Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024

GD&TĐ - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 được truyền hình trực tiếp trên VTV2 từ 9h00 ngày 16/11.

Ông Lê Hải Bình - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao giải Đặc biệt
Ông Lê Hải Bình - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao giải Đặc biệt

Dự buổi lễ có ông Lê Hải Bình - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản; ông Hoàng Minh Sơn- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Lam - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; ông Nguyễn Tiến Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc NXBGDVN; ông Quế Đình Nguyên- Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; bà Đặng Hoàng Anh - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT; ông Lê Quyền - Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam; ông Mark Wheaton- đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam; các nhà báo, tác giả đạt giải năm 2024.

ong-binh.jpg
Ông Lê Hải Bình - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
ong-son.jpg
Ông Hoàng Minh Sơn- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam là sự kiện thường niên do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực thực hiện.

Giải được tổ chức nhằm nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp Giáo dục, về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

trao-giai-3.jpg
Các đại biểu dự buổi lễ.

Năm 2024 - năm thứ 7 tổ chức - Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam nhận được hơn 800 tác phẩm dự thi ở 4 loại hình: báo giấy, báo điện tử, phát thanh và truyền hình.

Sau nhiều buổi làm việc nghiêm túc, công tâm, Ban Giám khảo đã lựa chọn từ hơn 800 tác phẩm dự thi 81 tác phẩm vào chung khảo. Từ đó tiếp tục lựa chọn ra 59 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình để trao giải; bao gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải Nhất, 8 giải Nhì, 12 giải Ba, 32 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu.

Chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay được nhận định khá tốt, phản ánh đậm nét về đời sống giáo viên và bám sát vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Nhiều tác phẩm đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của ngành; ghi nhận thực tế triển khai hoặc phản biện xã hội về những chủ trương, quyết sách của ngành Giáo dục; ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh, người học.

Nhiều tác phẩm lan tỏa câu chuyện đẹp của ngành Giáo dục; trong đó có các thầy, cô giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện “gieo chữ” ở những nơi xa xôi của Tổ quốc.

van-nghe.jpg

Giá trị giải thưởng:

- Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”.

- Chứng nhận của Bộ GD&ĐT (Giải Đặc biệt được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

- Tiền thưởng bằng tiền mặt:

+ Giải đặc biệt: 60.000.000 đồng

+ Giải nhất: 30.000.000 đồng

+ Giải nhì: 15.000.000 đồng/giải

+ Giải ba: 10.000.000 đồng/giải

+ Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 10.000.000 đồng

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Niềm vui lớn được tham gia sân chơi ý nghĩa

img-6373.jpg
Nhà báo Phan Thị Lệ Hằng đến dự Lễ trao giải Báo chí vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 từ sớm.

Chia sẻ cảm xúc bên lề sự kiện, nhà báo Phan Thị Lệ Hằng đến từ Truyền hình Quốc hội Việt Nam tâm sự: Được nhận giải thưởng báo chí quốc gia về sự nghiệp giáo dục, tôi cảm thấy vừa vui mừng, vừa… nhẹ nhõm.

Vui vì những nỗ lực của gần 30 năm làm phóng viên giáo dục đã được ghi nhận. Nhẹ nhõm vì cuối cùng những chuyến đi xa, những đêm dựng bài đến sáng cũng được “đền đáp” bằng giải thưởng ý nghĩa này.

Nhìn lại hành trình, tôi biết mình không thể đi xa đến vậy nếu không có sự hợp tác tuyệt vời của các thầy cô giáo – những “nhân vật chính” trong mọi câu chuyện mà tôi kể. Cảm ơn các thầy cô không chỉ vì đã hết lòng vì học sinh, mà còn vì luôn kiên nhẫn trả lời phỏng vấn, dù đôi khi ống kính của chúng tôi khiến các thầy cô hơi… ngại ngùng.

Cũng không thể quên gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp trong ekip – những người luôn chịu khó “dầm mưa dãi nắng” cùng tôi. Nếu không có họ, chắc chắn các thước phim chân thực và sống động sẽ không thể ra đời.

Giải thưởng này là niềm vui lớn, nhưng cũng là động lực để tôi tiếp tục gắn bó, tiếp tục kể những câu chuyện đầy cảm hứng về giáo dục Việt Nam. Vì trong nghề này, mỗi chuyến đi, mỗi bài báo đều là một lần học thêm điều mới mẻ.

Đình Tuệ

report

Giải ngày càng được tổ chức chuyên nghiệp, có sức lan tỏa lớn

Là phóng viên trẻ nhưng đây là lần thứ ba nhà báo Nguyễn Thị Liên – Báo Đại biểu Nhân dân tham gia Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam và cũng là lần thứ ba vinh dự được nhận giải. Giải ngày càng được tổ chức chuyên nghiệp, có sức lan tỏa lớn hơn. Ngay từ khi phát động, Giải đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ các cơ quan báo chí trên cả nước.

Các tác phẩm tham dự giải được đầu tư tâm huyết về mặt nội dung, chỉn chu về hình thức thể hiện. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đi sâu vào các vấn đề “nóng”, có tính hệ thống, có tác động lâu dài của ngành giáo dục và tạo được sức lan tỏa. “Đây là những kinh nghiệm tôi có thể học hỏi để có những cách tiếp cận, khai thác vấn đề tốt hơn; hoàn thiện hơn nữa các tác phẩm của mình sau này” – nhà báo Nguyễn Thị Liên bộc bạch.

Minh Phong

report

Quan tâm, đề cao sự nghiệp trồng người

Đến với Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục 2024, nhà báo Ý Thu, công tác tại Báo Quảng Ngãi mang tới phóng sự "Khó đi thầy dắt con đi". Đây là một trong số các tác phẩm đoạt giải lần này.

img-1891.jpg
Nhà báo Ý Thu và tác phẩm "Khó đi thầy dắt con đi". Ảnh: Phong Anh

Chia sẻ cảm nhận về cuộc thi, nhà báo Ý Thu cho biết: "Từ khi giải được phát động tới nay, ban biên tập và phóng viên Báo Quảng Ngãi rất quan tâm, đề cao sự nghiệp trồng người. Các phóng viên như tôi luôn cố gắng tìm kiếm, phát hiện những tấm gương người tốt - việc tốt, đặc biệt là với lĩnh vực giáo dục."

