Pháp giảm hiện diện quân sự tại châu Phi để 'xoay trục' sang Armenia?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hãng thông tấn AFP đưa tin, Bộ Quốc phòng Pháp dự định giảm số lượng binh sĩ đồn trú tại một quốc gia châu Phi.

Pháp giảm hiện diện quân sự tại châu Phi để 'xoay trục' sang Armenia?

Theo thông báo, lực lượng quân sự Pháp ở Gabon sẽ giảm xuống còn 100 quân nhân thay vì 350.

Tại Senegal số lượng binh sĩ cũng chỉ còn 100 so với 350 như hiện tại và ở Côte d'Ivoire - xuống còn 100 từ mức 600.

Mức giảm lớn nhất sẽ xảy ra tại căn cứ quân sự của Pháp ở Cộng hòa Chad, cụ thể quân số tại đât sẽ giảm từ mức 1.000 người xuống còn khoảng 300 quân nhân.

Bộ Quốc phòng Pháp từ chối bình luận về lý do hiện diện quân sự ở các nước thuộc địa cũ giảm mạnh như vậy.

Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng điều này bắt nguồn từ tình hình chính trị trong khu vực có sự thay đổi và quan điểm chống ảnh hưởng của Pháp ngày càng tăng trong người dân và chính quyền địa phương.

Đáng chú ý là việc cắt giảm quy mô Quân đội Pháp không chỉ xảy ra ở những quốc gia có chế độ quân sự nắm quyền mà còn ở những quốc gia có chính phủ vẫn trung thành với thể chế dân sự.

Pháp giảm số lượng binh sĩ tại châu Phi nhưng lại tăng cường sự hiện diện ở Armenia.

Pháp giảm số lượng binh sĩ tại châu Phi nhưng lại tăng cường sự hiện diện ở Armenia.

Tuy vậy diễn biến khác đã tới, khi Bộ Quốc phòng Armenia cho biết nước này và Pháp đã ký kết một thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật quân sự.

Là một phần của thỏa thuận này, Armenia đã ký hợp đồng với KNDS - công ty liên doanh Pháp - Đức, nổi tiếng với việc sản xuất hệ thống pháo tự hành Caesar, được các nước phương Tây tích cực cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU).

Công ty KNDS - được hình thành do sự hợp nhất giữa Nexter của Pháp và Krauss-Maffei Wegmann (KMW) của Đức tạo ra một doanh nghiệp quân sự mạnh, đủ sức cạnh tranh với ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Thỏa thuận này quy định sự hợp tác trong việc phát triển, sản xuất và cung cấp thiết bị quân sự cũng như trao đổi công nghệ và tập trận chung.

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Armenia với đối tác cũ ngày càng xấu đi, có khả năng NATO sẽ khẳng định vị thế trên lãnh thổ nước này.

Armenia có kế hoạch rút khỏi Tổ chức CSTO để gia nhập NATO.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