Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022

GD&TĐ - Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 được truyền hình trực tiếp trên VTV2 từ 9h00 ngày 9/11.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và ông Rick Benett - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Anh quốc Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và ông Rick Benett - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Anh quốc Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất.

Đến tham dự Lễ trao giải có: ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập Báo Giáo dục và Thời đại.

.

Ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Ông Lê Hải Bình - Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đến tham dự chương trình còn có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt, là các nhà báo đến từ các cơ quan báo chí có tác phẩm đoạt giải.

“Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” là giải báo chí thường niên do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về sự nghiệp giáo dục; về các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục.

Năm thứ 5 tổ chức, Giải đã khẳng định được vị trí, uy tín trong các giải thưởng báo chí trên toàn quốc. Qua từng năm, không chỉ gia tăng về số lượng tác phẩm mà chất lượng luôn được nâng cao, thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo của các tác giả với ngành giáo dục.

Năm 2022, số lượng tác phẩm cả 4 loại hình (báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình) gửi về Ban Tổ chức là hơn 800 với với sự tham gia đông đảo cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương. Đáng chú ý, số lượng tác phẩm đoạt giải của các địa phương cũng đã tăng nhiều so với các năm trước.

Sau quá trình tuyển chọn nghiêm túc, 80 tác phẩm được vào chung khảo. Từ những tác phẩm này, Hội đồng Chung khảo đã đề xuất 1 giải đặc biệt; 4 giải nhất; 8 giải nhì; 12 giải ba, 28 giải khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu trong 2 tác phẩm đoạt giải.

Theo đánh giá của Hội đồng giám khảo, chất lượng các tác phẩm dự thi năm nay khá tốt, phản ánh đậm nét về đời sống giáo dục và bám sát các vấn đề thời sự của ngành Giáo dục. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc, bởi có sự đầu tư công phu từ nội dung cho đến hình thức thể hiện.

Cơ cấu giải thưởng:

Giải đặc biệt được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và tiền thưởng.

Giải nhất, giải nhì, giải ba và khuyến khích: Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”; chứng nhận của Bộ GD&ĐT.

Tiền thưởng bằng tiền mặt: Giải đặc biệt: 60 triệu đồng/giải; giải nhất: 30 triệu đồng/giải; giải nhì: 15 triệu đồng/giải; giải ba: 10 triệu đồng/giải; giải khuyến khích: 5 triệu đồng/giải.

Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 10 triệu đồng/tác phẩm.

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Ca sĩ Ngọc Khuê: Thêm một lần biết ơn đến thầy, cô giáo

Có mặt từ 7 giờ sáng, ca sĩ Ngọc Khuê cho biết, đây là lần đầu tiên tham gia Lễ trao giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” nên thấy rất tự hào và vinh dự.

Cũng là một nhà giáo – giảng viên Trường ĐH Văn hóa, Ngọc Khuê hiểu những vất vả của “người lái đò”. Qua mỗi tác phẩm báo chí dự thi, cô như được trở lại tuổi thơ, trở lại với thanh xuân tươi đẹp – một thời cắp sách tới trường, bởi tôi thấy bóng dáng thầy, cô giáo mình ở trong đó: Tận tụy và luôn hết lòng với học trò. "Đặc biệt, tôi cũng thấy hình ảnh của mình trong đó" - ca sĩ Ngọc Khuê nói.

Ca sĩ Ngọc Khuê đến sớm để tập lại tiết mục mà mình biểu diễn sáng nay.

Ca sĩ Ngọc Khuê đến sớm để tập lại tiết mục mà mình biểu diễn sáng nay.

"Nhân đây, xin được gửi lời cảm ơn đến Bộ GD&ĐT và Báo Giáo dục & Thời đại đã cho chúng tôi thêm một lần biết ơn đến thầy, cô giáo của mình và tri ân đến tất cả đội ngũ nhà giáo trên cả nước cũng như ngành Giáo dục. Tôi cũng mong báo chí sẽ luôn đồng hành cùng thầy, cô giáo, trở thành cầu nối giữa xã hội với sự nghiệp “trồng người” - ca sĩ Ngọc Khuê bộc bạch.

Minh Phong

report

Giải mang đến nhiều cảm xúc tươi mới

Có mặt từ sớm tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022, chị Nguyễn Thu Hương – nhân viên Công ty New Life không giấu được niềm vui khi lần đầu được dự một sự kiện quy mô lớn.

"Tham gia phục vụ, hỗ trợ rất nhiều sự kiện nhưng Lễ trao Giải báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam mang đến cho tôi nhiều cảm xúc tươi mới, trên hết là sự cảm phục, biết ơn đến đội ngũ những người làm giáo dục nói chung và thầy, cô giáo trên cả nước nói riêng.

Chị Nguyễn Thu Hương – nhân viên Công ty New Life.
Chị Nguyễn Thu Hương – nhân viên Công ty New Life.

Tôi hiểu rằng, nhờ thông tin báo chí - trong đó có những tác phẩm, tác giả được giải sẽ được trao thưởng hôm nay là sợi dây kết nối giữa tôi với giáo dục, rộng hơn là gắn kết xã hội với sự nghiệp “trồng người”, mà ở đó mỗi người đều nhận thấy một phần trách nhiệm với sự nghiệp cao cả này.

Tôi sẵn sàng phối hợp với Ban tổ chức, hỗ trợ hết mình để sự kiện diễn ra thành công trọn vẹn. Với tôi, ngày hôm nay chắc chắn sẽ là kỷ niệm đẹp khó phai mờ", chị Nguyễn Thu Hương bày tỏ.

Minh Phong

report

Mong muốn lan tỏa ý nghĩa công tác phát triển Đảng viên trẻ

Tác giả Lê Thị Thanh Duyên - Ban Biên tập chương trình phát thanh thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Tác giả Lê Thị Thanh Duyên - Ban Biên tập chương trình phát thanh thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Với loạt bài "Ươm mầm những hạt giống đỏ cho Đảng", nhà báo Lê Thị Thanh Duyên - Ban Biên tập chương trình phát thanh thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội cho biết, mình cảm thấy rất vui và tự hào vì tác phẩm của mình đã được lựa chọn vào chung khảo và đoạt giải tại Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam' năm 2022.

Tác phẩm này viết về công tác phát triển Đảng viên trẻ, nhất là học sinh - sinh viên trong khối nhà trường. Trong những năm qua, công tác phát triển Đảng viên trẻ là khâu quan trọng để tạo nguồn cho Đảng và chuyển giao thế hệ trong Đảng.

Trong quá trình triển khai đề tài, một số trường học vẫn còn hiện tượng số học sinh được đi học cảm tình Đảng khá ít nên không có nguồn tư liệu để cung cấp. Ở khu vực ngoại thành Hà Nội chỉ có Trường THPT Quốc Oai đã kết nạp Đảng viên cho một học sinh. Còn ở các trường đại học công tác này cũng được chú trọng nhiều hơn. Bậc phổ thông, các em còn nhiều công việc về học tập, thi cử hơn sinh viên đại học.

"Tôi hi vọng, thông qua tác phẩm của mình sẽ có tác dụng lan tỏa và thu hút được nhiều sự quan tâm hơn nữa của các nhà trường. Bên cạnh giáo dục về kiến thức thì cũng quan tâm giáo dục về chính trị tư tưởng. Từ đó giúp các em học sinh - sinh viên có khát khao để trở thành những Đảng viên trẻ và cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước" - tác giả Lê Thị Thanh Duyên tâm sự.

Đình Tuệ

report

Thấu hiểu hơn những hy sinh, cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo

Vừa đến sự kiện Lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” 2022, Nguyễn Ngọc An - lớp 10D7, Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhờ bạn chụp ngay bức hình làm kỷ niệm. Ngọc An dí dỏm nói, có thể em sẽ lựa chọn một trong những bức ảnh này để làm avata cho một số ứng dụng.

Trước đó, em đã cập nhập thông tin về giải báo chí này. Em rất ấn tượng và ước một ngày nào đó mình nằm trong danh sách các tác giải được giải vì em cũng có đam mê viết báo.

Nguyễn Ngọc An (bên phải).
Nguyễn Ngọc An (bên phải).

Thông qua giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, em hiểu hơn về công việc của một phóng viên và cũng thấu hiểu những hy sinh, cống hiến thầm lặng của các thầy cô giáo với sự nghiệp giáo dục.

Từ đây, em sẽ có suy nghĩ thêm định hướng nghề nghiệp cho mình, trong đó ngành báo chí và sư phạm.

Minh Phong

report

Tự hào vì con gái viết về nghề của mẹ

Bà Hoàng Thị Tĩnh (Yên Bái) - mẹ của tác giả Mai Thanh Hiền với tác phẩm Lớp học hạnh phúc trên đỉnh Suối Giàng - chia sẻ: "Tôi rất hạnh phúc khi con gái vinh dự được nhận Giải Báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam. Mẹ con tôi đã rất chờ đợi đến ngày trao giải này.