Nhà báo Ý Thu cũng chia sẻ, ở Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, có rất nhiều xã trong diện đặc biệt khó khăn. Để học sinh có thể theo đuổi được con chữ thì rất cần đến cái tâm của nhà giáo. Họ là những người luôn cố gắng nâng đỡ, hỗ trợ các em vượt khó. Và nhiệm vụ của người phóng viên như chị chính là tìm kiếm và biểu dương kịp thời những tấm gương âm thầm cống hiến vì sự nghiệp giáo dục.

Phong Anh

report

Niềm vui bất ngờ của nhà giáo Sóc Trăng

chi-hoi-soc-trang.jpg

Là nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm đoạt giải Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024, nhà giáo Đỗ Thị Hồi, Trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng bày tỏ cảm xúc vui mừng, xúc động khi có mặt ở Nhà hát lớn Hà Nội.

Cô tâm sự, đây là bất ngờ quá lớn mà mình chưa từng nghĩ tới. “Mình tham gia trả lời phỏng vấn báo chí qua sự giới thiệu của Phòng GD&ĐT nhưng không nghĩ tới việc bài báo đó sẽ gửi dự thi, và càng không nghĩ mình trở thành nhân vật tiêu biểu trong rất rất nhiều nhà giáo đang tận tâm công hiến cho sự nghiệp giáo dục trên khắp mọi miền đất nước”, cô Đỗ Thị Hồi chia sẻ

Nhà giáo Đỗ Thị Hồi cũng cho biết, giải thưởng hôm nay là động lực để bản thân nỗ lực cống hiến hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

Hiếu Nguyễn

report

Động lực để nhà báo viết về giáo dục dấn thân

pham-mai.jpg

Nhà báo Phạm Mai, Báo điện tử VietnamPlus, là cái cái tên quen thuộc và rất có duyên với Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Nhiều năm gửi tác phẩm dự thi, một số năm có giải, trong đó năm 2023 nhận giải Đặc biệt, theo nhà báo Phạm Mai, đây là sự khích lệ to lớn đối với mình trong quá trình làm nghề.

“Năm nào tham gia cũng chung cảm xúc mong chờ, hồi hộp và khi nhận được thông tin có tác phẩm đoạt giải thì niềm vui vỡ òa” - chia sẻ điều này khi đến dự lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024, nữ nhà báo cũng có những đánh giá tích cực về sự trưởng thành, tính lan tỏa, sức hút của Giải sau 7 năm tổ chức.

“Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam đã góp phần không nhỏ động viên các tác giả thêm đi sâu khai thác thông tin, phát hiện các vấn đề hay, những gương tiêu biểu, những mô hình tốt trong giáo dục; từ đó, góp phần lan toả thông tin tích cực, tăng niềm tin của xã hội với giáo dục.

Đồng thời chỉ rõ và đưa ra giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại của ngành, góp phần xây dựng nền giáo dục chất lượng hơn, hiện đại hơn. Với tôi, Giải đã tiếp thêm động lực để dấn thân hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa các tác phẩm hay về giáo dục”, nhà báo Phạm Mai chia sẻ.

Hiếu Nguyễn

report

Cơ cấu giải thưởng hợp lý, khoa học, bài bản và chuyên nghiệp

Lần đầu tiên đến với Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam, nhà báo Cẩm Lai – Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cảm nhận quy mô các tác phẩm tham dự quá lớn. Cơ cấu giải thưởng hợp lý, khoa học, bài bản và chuyên nghiệp.

Tác phẩm dự thi đa dạng các câu chuyện về ngành Giáo dục, nghề giáo và đời sống giáo viên... Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam không chỉ tôn vinh những người làm nghề báo, mà tôn vinh những nhà giáo – hạt nhân của đổi mới giáo dục.

img-6979.jpg
Nhà báo Cẩm Lai và nhóm tác giả

Nhà báo Cẩm Lai chia sẻ, tác phẩm “Nguyễn Duy Anh – Hiệu trưởng người Việt đầu tiên tại Nhật Bản” là câu chuyện về những người trẻ Việt Nam ra nước ngoài học tập.

“Chúng tôi muốn truyền cảm hứng đến các bạn rằng, dù đi đâu, làm gì, luôn có những hoạt động hướng về quê hương, đất nước; dù về nước hay không cũng có những hoạt động thiết thực để đóng góp cho quê hương xứ sở và xây dựng vị thế con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế” - nhà báo Cẩm Lai bộc bạch.

Minh Phong

report

Nguồn động viên to lớn để thêm quyết tâm cống hiến

Với thầy Nguyễn Duy Anh – nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Duy Anh – Hiệu trưởng người Việt đầu tiên tại Nhật Bản” của nhà báo Cẩm Lai - Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC – lần về nước này mang nhiều kỷ niệm và ý nghĩa khi được tham dự trực tiếp Lễ trao Giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024.

“Tôi cảm thấy rất vui mừng và biết ơn, bởi đây chính là nguồn động viên to lớn, giúp tôi thêm quyết tâm cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, hướng tới sự kết nối giáo dục giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản” – thầy Nguyễn Duy Anh bộc bạch.

img-6982.jpg
Thầy Nguyễn Duy Anh và tác giả Cẩm Lai tại sự kiện trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024 - sáng 16/11.

Theo thầy Duy Anh, nhiệm vụ phát triển giáo dục Việt Nam không chỉ thuộc về những người đang sống và làm việc trong nước, mà còn là trách nhiệm của tất cả những người con xa quê. Mang trong mình dòng máu Việt, dù ở bất cứ đâu cũng cần phải hướng về quê hương, góp phần xây dựng nền giáo dục nước nhà ngày càng vững mạnh.

Là một người làm trong lĩnh vực giáo dục ở môi trường quốc tế, thầy Duy mong muốn có thêm nhiều cơ hội để làm ra các chương trình giáo dục tích hợp, giúp người học không chỉ học tiếng Nhật, mà còn hiểu sâu hơn về văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán của quốc gia mà các em đang theo học. Điều này không chỉ giúp các em hòa nhập tốt hơn mà còn trở thành cầu nối văn hóa thúc đẩy sự phát triển hai bên.

Ngoài ra, với sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản, có nhiều cá nhân, tổ chức là người Việt Nam đang công tác trong lĩnh vực giáo dục. Do đó, thầy Anh Duy đề xuất, cộng đồng người Việt nên xây dựng tổ chức phi lợi nhuận chuyên về mảng giáo dục cho người Việt tại đây, để chúng ta có thể chia sẻ kinh nghiệm, tài nguyên và ý tưởng, từ đó cùng hỗ trợ nhau phát triển đi lên. Việc hình thành một mạng lưới giáo dục người Việt sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc giải quyết các khó khăn đặc thù tại nước ngoài.

