Mang giỏ đựng rác ra khơi

GD&TĐ - Một trong những việc làm đau đầu các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu về môi trường biển là tình trạng ô nhiễm từ các loại rác do ngư dân thải ra.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Nhiều tàu đánh cá xa bờ, một chuyến biển kéo dài hàng tháng trời nên việc mang theo đồ ăn thức uống được đựng trong chai nhựa, lon bia, đồ hộp và túi ni lông là rất lớn. Sử dụng xong, thuận đâu thì vất đó chứ ngư dân không ý thức được rằng mình đang hủy hoại môi trường biển - nơi đã và đang nuối sống họ hàng ngày.

Ngư dân chỉ nghĩ đơn giản là đại dương mênh mông, mình có vất thêm dăm bảy chai nhựa đựng nước xuống biển thì cũng không ảnh hưởng gì mấy. Cho đến khi trong lòng biển ngập tràn rác thải nhựa, cá tôm và các loài thủy sinh quý hiếm bỏ đi hết thì mới tỉnh ngộ ra.

Theo các nhà nghiên cứu về môi trường biển, trên thế giới, mỗi năm có từ 19 - 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là nhựa dùng một lần, chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương. Với tốc độ thải rác ra biển như hiện nay, đến năm 2050, số rác thải nhựa sẽ nhiều hơn số cá trong lòng biển!

Đối với Việt Nam, cả nước hiện có 111 nghìn tàu đánh cá, trong đó tàu khai thác là 108 nghìn chiếc. Thử tưởng tượng xem, mỗi tàu có 10 ngư dân, mỗi ngư dân sử dụng mỗi tháng trên biển khoảng 60 lít nước, tức khoảng 120 chai nhựa.

Đó là chưa kể trên tàu còn có bia, đồ hộp và các loại nhu yếu phẩm khác được chứa trong túi ni lông. Tất cả những thứ ấy được vứt hết xuống biển, biến biển thành nơi chứa rác khổng lồ như thế thì chả mấy chốc cá tôm hết đường sinh sống.

Đứng trước nguy cơ các loài thủy sinh trong lòng biển sẽ bị hủy diệt do rác thải nhựa, khoảng hai năm qua, ngư dân các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Quảng Nam đã bắt đầu ý thức được tác hại của các loại rác thải nhựa mà họ ném xuống biển sau khi đã sử dụng nên nhiều tàu khi ra khơi đều có giỏ rác để khi dùng xong thì bỏ rác vào đấy, hết chuyến biển trở về thì loại rác này sẽ được đem đến nơi xử lý rác.

Ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam) có hẳn một đội quân là chị em phụ nữ luôn đợi ở cửa biển để lấy các loại rác ấy bán rồi nộp vào quỹ ủng hộ những gia đình khó khăn trong vùng.

Với hình dáng tương tự vợt lưới đựng hải sản mỗi khi ngư dân đi câu, túi đựng rác thải nhựa cho tàu cá dùng rất tiện. Ngư dân bỏ vỏ chai và túi đựng rác qua một lỗ tròn nằm phía trên miệng túi. Khi tàu về bờ, ngư dân chỉ cần mở phần đuôi của túi là có thể trút rác ra. Trong quá trình sử dụng nếu túi đựng rác có bị hư hỏng thì có thể dùng cước, dây ni lông để vá lại, rất đơn giản.

Không phải tất cả các tàu đánh bắt trên biển hiện nay đều có túi đựng rác thải nhựa nhưng việc nhiều tàu đã bắt đầu ý thức được mức độ nguy hiểm từ rác thải nhựa cho các loài thủy sinh bằng việc mang túi đựng rác theo trên tàu là một tín hiệu tích cực.

Có lẽ đã đến lúc các trạm biên phòng, cùng với việc kiểm tra giấy phép hành nghề khi các tàu xuất bến thì cũng cần kiểm tra các túi rác thải nhựa của mỗi tàu, xem đó như một quy định bắt buộc. Có như vậy thì con cá, con tôm mới có điều kiện tồn tại và sinh sôi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.