Bà Hoàng Thị Tĩnh cùng con gái đến tham dự Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 từ sáng sớm. Ảnh Ngô Chuyên.
Bà Hoàng Thị Tĩnh cùng con gái đến tham dự Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 từ sáng sớm. Ảnh Ngô Chuyên.

Bản thân tôi là một nhà giáo về hưu vì vậy tôi rất tự hào vì con gái mình viết về nghề của mẹ, viết về những cống hiến thầm lặng của nghề giáo đặc biệt là nghề giáo ở vùng cao".

Ngô Chuyên

report

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn: Mong có nhiều tác phẩm được vinh danh hơn nữa

Đến tham dự Lễ trao giải Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam', ông Hoàng Quốc Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn bày tỏ: Tôi rất vinh dự và hồi hộp. Đây là giải báo chí lớn của ngành, vinh danh các tác phẩm viết về ngành giáo dục.

Ông Hoàng Quốc Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Ông Hoàng Quốc Tuấn - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lạng Sơn. Ảnh Ngô Chuyên.

Tôi hi vọng sẽ có nhiều tác phẩm được vinh danh hơn nữa để lan tỏa những hình ảnh giáo viên đẹp, tận tuỵ với nghề đặc biệt là giáo viên ở vùng cao như tỉnh.

Nhân đây tôi cũng có lời cảm ơn đến các thầy cô đã không quản khó khăn, gian khổ để mang con chữ đến cho học sinh đặc biệt là vùng cao như chúng tôi!

Ngô Chuyên

report

Hy vọng báo chí tiếp tục đồng hành cùng thầy cô giáo trên chặng đường gieo chữ

Phóng viên Tường Vân, Báo Lao Động.

Phóng viên Tường Vân, Báo Lao Động.

Có mặt tại Lễ Trao Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022, phóng viên Lê Tường Vân - Báo Lao Động, bày tỏ vui mừng xen lẫn hồi hộp khi lần đầu được tham dự lễ trao giải. Chị Lê Tường Vân cũng là thành viên trong nhóm tác giả đoạt giải cao với loạt bài "Thay đổi vì một nền Giáo dục thực học, thực nghiệp".

Tác giả Tường Vân cảm nhận, buổi lễ được tổ chức quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người làm báo lẫn những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục. Là phóng viên, cũng từng là một học sinh, tôi cảm thấy bồi hồi, trân trọng, biết ơn các thầy cô giáo đã nỗ lực hết sức mình trong sự nghiệp trồng người.

"Giải Báo chí Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam là cơ hội để chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn, tri ân những người thầy. Tôi hy vọng, báo chí tiếp tục đồng hành cùng thầy cô giáo trên chặng đường gieo chữ", chị Tường Vân chia sẻ.

Tú Anh

report

Mỗi mùa giải đều có cảm xúc, bồi hồi riêng như lần đầu

Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hương - Báo Đại Đoàn kết cho biết đây là năm thứ 3 tham gia tham dự giải.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 10

"Mỗi mùa giải đều có cảm xúc, bồi hồi riêng như lần đầu. Chúng tôi đã rất chờ đợi cho lễ trao giải này.

Đây giống như ngày hội để anh chị em phóng viên làm nghề có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau", nhà báo Nguyễn Thu Hương chia sẻ.

Ngô Chuyên

report

Giải thưởng là động lực để phấn đấu với nghề

Trung tá Đặng Thu Hà, Báo Quân đội nhân dân.

Trung tá Đặng Thu Hà, Báo Quân đội nhân dân.

Là một trong những tác giả đạt giải, Trung tá Đặng Thu Hà - Báo Quân đội nhân dân cho biết: Đối với bất cứ phóng viên làm nghề nào khi tác phẩm đoạt giải là vinh dự, đồng thời là động lực để phấn đấu với nghề.

Đặc biệt là phóng viên theo dõi Giáo dục, nhận được thông tin đoạt giải tôi càng cảm thấy phấn khởi và tự hào vì tác phẩm đã góp phần cùng ngành giáo dục lan tỏa về nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là thực hiện thành công chương trình GDPT 2018 mà loạt bài đã đề cập.

Trước không khí tươi vui, trang trọng trước thềm Lễ trao giải, Trung tá Đặng Thu Hà cảm nhận chất lượng giải ngày càng được nâng lên xứng đáng là Giải báo chí toàn quốc bởi sự tham gia của nhiều tác giả báo địa phương, trung ương và nhiều tác giả không chuyên. Điều đó cho thấy sự quan tâm của của xã hội với ngành Giáo dục rất lớn. Đây cũng là động lực, áp lực cho ngành bởi sự kì vọng của xã hội.

"Tôi mong muốn các vấn đề được phản ánh trong tác phẩm báo chí sẽ được ngành giáo dục quan tâm nỗ lực thực hiện", Trung tá Đặng Thu Hà bày tỏ.

Đức Hạnh

report

Nơi gửi gắm tâm tình với ngành Giáo dục

Bà Đỗ Nguyễn Hoàng Dung, Tổng Biên tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Đỗ Nguyễn Hoàng Dung, Tổng Biên tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chia sẻ niềm vui khi tham dự Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2022, bà Đỗ Nguyễn Hoàng Dung - Tổng Biên tập Báo Bà Rịa – Vũng Tàu đánh giá Báo Giáo dục&Thời đại đã tổ chức Giải rất trang trọng và chuyên nghiệp. Giải là nơi để các bạn trẻ trong nghề báo gửi gắm tâm tình.

“Báo Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên có tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”. Tham dự không phải để đoạt giải mà quá trình tham dự nghĩa là chúng ta đã có chuẩn bị những bài viết, những câu chuyện lan tỏa.

Chúng tôi tham dự giải để giới thiệu những bài viết của phóng viên trong guồng máy. Chúng tôi coi đây là cơ hội để gặp gỡ anh em báo chí, là nơi gửi gắm tâm tình, trao đổi thêm về nghiệp vụ. Ngoài ra, công tác tổ chức giải sẽ là một kinh nghiệm cho Báo Bà Rịa – Vũng Tàu trong những lần tổ chức sự kiện”, bà Dung chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Giải ngày càng khẳng định uy tín và sức hút

Nhà báo Đặng Thu Hà trong một chuyến đi công tác ở Hà Giang.

Nhà báo Đặng Thu Hà trong một chuyến đi công tác ở Hà Giang.

Tác phẩm "Thiếu cơ sở vật chất - Đừng đánh đố giáo viên" của nhóm tác giả Đặng Thu Hà và Đỗ Thu Trang (Báo Quân đội Nhân dân) giành giải Khuyến khích Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục" năm 2022.

Tác phẩm đã đưa ra lời gợi ý về các giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết thực trạng thiếu cơ sở vật chất trong giảng dạy, đặc biệt ở các khu vực khó khăn.

Chia sẻ niềm vui đạt giải, tác giả Đặng Thu Hà cho biết, với chị giải thưởng là sự động viên, khích lệ sau những ngày tác nghiệp vất vả ở vùng sâu, vùng xa. Chị Hà tin tưởng, bài viết sẽ góp phần lan tỏa, tạo sự chuyển biến tích cực, khắc phục thực trạng thiếu cơ sở vật chất dạy và học hiện nay ở nhiều nơi.

“Với số lượng lớn tác phẩm tham gia dự thi cho thấy, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” ngày càng khẳng định được uy tín và sức hút của mình sau 5 năm năm tổ chức.

Sự cạnh tranh cả về chất lượng và số lượng bài tham gia ngày càng cao, vừa là động lực vì phóng viên có nhiều đất để thể hiện, vừa là thách thức buộc phóng viên tích cực tìm tòi, phát hiện và thể hiện đề tài sâu sắc, đa chiều hơn”, nhà báo Đặng Thu Hà chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Văn nghệ chào mừng

Non sông ngàn năm gấm vóc

Sáng tác: Mai Kiên

Biểu diễn: Nhóm nghệ thuật trường ĐH Văn hóa Hà Nội và CLB thiếu nhi Ba Đình

Biên đạo múa: Quỳnh Trang

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 14
report

Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu khai mạc.

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm - Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Triệu Ngọc Lâm – Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức – cho biết: Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" do Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Bộ GD&ĐT giao cho Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực, tổ chức thực hiện.

Sau 5 năm tổ chức, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" đã tạo được tiếng vang và có sức lan tỏa sâu rộng không chỉ trong “làng báo” mà còn trong toàn xã hội.

Giải được tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả có nhiều tác phẩm báo chí tâm huyết, xuất sắc viết về lĩnh vực GD-ĐT. Đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Trên tinh thần đó, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" ngày càng có sức hút và nhận được sự quan tâm không chỉ với những người làm báo, mà còn với những người trong ngành và ngoài ngành Giáo dục.

Ban tổ chức đã nhận được gần 800 tác phẩm tham dự ở cả 4 loại hình báo chí: Báo in, Báo điện tử, Phát thanh và Truyền hình, với sự tham gia của đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương. Con số này thể hiện sức hút mạnh mẽ của Giải năm nay.

