã bắt đầu rút quân khỏi Niger vào đầu tháng này, sau khi chính quyền tại đây tuyên bố chấm dứt hợp tác quốc phòng với Washington.

Giới lãnh đạo quân sự đã trích dẫn lý do cho quyết định này vào tháng 3 là sự thất bại của lực lượng Mỹ tại địa phương trong việc chống lại các cuộc nổi loạn thánh chiến đã hoành hành ở khu vực Sahel trong nhiều thập kỷ. Thủ tướng Niger Ali Mahamane Lamine Zeine tuyên bố rằng Mỹ cũng đã đe dọa trừng phạt nước này và cảnh báo nước này không nên làm sâu sắc thêm quan hệ với Iran và Nga.

Mỹ dự định sẽ rời Niger vào giữa tháng 9, sau Pháp. Chính phủ mới, nắm quyền từ tháng 7 sau khi lật đổ Tổng thống thân phương Tây Mohamed Bazoum, đã yêu cầu người Pháp rời đi vào tháng 12 năm ngoái.

Niger, cùng với các đồng minh Burkina Faso và Mali, đã chuyển sang phát triển quan hệ an ninh với Nga với tư cách là một phần của Liên minh các quốc gia Sahel, đồng thời tuyên bố rằng họ sẽ chỉ làm việc với những đối tác tôn trọng chủ quyền của quốc gia họ.

Dẫu vậy, Mỹ đang tìm cách giữ quân Mỹ ở lại khu vực, đồng thời tuyên bố rằng sự hiện diện của họ ở Niger rất quan trọng để giám sát hoạt động của các tổ chức cực đoan và các mối đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích của Washington.

Trong một tuyên bố hôm thứ Hai, Tướng Michael Langley nói rằng các quốc gia châu Phi, bao gồm cả Libya, coi Mỹ là “người tạo điều kiện” có thể hỗ trợ các đối tác đạt được các mục tiêu an ninh của riêng họ. Ông nói: “Chúng tôi đang làm việc thông qua các biện pháp ngoại giao và cả biện pháp phòng thủ với Libya”.

Ông Langley nói thêm rằng các mối đe dọa an ninh ở “mọi quốc gia”, đặc biệt là ở Sahel, sẽ được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Châu Phi. Cuộc họp do AFRICOM - Bộ Tư lệnh châu Phi do Mỹ thành lập đồng đăng cai với Botswana sẽ diễn ra vào ngày 25/6 và kéo dài 2 ngày tại thủ đô Gaborone. Cuộc họp dự kiến sẽ quy tụ các nhà lãnh đạo quốc phòng từ hàng chục quốc gia châu Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị diễn ra ở Châu Phi kể từ khi AFRICOM ra mắt vào năm 2017.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.