Một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng

Một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng

(GD&TĐ) - Việc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được các đơn vị trường học, các cơ sở giáo dục ở nhiều địa phương tổ chức với nhiều hình thức đa dạng. Chẳng hạn như: Góp ý trực tiếp, góp ý bằng văn bản, tổ chức các hội nghị, tọa đàm, phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua việc tổ chức các hội nghị góp ý kiến, đội ngũ giáo viên có thêm nhận thức về tầm quan trọng của Hiến pháp - văn bản đạo luật gốc của nhà nước độc lập, có chủ quyền. Từ đó, ý thức tự tôn dân tộc, niềm tự hào là công dân Việt Nam được nâng lên. 

Không chỉ giới hạn trong khuôn khổ các đơn vị trường học, bằng nhiều “kênh” khác nhau, chính bản thân giáo viên và học sinh là những người mang tinh thần của Dự thảo Hiến pháp mới về tuyên truyền trong các khu vực dân cư, tạo cho dự thảo có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tăng thêm lòng tin của người dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ.

 

Thời gian qua, trên một số diễn đàn mạng, xuất hiện một số tiếng nói lạc lõng, lợi dụng việc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước… Thậm chí, những quan điểm sai trái, những luận điệu phản động còn được một số kẻ soạn thảo thành những tài liệu xấu mạo danh, nặc danh, phát tán trên internet nhằm kích động, lôi kéo người dân. Nội dung chủ yếu của những tiếng nói lạc long nêu trên là: Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp); “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, họ cho rằng: “lực lượng vũ trang phải trung lập”; “lực lượng vũ trang chỉ trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam hay với bất kỳ tổ chức nào”…

Có thể nhận thấy, đó là những luận điệu hết sức sai trái và không thể chấp nhận. Thực tế đòi hỏi các đơn vị trường học cùng với việc quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân nghiên cứu; thể hiện rõ quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của mình đối với từng điều khoản trong dự thảo, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền cung cấp cho đội ngũ giáo viên trong cơ quan đủ thông tin, định hướng để mỗi giáo viên hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này. Từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện, đấu tranh kịp thời với mọi tư tưởng, quan điểm sai trái, không vì mục đích xây dựng. 

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành động tán phát tài liệu xấu, mạo danh, nặc danh, lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để xuyên tạc, công kích, chống phá Đảng và Nhà nước. Thời gian lấy ý kiến đóng góp cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng trùng với thời điểm các đơn vị trường học đẩy mạnh việc thực hiện các nhiệm vụ trong tâm của năm học. Đối với các trường THPT, hiện là thời gian “nước rút” tổ chức cho các lớp cuối cấp ôn thi tốt ghiệp THPT và chuẩn bị làm hồ sơ tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ. Mặc dầu vậy, việc lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần được xem là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng. Từ đó, dành khoảng thời gian hợp lý để triển khai việc góp ý tới tận từng tổ, nhóm chuyên môn và bản thân mỗi giáo viên để có thể huy động được tối đa trí tuệ tập thể. Đặc biệt, cần tránh cách làm theo kiểu “giao chỉ tiêu”, qua loa, hình thức, chỉ để có số liệu báo cáo cấp trên.

Bùi Minh Tuấn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.