Với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, khách quan và công tâm, Hội đồng Sơ khảo đã chấm điểm, lựa chọn được 80 tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo. Trên cơ sở đó, Hội đồng Chung khảo đã đề xuất 1 giải Đặc biệt; 4 giải Nhất; 8 giải Nhì; 12 giải Ba, 28 giải Khuyến khích và 2 nhân vật tiêu biểu trong 2 tác phẩm đoạt giải.

Minh Phong

report

Trao giải Khuyến khích

Nhà báo Triệu Ngọc Lâm, Tổng Biên tập Báo Giáo dục và Thời đại và ông Trần Quang Nam, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải cho các tác giải đoạt giải Khuyến khích.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 16
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 17

28 giải Khuyến khích

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: "Vì sao giáo viên nghỉ việc?"

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Bích, Trần Thị Tuyết Mai

Nơi xuất bản: Báo Thanh niên

2. Tên tác phẩm: Loạt bài: Gỡ "nút thắt" học phí khi đại học tự chủ

Tác giả: Phạm Thị Anh

Nơi xuất bản: Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh

3. Tên tác phẩm:Loạt bài dài kỳ "Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn"

Tác giả: Lục Thị Khánh Chi

Nơi xuất bản: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

4. Tên tác phẩm:Thiếu cơ sở vật chất - Đừng đánh đố giáo viên

Nhóm tác giả: Đặng Thu Hà, Đỗ Thu Trang

Nơi xuất bản: Báo Quân đội nhân dân

5. Tên tác phẩm: Dạy văn hóa trong trường nghề: Cần sự thống nhất về chương trình đào tạo (3 kỳ)

Nhóm tác giả: Trịnh Thị Phương, Nguyễn Minh Xuân Hiếu

Nơi xuất bản: Báo Quảng Ngãi

6. Tên tác phẩm:Khi Lịch sử là môn học tự chọn

Tác giả: Hoàng Việt Anh

Nơi xuất bản: Báo Thanh Hóa

7. Tên tác phẩm:Lớp học lúc nửa đêm

Tác giả: Nguyễn Thị Dung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm:Chạm tay tới giấc mơ xuất khẩu giáo dục

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Huyên, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phạm Thị Minh Ánh, Nguyễn Chân Phúc, Nguyễn Tuấn Anh, Võ Thành Đô

Nơi xuất bản: Báo Lao động điện tử

2. Tên tác phẩm:Thầy Bảo "gõ cửa" xin gạo nuôi trò

Tác giả: Lò Văn Thuận

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

3. Tên tác phẩm: Tiết học đặc biệt nơi cột mốc biên giới

Nhóm tác giả: Lê Diệu Thúy, Nguyễn Thị Vân Anh

Nơi xuất bản: Báo VietNamNet

4. Tên tác phẩm: Thanh Hóa "bỏ quên" chế độ phụ cấp dạy trẻ khuyết tật của giáo viên

Tác giả: Nguyễn Thị Thùy

Nơi xuất bản: Báo điện tử Dân Trí

Loại hình: Báo Điện tử

5. Tên tác phẩm: Loạt bài: Gian nan "gieo chữ" ở vùng cao

Tác giả: Luyện Ngọc Tuấn

Nơi xuất bản: Báo Nhân dân điện tử

6. Tên tác phẩm: Làng Hữu nghị Việt Nam - Nơi chắp cánh cho những vầng trăng khuyết

Nhóm tác giả: Vũ Thị Minh, Lê Duy Thành

Nơi xuất bản: Báo Quân đội nhân dân điện tử

7. Tên tác phẩm:Cựu giáo chức một đời tận tụy vì sự nghiệp "trồng người"

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thị Anh Thùy

Nơi xuất bản: Báo Hà Tĩnh điện tử

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Cùng em đến trường

Nhóm tác giả: Phạm Thị Mỹ Hằng, Lê Văn Thắng, Phạm Thị Hồng Anh, Nguyễn Hoàng Thủy Ngân, Trần Đắc Thắng, Nguyễn Văn Điền

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang

2. Tên tác phẩm: Chắp cánh cho những ước mơ bay cao

Nhóm tác giả: Đào Thị Thanh Xuân, Trương Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Tố Tâm, Nguyễn Hoàng Giáng Hương, Nguyễn Phạm Thùy Vân, Lê Thị Kim Anh

Nơi xuất bản: Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

3. Tên tác phẩm:Ươm mầm những hạt giống đỏ cho Đảng

Tác giả: Lê Thị Thanh Duyên

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

4. Tên tác phẩm:Lúc ở nhà ai sẽ là cô giáo?

Nhóm tác giả: Huỳnh Thị Thu Thảo, Bùi Thị Mạnh Thường

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

5. Tên tác phẩm: Để những "Con đò ước mơ" cập bến

Nhóm tác giả: Lê Thị Tuyết Lan, Hà Thị Thu Thùy

Nơi xuất bản: Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam Khu vực Tây Bắc

6. Tên tác phẩm:Đôi bạn đến trường

Nhóm tác giả: Phạm Thị Tú Oanh, Mai Nhật Giang, Phạm Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Phương Thanh, Vũ Duy Tân

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng

7. Tên tác phẩm:Tìm về nguồn cội

Tác giả: Lê Minh Thi

Nơi xuất bản: Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Hồng Ngự - Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp

Loại hình: Truyền hình

Tên tác phẩm: "Yêu cho roi cho vọt" - Liệu có còn đúng?

Nhóm tác giả: Trương Thị Thủy, Nguyễn Chí Công, Ngô Kim Quảng

Nơi xuất bản: Kênh ANTV - Truyền hình Công an nhân dân

2. Tên tác phẩm: Lớp học xanh

Nhóm tác giả: Cao Vũ Vi Trâm, Trần Thị Nết, Nguyễn Thị Thanh Thu, Đặng Quang Tấn, Ngô Thành Đồng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng

3.Tên tác phẩm:Thầy Bôn "trong lòng" người Hà Nhì

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà, Nguyễn Ngọc Truyền, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Trọng Quân, Lưu Xuân Cảnh, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Đức Vượng

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu

4. Tên tác phẩm:Bức thư Bạn giúp bạn

Nhóm tác giả: Trịnh Chí Hải, Võ Duyên Hải

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

5.Tên tác phẩm:Lớp học hạnh phúc trên đỉnh Suối Giàng

Nhóm tác giả: Mai Thanh Hiền, Hứa Thế Quang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Yên Bái

6. Tên tác phẩm:Sáng kiến giúp phát triển vận động cho trẻ

Nhóm tác giả: Lý Huỳnh Như Ngọc, Quan Mỹ Phú

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Thành phố Cần Thơ

7. Tên tác phẩm: Techgirl người Mường

Nhóm tác giả: Vũ Thanh Hằng, Trần Anh Tuấn

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ

video

Trao giải khuyến khích cho các tác giả

Trao giải khuyến khích cho các tác giả

report

Những nét nổi bật của các tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022

Những nét nổi bật của các tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022

VTV

report

"Sân chơi" uy tín

Nhà báo Lê Thị Thanh Duyên.

Nhà báo Lê Thị Thanh Duyên.

Đạt giải Khuyến khích Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022, tác phẩm "Ươm mầm hạt giống đỏ cho Đảng" của nhà báo Lê Thị Thanh Duyên (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội) đưa ra một góc nhìn mới về công tác phát triển Đảng cho học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông, đại học trên địa bàn Hà Nội từ đó, nêu bật được những thuận lợi và khó khăn.

Nhà báo Lê Thị Thanh Duyên chia sẻ, cảm thấy rất vui mừng và tự hào khi biết tin bản thân có tên trong danh sách những người đoạt giải lần này.

Là phóng viên chuyên theo dõi mảng Giáo dục, chị Duyên đánh giá Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam là cơ hội cho các phóng viên, những người quan tâm đến sự phát triển của giáo dục Việt Nam góp một tiếng nói để cơ quan chức năng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có cái nhìn cụ thể hơn về giáo dục trên cả nước.

Nguyễn Duẩn

report

Chạm tới góc khuất

Loạt bài “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn” của nhà báo Lục Thị Khánh Chi đoạt giải Khuyến khích Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022.

Trước đó (cuối tháng 7/2022), nhà báo Lục Thị Khánh Chi được một phụ huynh tâm sự về việc con trai chị vừa vuột mất tấm vé “danh giá” vào lớp 6 nguồn, dù gia đình đã đầu tư gần 100 triệu đồng cho con vào lò luyện từ năm lớp 3.

Nhà báo Khánh Chi tác nghiệp tại loạt bài “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn” (ảnh Khánh Chi).

Nhà báo Khánh Chi tác nghiệp tại loạt bài “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn” (ảnh Khánh Chi).

Trong khi đó, cô giáo luyện thi khẳng định “trúng đề 100%”, “các con đậu rất nhiều”… Lần theo “manh mối” ban đầu này, nhà báo Khánh Chi tiếp cận thêm nhiều phụ huynh khác và được nghe chia sẻ về “lò luyện” đầy ám ảnh.