Minh Phong

report

Vui mừng vì tác phẩm đạt hiệu ứng lan tỏa tới cộng đồng

img-6392.jpg
Từ trái qua: Nhà báo Vũ Thị Hải, Nguyễn Văn Định, Tào Thị Thanh Nga đến từ Báo điện tử Dân Việt tham dự lễ trao giải báo chí vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo đại diện nhóm tác giả, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” thực sự là một cuộc thi mà tất cả những phóng viên, những người quan tâm đến giáo dục đều có mong muốn, khát khao, mơ ước được chạm vào giải thưởng mỗi năm.

Đó không chỉ là niềm vui chiến thắng mà còn là sự ghi nhận công sức, là niềm tự hào, hãnh diện với nghề, với con đường mình đang theo đuổi.

"Trước đây tôi quan niệm rằng, chỉ cần mình tâm huyết với nghề, hằng ngày trăn trở cùng với giáo dục nước nhà và cống hiến những bài báo thật sự xuất sắc, có ý nghĩa, mang tính xây dựng… cho độc giả, cho học sinh, phụ huynh, nhà trường và các nhà quản lý, thế là đủ.

Thế nhưng sau đó tôi nghĩ lại rằng, bài báo sẽ càng có giá trị hơn khi được nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí của nó. Vì vậy tôi và đồng nghiệp đã bắt đầu mạnh dạn gửi bài tham gia cuộc thi này. Tôi tin rằng chỉ cần nghe đến tên Giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam thôi đã có bao nhiêu người biết đến và trầm trồ", nhà báo Tào Thị Thanh Nga tâm sự.

Tác phẩm “Miễn học phí: Có thể hay không thể” đăng tải trên báo điện tử Dân Việt là sản phẩm của tập thể. Loạt bài được thực hiện vào tháng 10/2023, khi năm học mới 2023-2024 bắt đầu được hơn một tháng.

Câu chuyện học phí thì vẫn luôn “nóng” mỗi đầu năm học nhưng cảm hứng và động lực để Ban Biên tập quyết định thực hiện loạt bài này chính là việc tỉnh Quảng Bình thông báo tin vui miễn học phí cho học sinh, dù nơi đây còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Theo nhà báo Vũ Thị Hải, nhóm tác giả đã lên đề cương, phối hợp cùng các phóng viên vùng miền triển khai. Khi đó, không ai nghĩ đến việc dự thi hay giải thưởng gì mà chỉ đơn giản là hoàn thành bài một cách nhanh nhất bởi đây là một quyết sách lớn lao, có tầm ảnh hưởng và thực sự nhân văn.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm đặt ra câu hỏi: Tại sao những tỉnh thành mạnh về kinh tế, học sinh lại được miễn học phí, còn những nơi nghèo cần miễn học phí lại không? Làm sao để học sinh khó khăn không còn nỗi lo học phí để tự tin đến trường? Giải pháp cho các tỉnh thành là gì?

Có một câu của một vị chuyên gia, từng làm trong Bộ GD&ĐT chia sẻ rằng: “Một chính quyền tốt thì phải đáp ứng được sự hài lòng của người dân”.

"Tôi hi vọng, sau loạt bài này, sẽ có thêm phụ huynh, học sinh các tỉnh thành khác đón nhận tin vui miễn học phí. Thực tế, hiện nay đã có khoảng 10 tỉnh thành miễn học phí cho học sinh”, nhà báo Nguyễn Văn Định trao đổi thêm.

Đình Tuệ

report

Nghề giáo luôn thiêng liêng và cao quý nhất

Với nhà báo Ngô Thị Hạnh Nguyên - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Cao Bằng, Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam là cơ hội để chị “trình làng” tác phẩm của mình trên một phương diện hoàn toàn mới. Đây là sân chơi ý nghĩa, đặc biệt là tổ chức trao giải vào dịp 20/11, ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nữ nhà báo nhận thấy, trên đất nước của chúng ta có nhiều thầy, cô giáo đáng trân quý. Họ tâm huyết với nghề, yêu học trò. Họ không chỉ mong muốn cho học trò được hưởng những điều kiện giáo dục tốt nhất, mà chính họ là những người hành động để mong muốn đó trở thành hiện thực.

img-6968.jpg
Nhà báo Hạnh Nguyên cùng chồng con tham gia buổi lễ trao Giải.

“Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam là cơ hội để những người làm báo như chúng tôi viết về người thầy, về ngành giáo dục. Đó là động lực các thầy, cô giáo trên mọi miền của Tổ quốc cảm thấy tin tưởng hơn về những điều tốt đẹp, để thêm yêu nghề. Với tôi, nghề giáo luôn nghề thiêng liêng và cao quý nhất” – Nhà báo Hạnh Nguyên bộc bạch.

Minh Phong

report

Mong sẽ có cơ hội tham dự và đoạt giải chính thức

Nhà báo Lê Thanh Tùng, phóng viên ảnh đến từ Thông tấn xã Việt Nam chia sẻ: Đối với phóng viên theo dõi giáo dục thì việc tham dự Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Dù chưa có nhận giải chính thức nhưng tôi đã góp sức cùng các đồng nghiệp tại TTXVN giành nhiều giải thưởng tại cuộc thi này.

img-0201.jpg

Qua theo dõi, tôi nhận thấy các tác phẩm góp phần nói lên tiếng nói của các giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà quản lý về các vấn đề trong ngành Giáo dục; đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục.

Qua đó, các tác phẩm đã góp phần tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Vân Anh

report

Giải thưởng ý nghĩa với người làm báo

Có mặt tại lễ trao giải, nhà báo Lê Thị Bích Ngọc đến từ Tạp chí Ngày nay chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi tham dự Giải thưởng báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Tôi rất bất ngờ và vui mừng khi tác phẩm của mình được lọt vào vòng chung khảo và đoạt giải.

Dù đã tham gia nhiều giải báo chí khác nhưng đối với tôi, đoạt giải về giáo dục có ý nghĩa đặc biệt. Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam là cuộc thi ý nghĩa, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ngành giáo dục cùng toàn xã hội về truyền thống tốt đẹp, những tấm gương nhà giáo.

Về dự lễ trao giải, tôi được gặp gỡ, giao lưu với nhiều đồng nghiệp, nhà báo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Được nghe tác giả kể về nhân vật trong bài viết, về những khó khăn, vất vả khi tác nghiệp tại những điểm trường vùng sâu vùng xa, càng khiến tôi trân quý giá trị của nghề báo.