Nhập vai phụ huynh đang tìm lớp học cho con, nhà báo Khánh Chi tiếp tục tìm hiểu và phát hiện thêm nhiều bất cập khác, như phương thức tuyển sinh thiếu minh bạch và có xu hướng “đánh đố”, không phù hợp với định hướng phát triển năng lực của học sinh…

“Tôi đã xâu chuỗi toàn bộ tư liệu để viết loạt bài “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn”, nhà báo Khánh Chi cho biết.

Loạt bài sau đó đã nhận được sự ủng hộ từ Ban Biên tập Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, qua đó gợi mở nhiều vấn đề sâu rộng hơn. Loạt bài đã tạo làn sóng dư luận vì đã chạm tới những góc khuất đã âm ỉ bấy lâu nay, nhận được chia sẻ rộng rãi trên nhiều diễn đàn.

Có thể nói, loạt bài “Bất cập trong tuyển sinh lớp 6 nguồn” góp phần giúp cho ngành giáo dục nhận diện được những bất cập đang tồn tại để chấn chỉnh nhằm đi đúng mục tiêu. Đồng thời cũng khiến không ít phụ huynh “thức tỉnh” để không tiếp tục mù quáng lao vào những cuộc đua tốn kém cả về tiền bạc, thời gian và công sức, khiến tuổi thơ của trẻ bị “đốt cháy” trong những lò luyện thi.

report

Sân chơi bổ ích dành cho người làm báo

Nhà báo Trịnh Thị Phương (thứ 2 từ trái qua) đánh giá Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" là sân chơi bổ ích cho những người làm báo nói chung và phóng viên, cộng tác viên phụ trách giáo dục nói riêng.

Nhà báo Trịnh Thị Phương (thứ 2 từ trái qua) đánh giá Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" là sân chơi bổ ích cho những người làm báo nói chung và phóng viên, cộng tác viên phụ trách giáo dục nói riêng.

Tác phẩm "Dạy văn hóa trong trường nghề: Cần sự thống nhất về chương trình đào tạo" (3 kỳ) của nhóm tác giả Trịnh Thị Phương và Nguyễn Minh Xuân Hiếu (Báo Quảng Ngãi) đã đạt giải Khuyến khích Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2022.

Nhà báo Trịnh Thị Phương chia sẻ, chị và đồng nghiệp cảm thấy rất vui, vinh dự khi tác phẩm gửi dự thi đoạt giải. Giải thưởng góp phần khẳng định sự trưởng thành của cá nhân chị trong lĩnh vực phụ trách.

“Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” là sân chơi bổ ích cho những người làm báo nói chung và phóng viên, cộng tác viên phụ trách giáo dục nói riêng.

Giải góp phần quan trọng vào việc tôn vinh những tác giả có tác phẩm chất lượng cao về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đồng thời tôn vinh tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Qua đó, tuyên truyền đậm nét những đóng góp của ngành giáo dục với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, nhà báo Trịnh Thị Phương bày tỏ.

Nguyễn Duẩn

report

Lan tỏa những câu chuyện đồng hành của nghề báo đối với công tác giáo dục

Tác phẩm “Bức thư bạn giúp bạn” đã mang về giải khuyến khích cho nhóm tác giả Trịnh Chí Hải, Võ Duyên Hải (Đài Phát thanh và Truyền hình Cà Mau).

Nhà báo Trịnh Chí Hải chia sẻ: Khởi điểm “Bức thư bạn giúp bạn” là năm 2020, khi dịch bệnh Covid – 19 còn diễn biến phức tạp. Thông qua quá trình tác nghiệp của đoàn viên chi đoàn, phóng viên nhận được nhiều chia sẻ của những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Nhà báo Trịnh Chí Hải là người tham gia chính chương trình “Bức thư bạn giúp bạn”.

Nhà báo Trịnh Chí Hải là người tham gia chính chương trình “Bức thư bạn giúp bạn”.

Với mong muốn giúp đỡ các em, “Bức thư bạn giúp bạn” với chủ đề “Thương bạn mình mùa dịch” được phát động tại Thành phố Cà Mau và huyện Đầm Dơi.

Chi đoàn cơ sở Đài PTTH Cà Mau nhận được 10 chia sẻ của 10 bạn nhỏ về những hoàn cảnh khó khăn xung quanh các em. Từ những bức thư, nhắn gửi, chi đoàn tạo cầu nối đến với mạnh thường quân. Những suất quà gồm dụng cụ học tập và học bổng đã được chia sẻ đến các em ngay thời điểm thiếu thốn.

Nhận thấy hoạt động có thể duy trì, đồng thời từ những “tâm thư” của những người bạn cùng lớp, chung xóm, nhiều hoàn cảnh đã kịp thời được “Bức thư bạn giúp bạn” kết nối.

Ngoài hỗ trợ tại thời điểm tiếp nhận, chương trình còn chăm sóc cho 1 em tại xã Nguyên Huân, huyện Đầm Dơi với chi phí hỗ trợ mỗi tháng 200 ngàn đồng.

Kết nối trao hỗ trợ tiền đò cho 13 học sinh (mỗi ngày 15 ngàn đồng trong hết năm học). Hơn 30 triệu tiền hỗ trợ, xe đạp, các thiết bị di động học trực tuyến… được vận động từ nguồn xã hội hóa đến với những hoàn cảnh khó khăn.

Hơn hết, từ hoạt động này, chi đoàn cũng mong muốn duy trì sự kết nối: Giữa những người bạn nhỏ, với các mạnh thường quân để hỗ trợ cho học sinh ở các địa bàn. “Bức thư bạn giúp bạn” mong muốn sẽ là một người đồng hành, người động viên tiếp sức và mang đến chút niềm vui cho những hoàn cảnh còn thiệt thòi.

Nhà báo Trịnh Chí Hải chia sẻ: “Đây là lần thứ 2 tôi được đến với “Giải Báo chí Vì sự nghiệp giáo dục”, cũng là lần thứ 2 tôi chọn 1 mô hình của Chi đoàn Đài PTTH Cà Mau, do bản thân định hình và duy trì để tham gia Giải. Mục tiêu của tôi là lan tỏa những câu chuyện đồng hành của nghề báo đối với công tác giáo dục tại các địa bàn”.

report

Giải là cơ hội để ghi nhận những tác phẩm báo chí về giáo dục

Nhà báo Phạm Thị Anh trong một chuyến tác nghiệp.

Nhà báo Phạm Thị Anh trong một chuyến tác nghiệp.

"Gỡ "nút thắt" học phí khi đại học tự chủ" của tác giả Phạm Thị Anh (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh) - tác phẩm đoạt giải Khuyến khích Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022, đã tái hiện bức tranh tự chủ đại học và những thực trạng, tồn tại hiện nay và hướng để có thể tháo gỡ được câu chuyện tự chủ đại học nhưng không tạo áp lực về học phí lên người học.

Với nhiệm vụ theo dõi mảng Giáo dục của Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, nhà báo Phạm Thị Anh đánh giá Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” là sân chơi rất ý nghĩa cho phóng viên nói chung và phóng viên theo dõi mảng giáo dục nói riêng.

“Đây là cơ hội để cho mọi người ghi nhận những tác phẩm báo chí, tạo dư luận xã hội; Góp phần lan tỏa tinh thần của những người làm công tác truyền thông giáo dục cũng như truyền tải được những phản ánh của phóng viên thông qua tác phẩm báo chí, nhất là những loạt bài về gương người tốt việc tốt hay những hạn chế, yếu kém trong giáo dục”, nhà báo Phạm Thị Anh chia sẻ.

Nguyễn Duẩn

report

Trao giải Ba

Ông Đinh Như Hoan, Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân và ông Nguyễn Tuấn Hùng, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam trao giải cho các tác giả đoạt giải Ba.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 23

12 giải Ba

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: Băn khoăn tư vấn tâm lý học đường

Nhóm tác giả: Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Nhung

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

2. Tên tác phẩm:Bàn về "Học thật, thi thật, nhân tài thật"

Nhóm tác giả: Trần Trung Hiếu, Ngô Văn Khiêm

Nơi xuất bản: Tạp chí Xây dựng Đảng

3. Tên tác phẩm:Loạt bài 5 kỳ: "Tự chủ đại học và học phí"

Nhóm tác giả: Lê Minh Giảng, Trần Trọng Nhân

Nơi xuất bản: Báo Tuổi trẻ

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm:"Bóng ma" COVID-19: "Giải cứu" hệ thống mầm non ngoài công lập

Nhóm tác giả: Phạm Thị Mai, Nguyễn Thu Hương

Nơi xuất bản: Báo điện tử VietnamPlus

2. Tên tác phẩm:Giáo viên cắm bản - Chuyện bây giờ

Nhóm tác giả: Hoàng Thị Mỹ Hà, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Thành Chung, Nguyễn Kỷ Đức Anh

Nơi xuất bản: Báo Nghệ An điện tử

3. Tên tác phẩm:Chắp cánh ước mơ đến trường cho trẻ em biên giới

Tác giả: Phạm Văn Quang

Nơi xuất bản: Báo Điện Biên Phủ

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Loạt bài: "Chương trình giáo dục phổ thông 2018 - Lời giải nào cho giáo dục vùng cao"

Tác giả: Trần Sỹ Đức

Nơi xuất bản: Ban Thời sự (VOV1) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tên tác phẩm: Những cái chữ có chân

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nhi, Nguyễn Văn Hoan

Nơi xuất bản: Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội

3. Tên tác phẩm: "Người" đồng hành

Nhóm tác giả: Hoàng Văn Triều, Hoàng Thị Mai, Võ Thị Hương Giang

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm:Hoa trên đá

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Minh Thúy, Lương Việt Đức, Lê Xuân Quang, Nguyễn Mạnh Tuấn, Hồ Đình Hai

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa

2. Tên tác phẩm: Sách giáo khoa - Tăng giá cần nâng chất

Nhóm tác giả: Đặng Thị Ngọc Phượng, Trần Việt Hùng, Trần Thị Thu Hải

Nơi xuất bản: Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh – HTV

3. Tên tác phẩm: Ước mơ của thầy

Nhóm tác giả: Tạ Thị Hường, Lý Hùng Cường, Nguyễn Tuấn Nam

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai.