Tôi tin tưởng rằng, qua mỗi mùa giải, các nhà báo sẽ có thêm động lực để tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục nước nhà. Các mùa giải năm tới, tôi sẽ tiếp tục tham dự.

Vân Anh

report

Văn nghệ chào mừng

Bài hát: Cùng nhau thắp sáng

Sáng tác: Nhạc sĩ Thanh Bùi

Biểu diễn: Ca sỹ Trung Sỹ cùng Hợp ca và Đoàn múa đương đại

trao-giai-1.jpg

report

Tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp Giáo dục

sep-lam.jpg
Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.

Báo cáo tổng kết Giải tại buổi lễ, Nhà báo Triệu Ngọc Lâm – Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại cho hay, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức; Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp Giáo dục; các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành. Qua đó, tuyên truyền, tôn vinh những đóng góp của ngành Giáo dục cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc; đồng thời, thu hút sự quan tâm của các cấp, ngành và xã hội đối với sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Ngay từ mùa giải đầu tiên (năm 2018), Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã được đón nhận và thu hút sự tham gia rộng rãi của các cơ quan báo chí trên cả nước với gần 800 tác phẩm dự thi của 4 loại hình: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình. Đến nay, trải qua 6 năm, Giải đã trở thành cái tên quên thuộc, được trông đợi mỗi năm của cộng đồng các nhà báo, phóng viên theo dõi giáo dục.

Năm 2024, Giải Báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nhận được hơn 800 tác phẩm dự thi. Với ý nghĩa nhân văn sâu sắc, Giải ngày càng nhận được nhiều hơn sự quan tâm, tham gia của các cơ quan báo chí trên cả nước. Thành công của Giải cũng cho thấy vai trò quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo.

“Những năm tiếp theo, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương, địa phương trên cả nước”- nhà báo Triệu Ngọc Lâm bày tỏ.

Về phía Ban tổ chức sẽ tiếp tục tìm tòi, đổi mới để Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” ngày càng có uy tín, chuyên nghiệp và có sức sống lâu dài.

Minh Phong

report

Đa dạng về đề tài, phong phú về hình thức thể hiện

report

Trao giải Khuyến khích

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) và ông Phạm Phùng Dương - Phó Tổng Giám đốc Công ty thương mại Viglacera Hạ Long trao giải Khuyến khích.

giai-khuyen-khich.jpg
462575115-484897070602282-2372103031516288068-n.jpg

32 giải Khuyến khích

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: Mặt trái của tự chủ đại học

Tác giả: Võ Thanh Hùng

Nơi xuất bản: Báo Sài Gòn Giải phóng

2. Tên tác phẩm: Tư vấn tâm lý cho học sinh: Đừng để quá muộn

Tác giả: Nguyễn Thị Quyên

Nơi xuất bản: Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

3. Tên tác phẩm: "Lửa" từ tâm!

Tác giả: Ngô Đức Lợi

Nơi xuất bản: Báo Quảng Bình

4. Tên tác phẩm: Mười năm loay hoay đổi mới giáo dục và nỗi lo "Quốc sách hàng đầu"

Tác giả: Nguyễn Văn Hải, Lê Thị Minh Nhã, Đặng Thu Hà

Nơi xuất bản: Báo Quân đội nhân dân

5. Tên tác phẩm: Xây dựng Luật Nhà giáo: Cần một khung pháp lý chuyên biệt cho nhà giáo

Tác giả: Nguyễn Văn Duẩn

6. Nơi xuất bản: Báo Phụ nữ Việt Nam

Tên tác phẩm: Khó đi thầy dắt con đi…

Tác giả: Nguyễn Thị Ý Thu

Nơi xuất bản: Báo Quảng Ngãi

7. Tên tác phẩm: Ngoại ngữ - "Đòn bẩy" cho lao động thời 4.0

Tác giả: Nguyễn Đăng Chung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

8. Tên tác phẩm: Yếu tố nào để Việt Nam có thể phát triển Trường Đại học không vì lợi nhuận?

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Quyên, Bùi Ngọc Long

Nơi xuất bản: Báo Thanh Niên

Loại hình: Báo điện tử

1. Tên tác phẩm: Sứ giả tiếng Việt ở muôn nơi

Tác giả: Phạm Thị Thuận

Nơi xuất bản: Báo Thế giới và Việt Nam

2. Tên tác phẩm: Loạt bài Xây dựng trường học an toàn: Chuyện đâu chỉ của riêng ngành Giáo dục!

Tác giả: Hoàng Chí Nguyện, Phan Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Diễm

Nơi xuất bản: Báo điện tử Hậu Giang

3. Tên tác phẩm: Mẹ Hoà của những "vầng trăng khuyết"

Tác giả: Phạm Khánh Huy

Nơi xuất bản: Báo Kinh tế và Đô thị

4. Tên tác phẩm: Những người "gieo chữ" nơi cổng trời xứ Thanh

Tác giả: Hoàng Đình Giang

Nơi xuất bản: Báo Thanh Hóa

5. Tên tác phẩm: Loạt bài Những cuộc tái sinh kỳ diệu

Tác giả: Phạm Băng Thanh, Phạm Quốc Rin, Trần Lê Tuấn

Nơi xuất bản: Báo điện tử Cà Mau

6. Tên tác phẩm: Chủ trương nhân văn lan tỏa phong trào khuyến học ở Hà Tĩnh

Tác giả: Nguyễn Thị Anh Thùy, Trương Mai Thủy, Trần Thu Hà, Trần Đình Nhất, Trịnh Ngọc Thắng, Lê Công Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Hà Tĩnh

7. Tên tác phẩm: Từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tác giả: Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Cao Kỳ

Nơi xuất bản: Báo điện tử Đại biểu Nhân dân

8. Tên tác phẩm: Hành trình xóa mù chữ, “thắp sáng” vùng cao Điện Biên

Tác giả: Nguyễn Thị Hiền

Nơi xuất bản: Báo Điện Biên Phủ điện tử

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Nhận Lòng tin - Trao Hy vọng và Kể những câu chuyện Tử tế

Tác giả: Nguyễn Văn Quang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lâm Đồng

2. Tên tác phẩm: Tây Bắc hỗ trợ học sinh vùng khó: Cần điều chỉnh chính sách

Tác giả: Đinh Văn Tuấn, Vũ Tất Lợi, Nguyễn Khắc Kiên, Lê Hồng Hạnh

Nơi xuất bản: Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc, Đài Tiếng nói Việt Nam

3. Tên tác phẩm: Như cánh chim không mỏi

Tác giả: Hoàng Văn Triều, Lê Thị Vân, Nguyễn Tuấn Tú, Mai Công Huân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thanh Hóa

4. Tên tác phẩm: Câu chuyện giáo dục từ một nếp nhà

Tác giả: Hồ Nhật Thảo, Nguyễn Tấn An

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi

5. Tên tác phẩm: Lời giải cho bài toán thiếu giáo viên ở Hà Giang

Tác giả: Nguyễn Thị Trần Trang, Nguyễn Thanh Tùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang

6. Tên tác phẩm: Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi - 32 năm tận tâm cống hiến nơi vùng khó

Tác giả: Trần Hoàng Kiệm, Trương Ái Thể Nghi

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long

7. Tên tác phẩm: Bao dung và hướng thiện - Chuyện tử tế ở một ngôi trường đặc biệt

Tác giả: Trần Lê Dung, Nguyễn Thị Huệ

Nơi xuất bản: Cục Truyền thông Công an nhân dân

8. Tên tác phẩm: Bản người Mông, nơi con chữ đã gieo mầm

Tác giả: Nguyễn Khắc Thái, Nông Thị Thu Thủy, Trương Thị Hồng, Hoàng Văn Tú

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: Thuốc lá điện tử tấn công học đường

Tác giả: Lê Hoàng Trà My, Trần Anh Tuấn, Đỗ Huy Thành, Trần Thu Hằng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ

2. Tên tác phẩm: Hoa hồng trên cát

Tác giả: Nguyễn Ngọc Toàn, Bùi Hồng Ngân, Ma Xuân Hòa, Nguyễn Xuân Thắng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang

3. Tên tác phẩm: Nguyễn Duy Anh - Hiệu trưởng người Việt đầu tiên tại Nhật Bản

Tác giả: Đỗ Văn Chính, Nguyễn Thị Lai, Mai Hoàng Diệu Linh, Phạm Thanh Luân, Phạm Xuân Hiệp

Nơi xuất bản: Kênh Văn hóa Việt (VTC10), Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

4. Tên tác phẩm: Bám chữ

Tác giả: Nguyễn Hồ Trí, Phạm Ngọc Phức, Vũ Hồng Anh

Nơi xuất bản: Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam

5. Tên tác phẩm: "Cao Bằng" giờ đã "cao hơn"

Tác giả: Ngô Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Sơn Tùng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng

6. Tên tác phẩm: Giữ lời hứa với mẹ

Tác giả: Trương Thị Ngọc Trân, Nguyễn Vũ Linh, Trần Anh Thư, Bùi Giang Sơn

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang

7. Tên tác phẩm: Lớp học của những "Gia sư áo xanh"

Tác giả: Lê Cẩm Giang, Nguyễn Trường Giang, Đào Anh Lý, Đào Nhi Khoa

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đồng Tháp

8. Tên tác phẩm: Thầy giáo mầm non

Tác giả: Phạm Vân Thêu, Phạm Thị Thanh Hà, Nguyễn Quốc Hoàng, Nguyễn Duy Tùng, Trần Thị Thanh Bình

Nơi xuất bản: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội

report

Trao giải Ba

Ông Trần Quang Nam, Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo và ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí trao giải Ba.

giai-ba.jpg

12 giải Ba

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: Vì sao phân luồng học nghề sau THCS chưa đạt hiệu quả?

Tác giả: Lục Thị Khánh Chi

Nơi xuất bản: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

2. Tên tác phẩm: Loạt bài TPHCM: Trường đổi mới, trò ham học

Tác giả: Bùi Thị Trang Thư, Lê Thị Thu Nở, Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nơi xuất bản: Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh

3. Tên tác phẩm: Loạt bài Luật thực hiện dân chủ cơ sở vào trường học

Tác giả: Đỗ Thị Yến Hoa

Nơi xuất bản: Tạp chí Giáo dục TP Hồ Chí Minh

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm: Loạt bài về tự chủ đại học

Tác giả: Trần Quốc Hải, Nguyễn Quốc Ngữ, Hà Ánh Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

2. Tên tác phẩm: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tạo cầu nối thúc đẩy tình đoàn kết Việt - Lào

Tác giả: Chu Thị Khánh Ly, Nguyễn Thanh Nga, Hoàng Thị Mỹ Hà

Nơi xuất bản: Báo Nghệ An điện tử

3. Tên tác phẩm: Từ lời kêu gọi thắp sáng vùng cao của Đảng đến kỳ tích giáo dục Điện Biên

Tác giả: Phạm Thị Mai, Cao Thị Thùy Giang

Nơi xuất bản: Báo điện tử VietnamPlus

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Giáo dục phổ thông - Kiên định đổi mới

Tác giả: Nguyễn Thục Hiền, Cao Thị Phương Lan, Trần Bá Duy

Nơi xuất bản: Ban Văn hóa Xã hội (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tên tác phẩm: Ơn thầy cô

Tác giả: Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Hoa

Nơi xuất bản: Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

3. Tên tác phẩm: Thầy "nuôi dạy hổ" trên miền non cao

Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Ngọc Lân, Nguyễn Trọng Quân, Nguyễn Tiến Sỹ, Vàng Văn Thao, Nguyễn Thanh Hà

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: Khi ước mơ nhà khoa học không còn xa vời

Tác giả: Ngô Trần Thịnh, Thích Ý Nhi, Bùi Khánh Ngọc, Hoàng Thái Bảo, Trần Hoàng Tân, Lý Mỹ Nhi

Nơi xuất bản: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tên tác phẩm: Thay lời Tri ân "Tôi chọn nghề giáo"

Tác giả: Lưu Ngọc Ánh, Nguyễn Phương, Lê Thị Hương, Đỗ Lan Hương, Tạ Thị Thu Hiền, Vũ Kiều Thanh, Nguyễn Hoàng Lâm, Dương Văn Thuân, Nguyễn Đình Hoàn, Nguyễn Thành Trung, Hồ Nữ Thị, Vũ Thị Thơ

3. Tên tác phẩm: Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ

Tác giả: Phan Thị Lệ Hằng, Đặng Hồng Dũng, Đỗ Hải Minh, Vũ Minh Hường, Nguyễn Anh Đào

Nơi xuất bản: Truyền hình Quốc hội Việt Nam

report

Trao giải Nhì

Ông Quế Đình Nguyên - Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; ông Lê Quyền - Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam trao giải Nhì.

giai-nhi.jpg

8 giải Nhì

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: Người đi "Gieo hạt chữ"