Trao giải Ba cho các tác giả đạt giải.

report

9:37:57: Văn nghệ

Người thầy

Sáng tác: Nguyễn Nhất Huy

Biểu diễn: Nhóm nghệ thuật trường ĐH Văn hóa Hà Nội

Biên đạo: Quỳnh Trang.

report

Giáo dục cần sự quan tâm, sẻ chia của toàn xã hội

Thầy giáo Trần Trung Hiếu (trái) và tác giả Ngô Văn Khiêm (phải) từng tham gia Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu (trái) và tác giả Ngô Văn Khiêm (phải) từng tham gia Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.

Tác giả Trần Trung Hiếu, Ngô Văn Khiêm (Tạp chí Xây dựng Đảng) đã tham gia Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022 với tác phẩm: Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật”.

Nói về lý do chọn đề tài, tác giả Trần Trung Hiếu cho biết: Ngành giáo dục đã và đang triển khai công cuộc đổi mới “căn bản và toàn diện” theo Nghị quyết 29 của TW Đảng và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Ngày 6/5/2021, khi làm việc với Bộ GD&ĐT, Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo phải “Học thật, thi thật, nhân tài thật”. Tôi cho rằng, đó là quan điểm chỉ đạo thẳng thắn, quyết liệt của Chính phủ đồng thời cũng như là 1 thông điệp, một “mệnh lệnh” của người đứng đầu Chính phủ với ngành giáo dục và đào tạo.

Tôi tin rằng, quan điểm đó sẽ đáp ứng được sự mong chờ, kỳ vọng của đông đảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh và những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.

Quan điểm của Thủ tướng đã gợi mở và truyền cảm hứng cho chúng tôi viết chùm bài: Luận bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” được đăng trên Tạp chí Xây Dựng Đảng - cơ quan ngôn luận của Ban Tổ chức Trung ương; đồng thời quyết định gửi tác phẩm báo chí này tới Ban tổ chức của Giải báo chí vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2022 với một mục đích góp thêm tiếng nói phản biện trách nhiệm và thiện chí tới lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan.

Tôi tin tưởng rằng những người có trách nhiệm của ngành giáo dục đào tạo và lãnh đạo tất cả các địa phương sẽ thấu hiểu những bất cập đang tồn tại trong ngành giáo dục để cùng chung tay, chung sức, chung lòng, chung trí tuệ trong công cuộc đổi mới ngành giáo dục nói chung và từng bước đưa nền giáo dục Việt Nam trở nên trung thực hơn, thực chất và hiệu quả hơn.

Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, cần có sự quan tâm và sẻ chia của toàn xã hội chứ không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục & đào tạo.

Đức Trí

report

Từ tác phẩm “Ước mơ của thầy” muốn lan tỏa năng lượng tích cực, niềm tin về sự nghiệp trồng người vùng khó

Tham dự Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022, tác phẩm "Ước mơ của thầy" của Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai đã đoạt giải Ba.

Đại diện nhóm tác giả, nhà báo Thu Hường cho biết: "Năm 2019, tôi thực hiện một phóng sự về thực trạng hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc Xa Phó. Đó là năm thầy giáo Phạm Huy Cảm, khi ấy đang là Bí thư chi bộ thôn Phân Lân, được tăng cường lên Láo Lý để công tác.

Hai thầy trò đã có nhiều chuyến công tác lên thôn vùng cao đặc biệt khó khăn này và tôi ấn tượng về một đảng viên, một Bí thư Chi bộ tâm huyết, nhiệt tình dù tuổi đã 70.

Sau đó, thầy giáo Cảm còn trở lại nhiều lần trong những tin bài, phóng sự của báo chí, từ việc kêu gọi sửa sang một bãi tắm nhỏ ở suối để giảm thiểu tình trạng đuối nước cho trẻ vùng cao, vận động bà con tiêm phòng Covid-19, hỗ trợ bà con cấy lúa trong thời gian cách ly phòng dịch...

Láo Lý qua 3 năm có những đổi thay kì diệu, trong đó có những đổi thay trong giáo dục, có công lao không nhỏ của thầy giáo bản Phạm Huy Cảm. Vì vậy, tôi đã lựa chọn viết về thầy".

Tác nghiệp tại lớp học của thầy giáo Phạm Huy Cảm.

Tác nghiệp tại lớp học của thầy giáo Phạm Huy Cảm.

Nhóm tác giả phỏng vấn nhân vật cho bài viết.

Nhóm tác giả phỏng vấn nhân vật cho bài viết.

Là phóng viên thời sự, phụ trách mảng giáo dục, nhà báo Thu Hường sớm biết đến Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.

"Giáo dục vùng cao còn nhiều nhiều khó khăn, nhưng tôi muốn gửi tới cuộc thi bài viết về những người thầy đặc biệt, về sự cống hiến, hy sinh của họ, như một lời tri ân, cũng như muốn lan tỏa những năng lượng tích cực, niềm tin cho mọi người về sự nghiệp trồng người nơi vùng khó", nhà báo Thu Hường chia sẻ.

Đức Trí

report

Trao giải Nhì

Ông Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam và ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải cho các tác giả đoạt giải Nhì.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 27

8 giải Nhì

Loại hình: Báo in

1. Tên tác phẩm: Loạt bài "Những học sinh vượt qua nghịch cảnh"

Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Dân

Nơi xuất bản: Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tên tác phẩm: Giải bài toán nghịch lý thừa - thiếu giáo viên

Nhóm tác giả: Đoàn Xuân Kỳ, Nguyễn Thúy Quỳnh, Quách Thị Thu Hiền, Nguyễn Thanh Sơn

Nơi xuất bản: Báo Nhân dân

Loại hình: Báo Điện tử

1. Tên tác phẩm:Thay đổi vì một nền giáo dục thực học - thực nghiệp

Nhóm tác giả: Thiều Thị Thu Trang, Phạm Thị Thảo Anh, Lê Tường Vân, Nguyễn Văn Thắng, Võ Thành Đô

Nơi xuất bản: Báo Lao động điện tử

2. Tên tác phẩm:"Chia lửa" với giáo dục vùng khó

Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Duyên, Trần Hoàng Châu Ngọc

Nơi xuất bản: Báo Gia Lai

Loại hình: Phát thanh

1. Tên tác phẩm: Không gục ngã

Nhóm tác giả: Nguyễn Sỹ Hào, Giàng Seo Pùa

Nơi xuất bản: Ban Dân tộc (VOV4) - Đài Tiếng nói Việt Nam

2. Tên tác phẩm: Đừng để Chuyến đò Mầm non vắng người đưa

Nhóm tác giả: Hồ Phan Thị Mộng Thu, Trần Thị Mỹ Linh, Nguyễn Lê Nhất Phương

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai

Loại hình: Truyền hình

1. Tên tác phẩm: Chuyện "Vỹ khùng"

Nhóm tác giả: Bùi Tấn Sỹ, Đỗ Xuân Lam

Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

2. Tên tác phẩm: Chạm vào hạnh phúc

Nhóm tác giả: Ngọ Văn Anh, Nguyễn Đình Hoàn, Mai Đình Khôi, Nguyễn Đoàn Hiệp, Nguyễn Văn Huy, Vũ Thị Phương Thảo, Nguyễn Việt Lâm

Nơi xuất bản: Kênh VTC14 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Trao giải Nhì cho các tác giả đạt giải.

report

"Thầy giáo Vỹ là người truyền cảm hứng"

Với tác phẩm “Chuyện Vỹ ‘khùng’”, các tác giả Bùi Tấn Sỹ và Đỗ Xuân Lam, Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam đã đoạt giải của Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022.