Tác giả: Vũ Thị Thanh Huệ, Phạm Quỳnh Trang

Nơi xuất bản: Báo Lào Cai

2. Tên tác phẩm: Dạy học tích hợp để định hướng nghề nghiệp

Tác giả: Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thu Hoài

Nơi xuất bản: Báo Đại Đoàn Kết

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm: Đổi mới giáo dục bắt đầu từ nụ cười trẻ thơ

Tác giả: Lê Thị Bích Ngọc, Bùi Huy Vũ, Phạm Thị Thúy, Phạm Bích Ngọc

Nơi xuất bản: Tạp chí điện tử Ngày Nay

2. Tên tác phẩm: Miễn học phí - Có thể hay không thể?

Tác giả: Tào Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Định, Tạ Thị Nguyệt, Vũ Thị Hải, Trần Bé Anh, Bùi Thanh Tùng, Đặng Đức Cường, Nguyễn Xuân Huy

Nơi xuất bản: Báo điện tử Dân Việt

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Hạnh phúc cho em

Tác giả: Khương Thị Nguyệt

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La

2. Tên tác phẩm: Thắp sáng sự học vùng dân tộc thiểu số

Tác giả: Tăng Thị Hà, Hoàng Thị Minh Phương, Chu Thị Ngọc Bích, Đồng Quyết Thắng, Ma Thị Lắm

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: Lớp 13

Tác giả: Từ Lương, Hoàng Minh Hiếu, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Hoàng Khôi, Hoàng Văn Minh

Nơi xuất bản: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (VTV9)

2. Tên tác phẩm: Phim tài liệu "Bên cạnh bố"

Tác giả: Vũ Minh Phương, Bạch Hoàng Đạt, Đặng Thái Huyền, Đỗ Trung Quân, Lê Ngọc Chiến, Nguyễn Mạnh Tùng

Nơi xuất bản: Điện ảnh Quân đội nhân dân

report

Trao giải Nhất

Ông Nguyễn Lam - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương và ông Mark Wheaton - Đại diện Ban Giám hiệu Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam trao giải Nhất.

giai-nhat.jpg

Loại hình: Báo in

Tên tác phẩm: Để nhà giáo dám nghĩ, dám làm

Tác giả: Ngô Sỹ Điền, Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Quốc Ngữ, Hà Ánh Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình: Báo Điện tử

Tên tác phẩm: Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc và đưa tiếng Việt hội nhập với thế giới

Tác giả: Kiều Phương Giang, Trần Thị Tuyết Lan, Nguyễn Hoài Hà, Hoàng Thị Phương Thanh

Nơi xuất bản: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Loại hình: Phát thanh

Tên tác phẩm: Văn hóa ứng xử học đường

Tác giả: Phạm Thị Hương, Nguyễn Thu Huyền, Phạm Khánh Giang, Đỗ Thị Lụa, Đỗ Thị Tươi, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Phương, Phạm Duy Khánh, Lê Văn Nam, Nguyễn Huy Lâm, Lê Minh Hoàng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình

Loại hình: Truyền hình

Tên tác phẩm: Hạt mầm tri thức

Tác giả: Nguyễn Hảo Anh Thư, Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Trần Minh Khải, Châu Ngọc Quí, Bùi Tấn Vủ

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long

report

Nỗ lực để tạo nên chương trình có sự lan toả lớn

Nhà báo Phạm Hương (Phó trưởng phòng Chuyên đề - chuyên mục, Đài PTTH Thái Bình) tác giả đạt giải chia sẻ: Những tháng cuối năm 2023, trên báo chí và mạng xã hội xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến giáo viên và hành vi bạo lực học đường. Lãnh đạo Đài PTTH Thái Bình có đưa ra gợi ý cho các phóng viên, biên tập viên phản ánh thực trạng này.

“Khi bắt đầu, chúng tôi hiểu rằng đây là một chủ đề rất nhạy cảm và khó, đặc biệt là trong việc tìm kiếm khách mời để bàn luận trực tiếp trên sóng về vấn đề này. Lúc đó việc tìm khách mời là một thử thách rất lớn đối với chúng tôi, hầu hết khách mời đều từ chối tham gia vì lý do đây là vấn đề nhạy cảm, khó nói mà lại nói trực tiếp trên sóng thì càng khó.

tth.jpg
Nhà báo Phạm Hương, Phó trưởng phòng Chuyên đề - Đài PTTH Thái Bình.

Do đó khi các nhân vật đồng ý tham gia chương trình trực tiếp cả nhóm tác giả đã nhanh chóng hoàn thiện. Số đầu tiên với chủ đề “Văn hóa ứng xử học đường và Đạo đức nhà giáo”.

Khi chương trình được phát sóng trực tiếp trên đài phát thanh và trên fanpage đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía thính giả và chuyên gia khách mời, khách mời bày tỏ quan điểm của mình thông qua hỏi đáp trực tuyến.

Những câu hỏi liên quan đến pháp luật, các hành vi bạo lực, ê kíp cũng đã trao đổi trước và kết nối với các luật sư để tham gia trả lời các câu hỏi của khán thính giả gửi đến chương trình.

Sự kết hợp giữa các khách mời, chuyên gia và thính giả đã tạo ra một không gian trao đổi mở rộng qua điện thoại trực tuyến, hoặc đặt câu hỏi trên fanpage, giúp mọi người cùng thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay.

Ngô Chuyên

report

Phóng sự: Chia sẻ câu chuyện tác nghiệp của các nhà báo

report

Nhà báo Nguyễn Quốc Ngữ, Báo Giáo dục và Thời đại: Thêm trách nhiệm và động lực để cùng nhà giáo đi tìm giải pháp

Là phóng viên báo ngành - Báo Giáo dục và Thời đại, tôi rất vinh dự và tự hào khi cùng đồng nghiệp đoạt giải Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024. Hơn 15 năm gắn bó với Báo GD&TĐ, từng đoạt giải thưởng cuộc thi này, nhưng lần đoạt giải này thật nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Được sự chỉ đạo của Ban Biên tập, nhóm phóng viên chúng tôi khắp các vùng miền chia nhau triển khai đề tài, mỗi người một nhiệm vụ. Đôi lúc tác nghiệp gặp không ít khó khăn, có lúc muốn "chùn bước" nhưng có sự động viên của Ban biên tập, của đồng nghiệp, cuối cùng tuyến bài cũng hoàn thành.