Tác giả Bùi Tấn Sỹ chia sẻ, anh có cơ duyên gặp thầy giáo Vỹ từ năm 2017. Tuy nhiên, tới năm 2020, anh gặp lại thầy Vỹ trong một vụ sạt lở. Từ đó, anh bắt đầu làm những phóng sự ngắn về câu chuyện làm từ thiện của thầy giáo Vỹ. Song, ban đầu tác giả thừa nhận chưa thực sự tin vào những hành động thiện nguyện của thầy giáo Vỹ.

Tác giả Bùi Tấn Sỹ - Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.

Tác giả Bùi Tấn Sỹ - Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam.

“Vỹ từng chia sẻ ban đầu không có ý định làm thầy giáo, nhưng do nhà nghèo nên đã theo nghề để đỡ đần cha mẹ. Nhìn vào ánh mắt Vỹ, những câu chuyện Vỹ kể về việc giúp các em nhỏ, tôi thực sự tin về tấm lòng của Vỹ. Vợ Vỹ chia sẻ, có những lúc Vỹ đi 2 tháng không về, nhưng vẫn yên tâm vì hiểu rằng, chồng đang hỗ trợ bà con”, tác giả kể.

Khi làm từ thiện, có nhiều lời nói ra nói vào về thầy giáo Vỹ. Thậm chí, có người nói rằng, đây là thầy giáo “khùng” vì đi lo chuyện bao đồng.

“Vỹ chia sẻ, mọi người nói mình khùng, nhưng mình mong được khùng để quan tâm hơn tới bà con, giúp đỡ được nhiều trường và người dân hơn”, tác giả Bùi Tấn Sỹ chia sẻ.

Cũng theo anh Sỹ, thầy giáo Vỹ không chỉ giúp đỡ mọi người, mà còn lan toả hành động thiện nguyện của mình tới những huyện khác như Phước Sơn và Nam Giang. Cụ thể, thầy Mai Tấn Lâm ở trường Phổ thông dân tộc nội trú Nam Giang cũng kết nối từ thiện cho học sinh và người dân. Mỗi năm, thầy Lâm kêu gọi từ 1 - 3 tỷ...

Vân Huyền

report

Giấc mơ đến trường chưa bao giờ rời bỏ

Loạt bài "Những học sinh vượt qua nghịch cảnh", tác giả Nguyễn Thị Tuyết Dân - Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã đoạt giải Nhì Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022.

Chia sẻ về loạt bài này, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Dân cho biết: “Với không ít người, cuộc sống khó khăn khiến họ không thể tiếp tục đi học. Nhưng giấc mơ được đến trường, được học chữ chưa bao giờ rời bỏ họ. Trên muôn nẻo mưu sinh, họ nỗ lực để một ngày nào đó được ôm vở đến trường, dù thời điểm đó có khi là 5, 10 hay 30 năm sau”.

Theo chị Nguyễn Thị Tuyết Dân, loạt bài chính là về những con người phi thường như vậy. Không chỉ quyết tâm trở lại trường lớp thông qua hệ giáo dục thường xuyên, họ còn phấn đấu để đạt được những kết quả bất ngờ, đáng ngưỡng mộ, trở thành tấm gương sáng cho nhiều người.

Đặc biệt, câu chuyện “vẽ lại đường đời” của họ không thể không nhắc đến mái trường hệ giáo dục thường xuyên - một hệ học luôn đón nhận bất cứ ai muốn đi học, dù là thành phần, năng lực, tính cách nào. Ở đó, có rất nhiều giải pháp, phương pháp giảng dạy, cùng sự tận tâm của đội ngũ giáo viên giúp các học viên chạm được giấc mơ của mình.

Một bài trong tác phẩm "Những học sinh vượt qua nghịch cảnh" được đăng tải trên Báo Phụ nữ TPHCM.

Một bài trong tác phẩm "Những học sinh vượt qua nghịch cảnh" được đăng tải trên Báo Phụ nữ TPHCM.

Tác giả chia sẻ, sau khi đăng tải loạt bài, Báo Phụ Nữ TPHCM nhận rất nhiều cuộc gọi bày tỏ sự ngưỡng mộ về nỗ lực của các nhân vật khi quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, vẽ lại cuộc đời mình từ hệ giáo dục thường xuyên.

Đặc biệt, hệ giáo dục đó luôn có những bàn tay, tấm lòng, tình thương và sự nâng đỡ của các thầy cô giáo. Bên cạnh đó, không ít bạn đọc cũng trong hoàn cảnh trái ngang, phải dừng việc học. Song, họ đã tìm thấy niềm tin và được tiếp thêm động lực để sống, để nuôi giấc mơ trở lại trường.

Vân Huyền

report

Trao giải Nhất

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và ông Rick Benett - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Anh quốc Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm và ông Rick Benett - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Anh quốc Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải Nhất.

4 giải Nhất

Loại hình: Báo in

Tên tác phẩm: Học sử để thêm yêu Lịch sử nước nhà

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương, Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thu Hoài

Nơi xuất bản: Báo Đại Đoàn Kết

Loại hình: Báo Điện tử

Tên tác phẩm: Xây dựng tổ hợp môn học lựa chọn lớp 10: Hài hòa lợi ích

Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Nhung, Hà Ánh Ngọc, Hoàng Công Chương, Trương Trường Tiến, Nguyễn Quốc Ngữ, Ngô Sỹ Điền

Nơi xuất bản: Báo Giáo dục và Thời đại

Loại hình: Phát thanh

Tên tác phẩm: Loạt bài "Tự chủ Đại học: Gánh nặng tăng học phí"

Tác giả: Lê Thị Thu

Nơi xuất bản: Ban Thời sự (VOV1) - Đài Tiếng nói Việt Nam

Loại hình: Truyền hình

Tên tác phẩm: Người gieo chữ kiên cường

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Ba, Trương Tuấn Nghĩa, Nguyễn Trung Toàn, Nguyễn Minh Ngọc, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Hoài Hương, Nguyễn Việt Anh

Nơi xuất bản: Ban Khoa giáo (VTV2) - Đài Truyền hình Việt Nam.

Trao giải Nhất cho 4 nhóm tác giả.

report

Hạnh phúc khi tác phẩm chạm đến trái tim khán giả

"Người gieo chữ kiên cường" của nhóm tác giả Nguyễn Văn Ba, Trương Tuấn Nghĩa, Nguyễn Trung Toàn, Nguyễn Minh Ngọc, Hồ Nữ Thị, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Hoài Hương, Nguyễn Việt Anh (Ban Khoa giáo VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam) đã đoạt giải Nhất Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam" năm 2022.

Nhớ lại khoảnh khắc hay tin đạt giải, nhà báo Nguyễn Văn Ba - Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV2), đại diện nhóm tác giả chia sẻ: Tôi và các bạn quay phim, kỹ thuật rất hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ vì chúng tôi được giải cao, mà còn vì những đóng góp thầm lặng phía sau bộ phim của những người làm phim về giáo dục, cống hiến của các thầy cô giáo ở Pờ Chừ Lủng nói riêng, giáo dục miền núi nói chung, đã chạm đến trái tim của khán giả và Ban Giám khảo.

Tôi lập tức phải viết lên Facebook cá nhân đôi dòng: “Vui quá! Vui quá!”.

Nhà báo Nguyễn Văn Ba trò chuyện cùng nhân vật trong tác phẩm "Người gieo chữ kiên cường".

Nhà báo Nguyễn Văn Ba trò chuyện cùng nhân vật trong tác phẩm "Người gieo chữ kiên cường".

Nhiều năm liên tiếp làm phim về giáo dục, tác giả Văn Ba đã chứng kiến những khó khăn, vất vả và thiếu thốn của học sinh vùng cao nhưng các em vẫn chuyên cần đến lớp.

Góp phần vào thành quả đó là những công lao, cống hiến thầm lặng mà cao cả của các thầy cô giáo nói chung và thầy Hò Văn Lợi nhân vật trong tác phẩm “Người gieo chữ kiên cường”.

Nhóm tác giả Ban Khoa giáo (VTV2) - Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhóm tác giả Ban Khoa giáo (VTV2) - Đài Truyền hình Việt Nam.

Pờ Chừ Lủng là một trong những điểm xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, được mệnh danh là “vùng đất bị lãng quên” nhưng ở đó vẫn có trường, có lớp. Và những giáo viên kiên cường cắm bản, gieo con chữ để ươm mầm hạnh phúc.

“Ở các thầy cô là tình cảm, là tâm huyết với nghề, là nỗ lực vượt lên tất cả, là chấp nhận hy sinh cái tôi cá nhân vì sự nghiệp cõng chữ lên ngàn. Còn đối với chúng tôi, những người làm phim VTV2, luôn sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ cũng như vượt mọi khó khăn, thiếu thốn để đồng hành cùng thầy cô và học sinh vùng cao trong sự nghiệp giáo dục”, anh Văn Ba chia sẻ.

Tú Anh

report

Nhà báo Nguyễn Thu Hoài: Sân chơi lớn cho các phóng viên

"Học sử để thêm yêu Lịch sử nước nhà" là loạt bài phản ánh về thực trạng dạy và học môn Lịch sử hiện nay của nhóm PV báo Đại Đoàn Kết, tham dự và đoạt Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục năm 2022.