Tuyến bài đã gây ấn tượng với bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo. Nhiều ý kiến chia sẻ đã tạo sự đồng thuận trong việc bảo vệ cán bộ, nhà giáo dám nghĩ, dám làm, dám đột phá... Xin cảm ơn Ban biên tập, cảm ơn các đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ để tôi cùng đồng nghiệp hoàn thành tuyến bài và đoạt giải ngày hôm nay.

pv-nguyen-quoc-ngu.jpg

Hà Nguyên

report

Thách thức bởi vì đề tài có tính vĩ mô, có tác động lớn

Nhà báo Lê Thị Thu, đại diện nhóm tác giả của tác phẩm "Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên "Cung" hào hứng - "Cầu" thờ ơ" , cho biết: "Ý tưởng của chúng tôi bắt đầu từ cuối năm 2023, khi chúng tôi làm 1 đề tài về tác động của Nghị định 116 đến đào tạo giáo viên cũng như thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm. Thế nhưng, vướng mắc lớn nhất trong quá trình thực hiện nghị định là việc chậm chi hỗ trợ sinh hoạt phí cho người học, thời điểm đó chưa có giải pháp khắc phục. Hàng loạt trường đại học, cao đẳng sư phạm phải nợ lại học phí và chi phí sinh hoạt của sinh viên".

le-thi-thu-dai-tieng-noi-vn-giai-vi-su-nghiep-giao-duc-2024.jpg
Nhà báo Lê Thị Thu và đồng nghiệp đang tác nghiệp tại phòng thu.

Ban Thời sự (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam đã có nhiều nhiều tin, bài phản ánh, chương trình phân tích về nội dung này, trong đó nhóm tác giả đi sâu hơn vấn đề ở loạt bài “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên: “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” phát sóng trên kênh Thời sự VOV1 các ngày 28, 29 và 30 tháng 8 năm 2024.

"Chúng tôi thực hiện loạt bài này với mong muốn lý giải phần nào vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào học ngành sư phạm thông qua cơ chế đặt hàng đào tạo lại “tắc” khi triển khai? Tại sao các địa phương thiếu giáo viên nhưng vẫn chưa “mặn mà” đặt hàng đào tạo? Thực tế này đặt ra yêu cầu cần sớm có giải pháp “khơi thông” Nghị định 116 cho nhiệm vụ đặt hàng đào giáo viên"

Tôi nghĩ cuộc thi Vì sự nghiệp giáo dục toàn quốc rất có ý nghĩa và thiết thực đối với không chỉ các phóng viên theo mảng giáo dục mà còn nhận được nhiều sự quan tâm của những người yêu mến giáo dục. Mỗi năm chúng tôi cố gắng tìm tòi những đề tài mới, những nhân vật hay để có thể làm nên những tác phẩm xuất sắc, có tác động xã hội - nhà báo Lê Thị Thu chia sẻ.

report

Trao Giải Đặc biệt

Ông Lê Hải Bình - Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và ông Hoàng Minh Sơn - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT trao giải Đặc biệt.

ggiai-dac-biet.jpg

Giải đặc biệt

Tên tác phẩm: Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên "Cung" hào hứng - "Cầu" thờ ơ

Tác giả: Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường

Nơi xuất bản: Ban Thời sự (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam

report

Trao giải nhân vật tiêu biểu

Bà Đặng Hoàng Anh – Phó Chủ tịch Công đoàn Công đoàn Giáo dục Việt Nam và ông Nguyễn Tiến Nam - Chủ tịch Hội đồng Quản trị SunUni Global Group trao giải Nhân vật Tiêu biểu.

nhan-vat-tieu-bieu.jpg

1. Thầy giáo Đỗ Đức Thuần, Thầy giáo Hoàng Đức Hòa: Nhân vật trong tác phẩm "Lửa" từ tâm!

Loại hình: Báo In

Nơi xuất bản: Báo Quảng Bình

2. Nhà giáo Đỗ Thị Hồi: Nhân vật trong tác phẩm Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi - 32 năm tận tâm cống hiến nơi vùng khó

Loại hình: Phát thanh

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Long

report

Tôi khát khao ‘thắp sáng con chữ’ cho học trò

Đó là chia sẻ của thầy giáo Hoàng Đức Hòa, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - được chọn làm nhân vật tiêu biểu trao giải tại Giải báo chí “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024”.

Câu chuyện thầy Hòa vừa làm xe ôm, vừa làm tuyên truyền viên kiêm giáo viên đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

4 năm gắn bó với mái trường tại vùng đất sâu hút giữa đại ngàn Trường Sơn, thầy Hòa là người hiểu rất rõ về học sinh dân tộc thiểu số Ma Coong.

thay-hoa-hinh-1.jpg
Thầy Hoàng Đức Hoà vui đùa với những đứa trẻ vùng khó tỉnh Quảng Bình trong một chuyến thiện nguyện.

Thấy các em khó khăn và thiếu thốn đủ bề, thầy đã quyết tâm cùng với các giáo viên bám trường, dạy dỗ, chăm lo cho trò nhỏ.

Thầy Hoàng Đức Hòa nhớ lại, hành trình kiếm chữ của học sinh Trường PTDT nội trú huyện Bố Trạch khi ấy khó khăn gấp bội vì phụ huynh cho rằng “con hươu, con nai trong rừng còn sống được huống gì con người nên việc học là không cần thiết”.

Làm công tác tư tưởng cho những người bố, người mẹ xong xuôi, thầy Hòa bắt đầu hành trình “bắt” trò lên lớp.

Câu chuyện thầy Hòa vừa làm xe ôm, vừa làm tuyên truyền viên kiêm giáo viên đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

Nhớ lại chuyện cũ, thầy giáo kể, đều đặn mỗi ngày, thầy cô thay nhau đi tìm đón, vận động học sinh về trường. Đối với thầy, việc chạy xe 180-200km mỗi ngày là hết sức bình thường.

Trường học bây giờ khang trang, sạch đẹp với nhiều hạng mục đang được làm mới. Năm học 2024-2025, trường đón 269 học sinh nội trú, mọi hoạt động đã đi vào nề nếp.

“Học sinh và phụ huynh đã ý thức được rằng, học hành chính là con đường duy nhất giúp các em thoát nghèo. Thầy cô không phải tìm trò nữa, các em chủ động đến lớp và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của trường. Đây là công lao của tập thể giáo viên, tôi chỉ góp một phần nhỏ trong đó”, thầy Hòa cho biết.

Với thầy Hoàng Đức Hoà, danh hiệu nhân vật tiêu biểu là nguồn động viên lớn, hơn hết, nó đặt cho thầy trách nhiệm lớn lao trong chăm lo, nuôi dạy các thế hệ học sinh thân yêu và hết lòng vì cộng đồng.