Nhà báo Nguyễn Thị Thu Hoài, một trong ba tác giả của loạt bài chia sẻ: "Giải báo chí Toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục là sân chơi lớn cho các phóng viên, đặc biệt là những phóng viên phụ trách mảng giáo dục có cơ hội được sáng tác, thể hiện tinh thần trách nhiệm với ngành.

Qua 5 mùa tổ chức, có thể thấy giải thưởng càng thể hiện tính chuyên nghiệp, thu hút sự tham gia của đông đảo các cây viết trên cả nước.

Nhà báo Nguyễn Thu Hoài - Báo Đại đoàn kết.

Nhà báo Nguyễn Thu Hoài - Báo Đại đoàn kết.

Vì vậy khi nhận tin tác phẩm của chúng tôi đạt giải, tôi rất vui mừng, đây cũng là lần thứ 2 tôi vinh dự được đoạt giải thưởng này.

Giáo dục là lĩnh vực nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt trong 2 năm qua, khi dịch Covid-19 liên tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mọi mặt, trong đó có ngành giáo dục. Mọi hoạt động dạy và học phải chuyển từ trực tiếp sang trực tuyến. Chưa bao giờ ngành giáo dục nhận được sự quan tâm của toàn dân như 1 vài năm trở lại đây.

Loạt bài “Học Sử để thêm yêu lịch sử nước nhà” gồm 5 bài viết. Đây là loạt bài phản ánh về thực trạng dạy và học môn Lịch sử hiện nay. Từ loạt bài này, nhiều giáo viên, chuyên gia đầu ngành đã bày tỏ những suy nghĩ, trăn trở, đau đáu về môn Lịch sử.

Khi chúng tôi thực hiện bài viết này, nhiều ý kiến tâm huyết về giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông đã được nêu ra.

Loạt bài này nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc khi khởi đăng đúng thời điểm môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc ở bậc THPT trong Chương trình GDPT mới.

Qua mỗi tác phẩm đoạt giải, tôi nhận thấy rõ hơn trách nhiệm của đội ngũ nhà báo. Bằng ngòi bút của mình, các tác giả đã góp thêm tiếng nói, truyền tải thông tin, vấn đề nóng của ngành Giáo dục phục vụ bạn đọc một cách khách quan và đa chiều. Hơn cả niềm vui, giải thưởng cũng là động lực để tôi tiếp tục đồng hành cùng ngành Giáo dục nói riêng và sự nghiệp Báo chí nói chung".

Chí Tín

report

Mỗi bài báo là một thước phim khắc họa về thầy cô, sự phát triển của ngành giáo dục

Loạt bài "Xây dựng tổ hợp môn học tự chọn lớp 10: Hài hòa lợi ích" của nhóm tác giả Báo Giáo dục và Thời đại đã đoạt giải Nhất Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2022.

Nhà báo Nguyễn Quốc Ngữ - một trong những thành viên nhóm tác đoạt giải chia sẻ: Từ miền Tây xa xôi, khi nhận được tin loạt bài đạt giải, tôi vỡ òa cảm xúc, hạnh phúc vô cùng.

Nhà báo Quốc Ngữ trong một lần đi tác nghiệp.

Nhà báo Quốc Ngữ trong một lần đi tác nghiệp.

Bản thân mỗi người làm báo nói chung và làm báo về giáo dục nói riêng, ai cũng muốn ít nhất một lần được chạm tay đến các giải báo chí trong sự nghiệp của mình. Và một trong những giải thưởng tôi luôn mơ ước và phấn đấu là Giải báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam.

Bản thân tôi gắn bó 14 năm với Báo Giáo dục và Thời đại, được đồng hành, chứng kiến nhiều thầy cô đã quên đi hạnh phúc riêng để mang con chữ đến với học sinh, đặc biệt là học sinh vùng khó hay miệt mài dạy chữ cho học sinh khuyết tật…. Nhiều thầy cô đã gác lại những niềm vui của thanh xuân để bám bản, bám trường, bám lớp.

Mỗi lần có cơ hội được phỏng vấn, tiếp xúc với các thầy cô tôi càng trân trọng và biết ơn họ hơn. Bởi những hi sinh đó vô cùng thầm lặng đó không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được.

Tôi mong rằng, qua giải báo chí này một lần nữa độc giả cùng nhìn lại những tấm gương, những thầy cô không quản ngày đêm cống hiến cho ngành giáo dục bằng ngôn ngữ báo chí, qua lăng kính của các quay phim, nhà báo.

Ngô Chuyên

report

Trao giải Đặc biệt

Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải Đặc biệt.
Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải Đặc biệt.

Một giải Đặc biệt

Tên tác phẩm:Học sinh miền Nam - Một thời để nhớ

Nhóm tác giả: Võ Thị Ánh Tuyết, Bùi Đình Dương, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Doãn Lưu, Nguyễn Trần Dũng, Lê Bật Hiệu, Nguyễn Trần Kim Tiền

Loại hình: Truyền hình

Nơi xuất bản: Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trao giải Đặc biệt "Học sinh miền Nam - Một thời để nhớ".

report

Nhà báo Lê Thu: Đây là giải báo chí tôi thấy tự tin và háo hức nhất

Nhà báo Lê Thu (giữa) - Ban Thời sự VOV1 (Đài Tiếng nói Việt Nam) là tác giả của loạt bài 3 kỳ "Tự chủ Đại học: Gánh nặng tăng học phí".

Nhà báo Lê Thu (giữa) - Ban Thời sự VOV1 (Đài Tiếng nói Việt Nam) là tác giả của loạt bài 3 kỳ "Tự chủ Đại học: Gánh nặng tăng học phí".

Loạt bài “Tự chủ Đại học: Gánh nặng tăng học phí” của tác giả Lê Thu (Ban Thời sự VOV1 - Đài Tiếng nói Việt Nam) gồm 3 bài (Bài 1: Học phí và giấc mơ đại học; Bài 2: Học phí tính đúng, tính đủ - nhập nhằng bài toán nguồn thu; Bài 3: Tăng học phí ĐH: Phải đạt về lý, thuận về tình) đã xuất sắc giành giải Nhất Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2022.

Tác giả Lê Thu chia sẻ, ý tưởng cho loạt bài này bắt đầu từ năm 2020 - khi Trường ĐH Y Dược TPHCM gây “sốc” với mức học phí dự kiến tăng chóng mặt, có ngành tăng gấp 5 lần.

Câu chuyện tăng học phí tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận khi hàng loạt trường đại học công lập tự chủ thông báo tăng học phí, trong đó có nhiều trường tăng kịch trần. Dù lộ trình tăng học phí đã được báo trước từ năm 2020, nhưng sau 2 năm bị ảnh hưởng dịch Covid-19, học phí tăng cao vẫn là gánh nặng rất lớn đối với sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh giá xăng dầu tăng, kéo theo các mặt hàng tiêu dùng tăng chóng mặt...

"Ở đề tài này, tôi muốn làm rõ câu chuyện tăng học phí có phải là biện pháp duy nhất để thực hiện tự chủ? Tăng học phí, liệu chất lượng đào tạo có được cải thiện? Các trường sẽ tự chủ tài chính bằng những nguồn thu nào ngoài nguồn tăng học phí?", nhà báo Lê Thu cho hay.

Để tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo ĐH, học phí của các trường thực hiện tự chủ ĐH đưa ra là cao hay thấp? Bởi việc các trường ĐH tăng mạnh học phí nếu không được giám sát chặt chẽ sẽ làm mất cơ hội học tập của nhiều người, làm sai lệch ý nghĩa của chủ trương tự chủ ĐH.

Tăng học phí cũng cần đi liền với minh bạch, sòng phẳng về tài chính, cam kết về chất lượng đào tạo để xã hội cùng giám sát. Đó chính là sự minh bạch trong đào tạo “đạt về lý mà cũng thuận về tình”.

Nhà báo Lê Thu cho biết: "Tôi tìm hiểu thông tin khá lâu và kỹ, vì đây là vấn đề nhạy cảm đối với các trường ĐH. Cùng ý kiến đa dạng của các trường ĐH, còn có ý kiến của các sinh viên, của phụ huynh, các chuyên gia giáo dục, Đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT...

Đây là năm thứ 4 tôi tham gia “Giải báo chí vì sự nghiệp giáo dục toàn quốc”, mỗi mùa giải đều cảm nhận những hạnh phúc riêng. Với tôi, đây là giải báo chí mà tôi thấy tự tin và háo hức nhất.

Mỗi mùa giải, thông qua kết quả của các tác phẩm dự thi tôi lại rút ra những bài học kinh nghiệm, để làm sao tác phẩm năm sau chất lượng hơn các năm trước. Hơn hết là cố gắng tìm tòi, khám phá những chủ đề mới, những câu chuyện hay, truyền cảm hứng...".