Lan Nhi

report

Cô giáo dành cả thanh xuân cho giáo dục vùng khó

co-do-thi-hoi-1.png
Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi cùng các em học sinh.

Đó là Nhà giáo Nhân dân Đỗ Thị Hồi, giáo viên Trường Tiểu học Lạc Hòa 1 (Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).

Năm 1992, cô tốt nghiệp Trung học Sư phạm Sóc Trăng khi vừa tròn 19 tuổi, cô nhận quyết định về công tác tại Trường Tiểu học Lạc Hòa 1.

Chia sẻ về cơ duyên gắn bó với giáo dục vùng khó, cô Hồi xúc động: “Thấy các em phải nghỉ học vì cha mẹ bận mưu sinh không đưa đón được, tôi nói với phụ huynh rằng nếu phụ huynh không có điều kiện chăm sóc con thì gửi lại chỗ tôi để tôi chăm sóc, đưa đón các em đi học hàng ngày, chứ đừng bắt các em nghỉ học. Thấy các em nghỉ học như thế, tôi xót xa lắm. Mình chịu cực một chút nhưng để các em được đến trường là tôi vui rồi”.

Bằng niềm thương cảm và trách nhiệm của một nhà giáo, cô Hồi tự nhủ bản thân phải làm việc nhiều hơn để giúp đỡ học sinh giảm bớt những thiệt thòi. Không quản ngại khó khăn, cô luôn say mê với công việc, tìm ra những phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. Cô chú trọng phân hóa đối tượng ngay trong từng giờ giảng, đặc biệt quan tâm đến những học sinh khó khăn về học tập.

“Lúc đó tôi còn trẻ, hoài bão lớn lắm! Bước vào cuộc sống của nhà giáo ở nơi xa này, đối diện với nhiều khó khăn, thiếu thốn nên ban đầu cũng có lúc tâm tư lắm. Nhưng về sau thấy các em chịu thiệt thòi quá nhiều, cả về điều kiện kinh tế và học tập, nên tôi nghĩ mình bỏ cuộc thì các em sẽ ra sao? Từ đó, tôi tự nhủ với lòng mình là phải vượt qua tất cả, phải làm được điều gì đó cho học sinh. Cứ vậy mà tôi đã ở lại với vùng đất Lạc Hòa này từ đó cho đến nay”, cô Hồi tâm sự.

Quốc Ngữ (ghi)

report

Phát động Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2025

Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam là dịp ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong việc lan tỏa giá trị tốt đẹp của giáo dục, phản ánh chân thực những thách thức và thành tựu của ngành; đồng thời cũng là lời tri ân sâu sắc gửi tới các nhà báo, phóng viên - những người đã luôn đồng hành, chia sẻ và góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển.

ong-son-tt.jpg

Qua 6 năm tổ chức, Giải báo chí Vì sự nghiệp giáo dục đã trở thành sự kiện uy tín, thu hút sự tham gia của đông đảo các phóng viên, nhà báo cơ quan báo chí từ địa phương đến Trung ương. Hơn 800 tác phẩm dự thi năm nay tiếp tục chứng minh sức hút và ý nghĩa sâu sắc của giải thưởng, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan báo chí nói riêng, toàn xã hội nói chung đối với lĩnh vực giáo dục, đối với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT trong bối cảnh mới của đất nước.

Các tác phẩm dự thi năm nay đã phản ánh sống động bức tranh toàn cảnh của ngành Giáo dục, từ những thách thức trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa; từ những hình ảnh các em học sinh, sinh viên hiếu học, vượt khó đến từ những vùng quê khác nhau, cho đến những tấm gương nhà giáo tận tâm cống hiến và các câu chuyện truyền cảm hứng về sự sáng tạo, đổi mới trong dạy và học. Những bài viết không chỉ làm sáng tỏ những vấn đề tồn tại mà còn đưa ra các giải pháp, góp phần tạo nên diễn đàn trao đổi ý nghĩa giữa ngành Giáo dục và xã hội.

Thứ trưởng nhận định: Giải báo chí năm nay ghi nhận nhiều dấu ấn mới. Số lượng và chất lượng các tác phẩm thuộc mọi loại hình báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình đều tăng. Đặc biệt, sự xuất hiện của các hình thức như Mega Story, Emagazine, Podcast mang đến sự mới mẻ và hiện đại trong cách truyền tải nội dung. Những vấn đề thời sự như chính sách nhà giáo, chuyển đổi số trong giáo dục, văn hóa học đường, hay an toàn trường học… đã được các tác giả phản ánh một cách toàn diện và sâu sắc.

Điều này cho thấy báo chí không chỉ đóng vai trò là người đồng hành, mà còn là cầu nối quan trọng giúp ngành Giáo dục nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ xã hội; đồng thời là kênh phản biện quan trọng để xây dựng chính sách phù hợp hơn với thực tiễn.

“Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên đã dành tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện qua những tác phẩm báo chí giá trị. Sự đồng hành và cống hiến của quý vị và các bạn là nguồn động lực lớn lao giúp ngành giáo dục không ngừng tiến bước.

Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên Ban Giám khảo - những người đã làm việc tận tụy, công tâm. Sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của Ban giám khảo góp phần không nhỏ vào sự thành công của giải; đồng thời nâng cao uy tín, chất lượng của giải thưởng”, Thứ trưởng chia sẻ.

Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục không chỉ là dịp vinh danh mà còn là lời kêu gọi tiếp tục chung tay xây dựng một nền giáo dục đổi mới và phát triển. Nhân dịp này, Thứ trưởng chính thức phát động Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2025, và mong rằng Giải sẽ tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự tham gia của các cơ quan thông tấn báo chí, các phóng viên, nhà báo; từ đó có thêm nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về giáo dục.

Thứ trưởng đồng thời đề nghị Ban Tổ chức giải tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới để việc tổ chức giải thưởng ngày càng chuyên nghiệp, chất lượng, uy tín.

Giáo dục là sự nghiệp cao cả của toàn dân, nghề giáo là nghề cao quý. Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, xin gửi tới các thầy cô giáo lời tri ân sâu sắc, lời chúc mừng tốt đẹp nhất - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Hiếu Nguyễn

report

Văn nghệ

Tiết mục: Việt Nam thịnh vượng sáng ngời

Sáng tác: Ns - Ca sĩ Bùi Tường Linh

Biểu diễn: Tốp ca nam nữ & Đoàn múa Đương đại, tốp thiếu nhi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