Trần Hoà

report

Đạo diễn - Nhà báo Bùi Đình Dương: Đề tài về giáo dục luôn được quan tâm

Tác phẩm "Học sinh miền Nam - một thời để nhớ" của nhóm tác giả Võ Thị Ánh Tuyết, Bùi Đình Dương, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Doãn Lưu, Nguyễn Trần Dũng, Lê Bật Hiệu, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đã đoạt giải Đặc biệt Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022.

Theo Đạo diễn Bùi Đình Dương, giáo dục luôn là yếu tố quyết định và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam chúng ta.

Đạo diễn - Nhà báo Bùi Đình Dương (hàng đầu tiên bên phải) Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM.

Đạo diễn - Nhà báo Bùi Đình Dương (hàng đầu tiên bên phải) Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.HCM.

Theo dõi về các tác phẩm truyền hình tham gia Giải báo chí Toàn quốc vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam, đạo diễn Bùi Đình Dương đánh giá nhiều tác phẩm của đồng nghiệp đã để lại ấn tượng sâu sắc và dấu ấn trong lòng khán giả.

"Tôi rất thích những tác phẩm đã đi sâu phân tích những vấn đề “nóng” của Ngành Giáo dục hiện nay; những câu chuyện cảm động của thầy cô giáo cắm bản, bám trường, bám lớp, tình nguyện gieo chữ nơi rẻo cao xa xôi của Tổ quốc; những em học sinh vượt khó để học cái chữ...

Các tác phẩm phản ánh rõ nét những vấn đề thời sự của Ngành Giáo dục và mang đậm hơi thở cuộc sống. Qua đó cho thấy sức hút của Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam",...đạo diễn chia sẻ

Đạo diễn Bùi Đình Dương cho biết, bản thân anh cũng rất vinh dự và tự hào là gia đình có 2 người làm giáo viên, đó là vợ và con gái. Đề tài về giáo dục luôn được quan tâm và đã có nhiều đề tài được chuyển làm ký sự, phóng sự và phim tài liệu phát sóng trên hệ thống kênh của VTV.

"Nếu sang năm có cơ hội, tôi và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục gửi tác phẩm để tham gia dự giải", đạo diễn Bùi Đình Dương chia sẻ.

Ngô Chuyên

report

Trao giải Nhân vật tiêu biểu

Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục và ông Phạm Tiến Toàn, Phó Chánh văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo trao giải Nhân vật ấn tượng.

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2022 ảnh 38

Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ: Nhân vật trong tác phẩm Chuyện "Vỹ khùng"; Loại hình: Truyền hình Nơi xuất bản: Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

Em Hoàng Thị Mũ: Nhân vật trong tác phẩm Không gục ngã; Loại hình: Phát thanh Nơi xuất bản: Ban Dân tộc (VOV4) - Đài Tiếng nói Việt Nam.

Trao giải Nhân vật tiêu biểu.

report

Thầy giáo Nguyễn Trần Vỹ: Vui và tự hào vì câu chuyện ở miền núi được nhiều người biết đến hơn

Thầy Nguyễn Trần Vỹ - Giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Trà Mai, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam) trong tác phẩm Chuyện “Vỹ khùng”, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Nam vinh dự trở thành Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2022.

Thầy Vỹ là tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác Hồ với 22 năm gắn bó với giáo dục miền núi Nam Trà My.

Nhiều năm nay, sau những tiết dạy học, thầy Nguyễn Trần Vỹ đã rong ruổi khắp các ngọn núi để cùng xây trường, dựng lớp, kết nối yêu thương, sẻ chia khó khăn với bà con vùng cao.

Thầy Nguyễn Trần Vỹ cùng học sinh thân yêu.
Thầy Nguyễn Trần Vỹ cùng học sinh thân yêu.

Thầy Nguyễn Trần Vỹ đã thành lập câu lạc bộ Kết nối yêu thương huyện Nam Trà My, Quảng Nam nhằm tìm cách giúp đỡ những hoàn cảnh yếu thế.

Thầy Vỹ đã hy sinh tuổi trẻ để dạy chữ cho các em. Thầy đã kết nối để vận động xây dựng được 60 điểm trường, nhà ở cho học sinh và giáo viên, kêu gọi 18.000 phần quà cho người dân vùng cao. Tổng số tiền thầy kêu gọi giúp người dân là hơn 100 tỷ đồng.

"Được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”, đây cũng là vinh dự, lo lắng và trách nhiệm lớn lao cần tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong việc dạy học cũng như là sự kết nối giúp đỡ các em trong thời gian tới. Mong mọi người cùng chung tay cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục miền núi, bớt đi khoảng cách với giáo dục miền xuôi và hy vọng yêu thương được lan toả nhiều hơn" - thầy Vỹ chia sẻ.

Phạm Hiền

report

Em Hoàng Thị Mũ: Vinh dự được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”

Em Hoàng Thị Mũ trong tác phẩm “Không gục ngã” - VOV4 Đài Tiếng nói Việt Nam bày tỏ niềm vui và xúc động khi nhận được giải Nhân vật tiêu biểu dự lễ trao Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”.

Em là người dân tộc Mông ở Bảo Lâm, Cao Bằng. Năm 2010, mất mẹ do lũ cuốn, khi đó em mới 7 tuổi, em đã thay mẹ nuôi 2 em còn khát sữa. 10 tuổi cha mất, em lại thay cha làm trụ cột gia đình. Vậy mà em vẫn thực hiện được ước mơ đi học.

Em là học sinh giỏi nhiều năm và được nhận học bổng của Học viện Quảng Tây, Trung Quốc. Hiện em đã lo cho 2 em trưởng thành. Em thực sự là tấm gương vượt khó vươn lên.

Hình ảnh ba chị em Hoàng Thị Mũ.

Hình ảnh ba chị em Hoàng Thị Mũ.

“Khi biết mình là nhân vật điển hình, là một tấm gương tiêu biểu em đã vô cùng ngạc nhiên, rất bất ngờ, vô cùng hạnh phúc và vui mừng. Thật sự thì em rất vui và bất ngờ, em cũng không biết nói gì ngoài câu cảm ơn các cô chú, cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và luôn đồng hành cùng em” - Hoàng Thị Mũ vui mừng chia sẻ tại lễ trao giải.

Hoàng Thị Mũ bày tỏ: Được nhận biểu trưng “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” em rất vui và vinh dự, em sẽ cố gắng và nỗ lực để việc học của em có kết quả tốt nhất. Em vô cùng cảm ơn mọi người và biết ơn các cô chú đã đồng hành cùng em trên đoạn đường khó khăn của em nhất, và em muốn nhắn nhủ tới các bạn trẻ có hoàn cảnh giống em, hoặc hoàn cảnh khó khăn hơn em là "Bạn đừng vội bỏ cuộc khi bạn còn có thể cố gắng. Không có gì là thật sự không thể, sự việc chỉ thực sự bế tắc khi bạn không còn cố gắng nữa".

Chúng ta không thể lựa chọn số phận, nhưng chúng ta có thể thay đổi được số phận của chúng ta, chúng ta trở nên tốt hơn hay trở nên xấu hơn, đều dựa vào sự cố gắng của bản thân mình. Chỉ cần bản thân mình luôn nỗ lực, kết quả của sau này chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn hiện tại. Chúc các bạn luôn cố gắng và vượt qua được khó khăn trên con đường của mình.

Phạm Hiền

report

Văn nghệ

Liên khúc: Mái trường thân yêu

Sáng tác: Hoàng Long

Biểu diễn: Ca sỹ Việt Tú và Vũ đoàn The Light cùng các em thiếu nhi


report

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” lần thứ 6

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tổng kết Giải thưởng và phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tổng kết Giải thưởng và phát động Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2023.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh bày tỏ vui mừng tham dự lễ tổng kết và trao giải báo chí toàn quốc vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2022 lần thứ 5. Giải có gần 800 tác phẩm tham dự và đã đạt kết quả đáng trân trọng. Giải đặc biệt ý nghĩa khi cả nước đang hân hoan nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, vì vậy càng mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, giải đã kế thừa thành công của 4 mùa Giải trước, Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2022 tiếp tục thu hút đông đảo phóng viên, nhà báo đến từ các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham gia. Các tác giả là những cây bút chuyên và không chuyên nhưng đã nhiệt tình hưởng ứng, gửi tác phẩm về Ban Tổ chức.

Giải báo chí “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” đã có sức hút mạnh mẽ với các nhà báo. Số đơn vị tham gia năm nay cũng rất đa dạng, ở nhiều tỉnh/thành phố. Như vậy, so với các mùa Giải trước, số lượng tỉnh/thành phố tham gia đã phong phú, trải dài từ Bắc đến Nam. Chất lượng tác phẩm của các địa phương cũng đã được nâng cao, vì vậy số lượng tác phẩm đoạt giải của các địa phương cũng đã tăng nhiều so với các năm trước.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã chính thức phát động giải lần thứ 6 với hy vọng nhận được sự đóng góp của đông đảo phóng viên, nhà báo… để tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp trồng người; đồng hành cùng ngành giáo dục vượt qua khó khăn thách thức.

Đức Trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